Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 34)

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hà Nội Hải chi nhánh Hà Nội

Khái quát về ngân hàng Hàng Hải (Maritimebank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank) thành lập ngày 12/09/1991 tại Thành phố Hải Phòng theo giấy phép số 01/GP-NHNN ngay sau pháp lệnh về NHTM, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực.

Maritimebank đã được Ngân hàng Thế Giới (World Bank) lựa chọn là một trong 6 NHTM Việt Nam tham gia dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 1 và tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành NHTM cổ phần duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2. Kết thúc giai đoạn này, Maritimebank đã xây dựng được hoàn chỉnh hệ thống ngân hàng điện tử (e-bank) để đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Theo lộ trình phát triển, vốn điều lệ của Maritimebank sẽ tăng từ 1.200 tỷ đồng (năm 2010) lên 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 60.000 tỷ đồng cuối năm 2015, tăng 35.000 tỷ đồng so với năm 2010. Mạng lưới giao dịch tăng mạnh từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên tới 432 điểm giao dịch năm 2015.

Tầm nhìn

Maritimebank phấn đấu trở thành NHTM cổ phần dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Với cam kết vì sự phát triển bền vững. Maritimebank phấn đấu trở thành NHTM cổ phần hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh.

Sứ mệnh

Cũng như những ngân hàng khác, với vai trò chính là làm trung gian kinh tế, Maritimebank thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm,...Đồng thời phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, MSB cung cấp các sản phẩm

25

dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng và xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính.

Giá trị cốt lõi

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Maritimebank (MSB) luôn chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ; luôn lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu cao nhất. MSB đã và đang không ngừng học hỏi sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện. Bên cạnh đó, MSB lấy sự hợp tác, uy tín, tin cậy làm động lực cố gắng và vươn đến thành công.

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Hàng Hải đầu tiên được đặt tại số 25 Điện Biên Phủ, Hải Phòng. Tháng 8/2005, Maritime Bank chuyển Hội sở từ Hải Phòng lên Hà Nội, đặt trụ sở chính tại địa chỉ 88 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội, mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài ngành Hàng Hải và các khách hàng cá nhân. Maritimebank chi nhánh Hà Nội là địa điểm giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất trong hệ thống chi nhánh ngân hàng của Maritimebank.

Ban đầu đội ngũ nhân viên của chi nhánh chỉ bao gồm 04 người: 01 Trưởng phòng giao dịch, 02 teller và 01 thủ quỹ. Qua gần 7 năm xây dựng và phát triển, chi nhánh Hà Nội đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm 26 người với 04 phòng ban và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên.

Chi nhánh Hà Nội dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh, và đội ngũ chuyên viên trẻ năng động, nhiệt tình trong công việc đã xây dựng nên văn hóa kinh doanh cho chi nhánh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Maritimebank chi nhánh Hà Nội là:

 Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức: Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn…

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, liên kết, hợp tác đồng tài trợ.

 Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, ứng trước, thanh toán, tái cấp vốn trong và ngoài nước.

 Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc tế (SWIFT) , thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 34)