Các công việc sau kiểm toán.

Một phần của tài liệu Những luận cứ khoa học để thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị và tổ chức kinh tế. (Trang 33 - 36)

- Hệ hống bộ máy kiểm toán nội bộ bao gồm các mối liên hệ trong và ngoài khác

d)Các công việc sau kiểm toán.

Bổn phận của các kiểm toán viên nội bộ cha kết thúc bằng việc đệ trình báo cáo kiểm toán. Các công việc tiếp theo của họ có thể là kiểm tra xu hớng các kết quả và kiến nghị đa ra trong báo cáo kiểm toán tại một thời điểm muộn hơn. Do kiểm toán viên nội bộ không có quyền trực tiếp đa ra các kiến nghị vào thực hiện nên việc này phụ thuộc vào các nhân viên chức năng hay Ban Giám đốc có ra các quyết định quản lý phù hợp hay không. Các công việc tiếp theo liên quan đến kiểm tra lại (còn gọi là phúc tra - phúc kiểm) có thể là bổn phận của kiểm toán viên hay Ban giám đốc hoặc cùng chia sẻ trách nhiệm.

Nhìn nhận chung ta thấy hoạt động kiểm toán nội bộ đã đạt đến trình độ chuyên môn nhà nghề và cung cấp những dịch vụ không thể thiếu cho các tổ chức. Nó đã tạo cho mình một chỗ một chỗ đứng vững chắc không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh và các ngành sản xuất mà còn ở trong các cơ quan Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Sự phát triển của kiểm toán viên nội bộ không chỉ theo chiều rộng trong xã hội mà theo cả chiều sâu tại các cơ quan, đơn vị. Thật vậy, trong từng đơn vị cụ thể, kiểm toán nội bộ phát triển mạnh với xu hớng bao trùm lên toàn bộ các nghiệp vụ và các lĩnh vực hoạt động riêng lẻ. Sự phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nói lên rằng cơ hội phát triển trong lĩnh vực này ngày càng mở rộng hơn theo thời gian. Hàng năm Viện các kiểm toán viên nội bộ và các phân viện nằm rải rác tại các châu lục tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho các kiểm toán viên nội bộ. Khác với các kiểm toán viên công chứng (CPA), các kiểm toán viên nội bộ đã đợc cấp chứng chỉ (CIA) và đợc quyền hành nghề tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

1.5Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trên thế giới. Chuẩn mực nghề nghiệp

đối với kiểm toán nội bộ của Hoa kỳ. Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay.

1.5.1 Kinh nghiệm các nớc trên thế giới trong việc áp dụng kiểm toán nội bộ tạicác doanh nghiệp. các doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã khẳng định vị trí của mình trong hoạt động tài chính và kế toán. Cùng với đó, kiểm toán nội bộ đã hình thành trong các doanh nghiệp nh một nhu cầu tất yếu tự thân và vị thân. Kiểm toán nội bộ ở các nớc có nền kinh tế phát triển đã phát triển thành một ngành nghề độc lập. Kinh nghiệm áp dụng ở một số nớc có kiểm toán nội bộ phát triển nh ở Mỹ, Pháp, Canada… cho thấy:

Thứ nhất: Xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ phù hợp. Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất đảm bảo cho tính hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ. Thông thờng ở các nớc này, bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị của tập đoàn, doanh nghiệp. Trong một số trờng hợp, bộ phận này có thể trực thuộc sự điều hành của Tổng giám đốc. Với cơ cấu tổ chức nh thế này tạo ra sự độc lập trong hoạt động của kiểm toán nội bộ, là một yếu tố đảm bảo tính khách quan, hiệu quả và độ tin cậy của thông tin mang lại.

Thứ hai: Kiểm toán nội bộ chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả khi có một hệ thống hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp tạo cơ sở cho hoạt động của kiểm toán nội bộ. Cụ thể, là tại Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ và đã đợc thừa nhận rộng rãi. Bên cạnh đó, về mặt luật pháp, các báo cáo kiểm toán nội bộ cũng mang một giá trị to lớn, các kiểm toán viên nội bộ cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán của mình nh trách nhiệm với báo cáo của các kiểm toán viên độc lập.

