Xu hướng biến đổi của Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo trước xu thế của thời đạ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 81)

3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có

2.3. Xu hướng biến đổi của Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo trước xu thế của thời đạ

trước xu thế của thời đại

Là một trong những hình thái ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phật giáo chịu sự quy định của kinh tế - xã hội. Trước xu thế toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng Phật giáo Việt Nam cũng hoà nhập vào diễn biến của thế giới và đất nước. Phật giáo biến đổi theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế, thích ứng với xã hội đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hiện nay Phật giáo đang có sự điều chỉnh thay đổi về nhiều mặt, kể cả giới luật để phù hợp với sự biến đổi của thời đại. Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng thái tình cảm, quan niệm đạo đức, văn hoá, lối sống của các tín đồ Phật tử cũng thay đổi. Nhiều điều trước đây mà họ thực hiện thì ngày nay không được chấp nhận cũng là điều dễ hiểu. Các giới luật cũng được giải thích một cách nhẹ nhàng. Ví dụ ngày xưa giới luật có câu “cấm sát sinh” thì nay được giải thích “ý thức được nỗi khổ đau do sát hại gây ra con xin theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và mọi loài” làm người nghe cảm thấy dễ đi vào lòng người. Trong giới luật cấm sát sinh, Phật giáo đã phần nào thấy được hạn chế của nó là khó có thể thực hiện được trong đời sống nên hoà thượng Thích Thánh Nghiêm nói:

“không được tự mình sát sinh, còn nếu mua thịt cá về nhà thì không có hại gì”. Hoặc về giới thứ năm “không uống rượu”, cũng được giải thích mở rộng như: “không dùng các chất ma tuý, không tiêu thụ những sản phẩm độc hại như sách báo, âm nhạc, phim ảnh có nội dung không lành mạnh”, nghĩa là người tín đồ quan niệm cởi mở hơn. Khi ốm đau, họ có thể uống rượu thuốc nhẹ để chữa bệnh hoặc người tín đồ có thể uống bia thay rượu trong các dịp có tiệc. Họ cho rằng có thể uống bia, rượu nhẹ trong chừng mực nhất định nhằm làm con người khỏe mạnh hơn nhưng không uống rượu say dẫn đến làm những việc dại dột, xấu xa. Cũng tượng tự như vậy, các tín đồ đều nhất trí cho rằng trong cuộc sống con người cần phải trung thực, không trộm cắp, không gian dâm, không nói dối gây mất đoàn kết, gây hại cho người khác, vì như vậy chính là mình gây nghiệp ác tất sẽ gánh lấy quả báo xấu; nhưng trong một số trường hợp cần thiết thì ta không nhất thiết phải nói thật nếu điều nói thật đó không đem lại lợi ích cho người nghe.

Như vậy, việc thực hành "ngũ giới" của người tín đồ hiện nay hết sức mềm dẻo cho phù hợp với hoàn cảnh, hòa đồng giữa đời sống đạo với cuộc sống đời thường trong nhịp sống đô thị. Họ không chấp nê vào giáo luật một cách cứng nhắc mà chủ yếu tiếp nhận tinh thần của nó để thực hiện năm điều cấm. Việc thực hiện "ngũ giới" trên đây đã giúp người tín đồ hoàn thiện tư tưởng và hành vi của mình theo yêu cầu của giáo lý đạo Phật. Những thay đổi như vậy đã làm giảm bớt đi tính khắt khe trong giới luật và nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó trong xã hội để dể dàng thu hút đông đảo người đến với đạo Phật hơn.

Trong lịch sử, Phật giáo có lúc thịnh lúc suy nhưng lúc nào cũng đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với đất nước. Trong quá trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều biến đổi phù hợp với phong tục tập quán, hoàn cảnh xã hội, con người Việt Nam góp phần làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Hiện nay công cuộc đổi mới đã đem lại sự biến đổi sâu sắc

trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó đáng chú ý là sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế kéo theo sự chuyển biến tích cực về chính trị, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Tồn tại với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam cũng có những biến đổi đáng kể để thích ứng với thực tiễn đất nước. Nhiều vị chức sắc trong giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải thích ứng với tình hình mới, với thời đại mới. Những hoạt động từ thiện, từ bi của Phật giáo là những nét đẹp trong xã hội nhất là trong bối cảnh đạo đức có phần nào đó bị ảnh hưởng do kinh tế thị trường. Điều này được quan tâm chú ý nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

Thực tế những năm gần đây không khí sinh hoạt Phật giáo sôi nổi hơn nhiều so với trước. Có được như vậy là do Phật giáo thoả mãn được một số nhu cầu của con người trong điều kiện hiện nay. Từ việc đào tạo tăng ni trong cả nước, các hoạt động Phật pháp ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn tổ chức và nội dung nhằm thu hút tín đồ… Biểu hiện rõ nét nhất của điều này là người dân lên chùa dâng hương lễ Phật ngày càng đông. Số lượng các tăng ni và các chức sắc Phật giáo cũng ngày càng gia tăng. Và hiện nay ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người Nam Định nói riêng đã có những nét khác trước.

