3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có
3.2.3. Phát huy tinh thần tham gia của Phật tử trong việc xây dựng nền văn hoá mớ
nền văn hoá mới
Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “xây dựng nền văn hóa tiến tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội… Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú nền văn hóa nhân loại” [7, tr.114-115].
Khi vai trò cuả Phật giáo mang rõ nét là một tổ chức văn hoá, về mặt này, chung quy thì những nét đẹp về văn hoá của Phật giáo là nhân cách sống, là cái thiện của con người Phật giáo. Do vậy chúng ta cần phát huy tinh thần tham gia của Phật tử trong những loại hình hoạt động văn hoá.
Trước hết phát huy các tổ chức từ thiện của Phật giáo, động viên tinh thần lá lành đùm lá rách của Phật tử để đóng góp vào quỹ từ thiện ủng hộ người nghèo và người gặp rủi ro trong cuộc sống. Trong nhà chùa, cần khích lệ các mô hình vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính khuyến thiện như trồng cây thuốc, tổ chức khám chữa bệnh, áp dụng những kinh nghiệm của y học cổ truyền. Việc này chúng ta cần tổ chức những cuộc hội thảo để khai thác những vốn cổ, vốn quý báu của y học dân tộc, những kinh nghiệm của y học cổ truyền. Chúng ta dùng những kết quả đó để cùng nhau giải quyết cái khổ bệnh. Trong các môn học dưỡng sinh, chúng ta cần động viên Phật tử nhất là các thiền sư tham gia dạy các phương pháp rèn luyện cơ thể để có một sự quân bình cả về tâm, thân, khẩu. Qua đó tạo cho con người khoẻ mạnh từ thể xác đến tinh thần góp phần cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Trong việc khai thác những giá trị đạo đức của Phật giáo, nên chăng chúng ta cũng cần tổ chức ra những cuộc hội thảo mang tính chất học thuật ở các nhà chùa để các nhà sư trình bày những chuyên đề về đạo đức… điều này
thiết nghĩ nó hoàn toàn phù hợp với lời dạy của đức Phật. chính nhờ những người đích thực của Phật giáo trình bày thì ít nhất chúng ta cũng hiểu chính xác hơn về đức Phật và đạo đức Phật giáo, Phật giáo. Qua đó khắc phục được những điều ngộ nhận chủ quan áp đặt đối với Phật giáo. Mặt khác cũng khắc phục được tình trạng ở một số người do sùng bái quá mức lại chạy quá sang phía bên kia để trở thành mê tín.
Về các loại hình văn hoá, chúng ta nên động viên tinh thần Phật tử trong việc phát huy ngành du lịch sinh thái. Đây là một loại hình du lịch bổ ích cả vật chất lẫn tinh thần nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do vậy cần khai thác những thế mạnh của danh lam thắng cảnh của nhà chùa. Bên cạnh đó cần động viên tinh thần của mọi người trong việc khai thác thêm những di tích mới vừa bảo tồn những di tích cũ, cũng như phát hiện thêm về mặt lịch sử của chúng. Đi đôi với việc làm đó cần động viên phật tử hoặc nhà chùa hợp tác với các nghệ nhân để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như điêu khắc, hội hoạ của nghề thủ công mỹ nghệ. Những sảm phẩm đó vừa để trưng bày vừa phụ vụ khách tham quan vừa làm hàng hoá để bán hoặc trao đổi góp phần tăng thêm thu nhập cho nhà chùa cho các cơ sở sản xuât liên kết với chùa. Thiết nghĩ đây là việc làm Chính nghiệp.
Hiện nay để đáp ứng với nhu cầu về tinh thần ngày càng tăng, cũng như xả bớt những nỗi lo toan, tất bật, những thứ khó chịu đựng hàng ngày của con người, thì việc nhà chùa tham gia vào du lịch sinh thái cũng đang đặt ra câp thiết. Nó không những đáp ứng với những yêu cầu hiện tại, mà còn đáp ứng với những yêu cầu trong tương lai.
Trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới, cả trước mắt và lâu dài là cần xây dựng văn hoá ở con người, duy trì và nâng cao nhân cách sống của con người. Một điều khẳng định rằng, nếu các loại hình văn hoá khác được nâng cao, mà nhân cách và đạo đức không được duy trì và nâng cao thì những thứ đó chỉ là hình thức mà thôi.
Như vậy, động viên tinh thần phật tử trong việc chống tiêu cực và xây dựng nền văn hoá mới ở đây, thực chất là động viên chủ nhân của đạo đức Phật giáo, là định hướng cho chủ nhân của đạo đức Phật Giáo, đồng thời cũng khai thác cái thiện của Phật giáo. Chính khi thực sự tham gia chống tiêu cực , xây dựng nền văn hoá mới, mà đạo đức Phật giáo dù muốn hay không cũng phải phát huy những mặt tích cực, tự coi lại và điều chỉnh những mặt hạn chế của mình.