Thứ ba: ý thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với hệ thống kiểm toán nội bộ. Việc thành lập hệ thống kiểm toán nội bộ do nhu cầu tự thân của doanh nghiệp với mục đích tăng hiệu quả trong quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chính vì thế ở các nớc phơng Tây nh Mỹ, Pháp, Canada… các nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn có một sự quan tâm thích đáng tới hệ thống này, tạo các điều kiện tốt nhất cho bộ phận này hoạt động, tách ly trách nhiệm của bộ phận này với các bộ phận khác và các báo cáo kiểm toán nội bộ đợc các nhà quản lý xem xét và dùng để cân nhắc các quyết định quản lý nên có một ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì lý do đó mà hoạt động của kiểm toán nội bộ thực sự mang lại hiệu quả, ngời ta không tổ chức bộ phận này với nghĩa là lập thêm một bộ phận chức năng mà với một ý nghĩa đích thực của kiểm toán nội bộ là giúp quản trị doanh nghiệp.

Thứ t: Kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả do có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao và thờng xuyên đợc đào tạo nâng cao trình độ năng lực. Đây là một u điểm riêng đối với các nớc phát triển do có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên vững mạnh, chính điều này là một nhân tố quan trọng cho tính hiệu quả của

hoạt động kiểm toán nội bộ, cũng chính vì vậy mà các báo cáo kiểm toán nội bộ đợc lập ra càng có độ tin cậy cao.

Thứ năm: ở các nớc có nền kinh tế phát triển và kiểm toán nội bộ hoạt động mạnh mẽ thì các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp cũng phát triển. ở Hoa Kỳ có Viện kiểm toán viên nội bộ là tổ chức lớn nhất cho các kiểm toán viên nội bộ, là nơi đào tạo và cấp các chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ (CIA). Chính việc chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ đợc thừa nhận rộng rãi và đợc hành nghề kiểm toán nội bộ trên toàn thế giới càng làm cho hoạt động kiểm toán nội bộ ở các nớc này có một ý nghĩa nh một ngành nghề hơn.

Một hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả là mục tiêu của bất kỳ một nhà quản trị doanh nghiệp nào. Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ có thể học hỏi kinh nghiệm trên của các nớc phát triển trên thế giới để bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả và hiệu năng cao.

1.5.2 Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ của Hoa Kỳ.

Kiểm toán nội bộ đã phát triển thành một ngành nghề độc lập, có phơng pháp nghiên cứu riêng. Cũng giống nh kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ hoạt động dựa trên những chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ. Chuẩn mực về kiểm toán nội bộ đợc xây dựng tùy theo đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia. Một trong những chuẩn mực kiểm toán nội bộ đợc phổ biến rộng rãi và tơng đối đầy đủ là chuẩn mực kiểm toán nội bộ của quốc gia Hoa Kỳ.

Trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán nói chung, tháng 6 năm 1978 Viện kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ thông qua “Những chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ” bao gồm 5 chuẩn mực chung. Đi theo những chuẩn mực chung đó là các chuẩn mực riêng và kèm theo mỗi chuẩn mực riêng là nguyên tắc chỉ đạo nói rõ cách làm thích hợp cho đúng chuẩn mực. Những chuẩn mực này không những làm thớc đo chất lợng dịch vụ kiểm toán nội bộ mà còn dùng làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi d- ỡng những ngời muốn trở thành kiểm toán viên nội bộ.

Sau đây là tóm lợc những chuẩn mực chung và chuẩn mực riêng đối với hoạt động kiểm toán nội bộ.

Chuẩn mực 1: Độc lập - Kiểm toán viên phải độc lập đối với

những hoạt động mà họ kiểm toán. 1a/ Địa vị trong tổ chức:

Địa vị trong tổ chức của kiểm toán viên nội bộ phải tơng xứng để cho phép hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán đợc giao phó.

1b/ Khách quan:

Kiểm toán viên nội bộ phải khách quan khi làm kiểm toán.

Chuẩn mực 2: Tinh thông nghề nghiệp - Kiểm toán

viên phải đợc đào tạo và bồi dỡng nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Những luận cứ khoa học để thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị và tổ chức kinh tế. (Trang 33 - 36)