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo hướng con người đến cái thiện, diệt trừ cái ác, loại bỏ cái lạc hậu, tiếp cận cái tiến bộ, phát huy những nhân tố truyền thống lành mạnh. Vì vậy Phật giáo đã lôi cuốn nhiều người trong xã hội với tôn chỉ mục đích là cứu khổ cho con người. Đây cũng chính là nguyên nhân của sự gia tăng số lượng tín đồ và các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong đó có Phật giáo ở Việt Nam. ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ chế kinh

tế cùng với những mặt trái của nó đã là căn nguyên của nhiều người tìm đến với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Trong những năm gần đây số lượng người đến chùa ngày càng nhiều, có đủ loại thành phần: người già, người trẻ, trí thức, công chức, nhà buôn… với những lý do và mục đích riêng. Song về cơ bản chúng ta có thể thấy việc đi chùa của những người này là nhằm một mục đích cầu xin một điều gì đó. Bên cạnh đó cũng có những người đi chùa là để lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn, cũng không ít người đi chùa là vì sùng mộ Phật nhưng tất cả đều rất cảnh giác với việc thương mại hoá chùa chiền, buôn thần bán thánh để kiếm tiền. Qua đó ta thấy sự giác ngộ, trình độ nhận thức, sự hiểu biết về tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân đã được nâng lên. Nhưng bên cạnh đó, tệ nạn mê tín dị đoan phát triển nhiều nơi, tệ cúng bái thờ tự tràn lan, mượn danh lễ Phật để buôn thần bán thánh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của Phật giáo mà còn mọi hoạt động xã hội và đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình. Sự biến đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo với xu hướng nhập thế biểu hiện rõ nét là sự tham gia vào các hoạt động xã hội: giáo dục, y tế, các hoạt động cứu trợ, từ thiện, đã đóng góp phần nào giảm bớt sự khó khăn bất hạnh của nhiều người do thiên tai hay rủi ro đem lại. Những hoạt động này làm giảm bớt tính thần thánh, làm cho hoạt động của Phật giáo không xa với cuộc sống đời thường, gần gũi với người dân. Nhiều tín đồ chủ trương xuất thế xa lánh cuộc sống trần tục chuyển sang nhập thế trở về với cuộc sống trần tục ở đời. Xu thế thế tục hoá một mặt thúc đẩy các tín đồ gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước, mặt khác giúp họ nhận thức rõ hơn trách nhiệm của người công dân với đất nước, đối với dân tộc. Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, các phật tử còn chăm lo các công việc đời thường, làm theo lẽ đời, theo phương châm đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội. Chính việc hướng tới đời sống thế tục, tận tâm với lợi ích thế tục của người Phật tử đã góp phần thúc đẩy xu hướng thế tục hoá, đem lại nhiều cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo trong quần chúng nhân dân

Trước đổi mới, nhà chùa duy trì sự tồn tại và phát triển của mình chủ yếu bằng việc thu nhập dựa vào canh tác trên ruộng đất của nhà chùa thì trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngôi chùa khó giữ được dáng vẻ như xưa. Với việc mở rộng và phát triển giáo hội, đội ngũ tăng ni, chức sắc và các tín đồ ngày càng đông, để duy trì và phát triển, các hoạt động của nhà chùa cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tính chất kinh doanh đã len lỏi vào trong nhiều hoạt động của nhà chùa. Nhiều chùa sẵn sàng đáp ứng và thực hiện những nhu cầu của tín đồ như lễ giải oan, cầu siêu cũng là hai bên cùng có lợi: các tín đồ thoả mãn nhu cầu tâm linh còn nhà chùa cũng có thêm thu nhập. Các dịch vụ xung quanh khuôn viên nhà chùa cũng được dịp bung ra: các quán hương hoa vàng mã, quán nước, thậm chí hàng ăn, các dịch vụ trông xe, hướng dẫn tham quan, bán văn hóa phẩm liên quan kinh sách, thậm chí cả quẻ thẻ, sách xem tướng số... Sự phát triển của các dịch vụ trên đây vô hình chung đã tạo nên những cái "chợ" ngay trước cửa chùa, phần nào làm mất đi cái tĩnh mịch, trang nghiêm vốn có nơi đây. Vấn đề quản lý những loại hình dịch vụ trên đang được các nhà chức trách ở nơi sở tại quan tâm nhằm đưa những hoạt động trên đây đi vào nền nếp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người đi lễ, vừa ngăn chặn những hoạt động truyền bá mê tín dị đoan trái với giáo lý đạo Phật và luật pháp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)