Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 39)

3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có

1.3. Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt

người Việt

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã gắn bó với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, hoà nhập và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống tinh thần người Việt

Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam

Trước hết và là chủ yếu, Phật giáo là một học thuyết đạo đức và học thuyết đạo đức đó thể hiện đầy đủ, tập trung trong nhân sinh quan. Với tư cách là một học thuyết đạo đức, nhân sinh quan Phật giáo đó đưa ra những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc và phương thức để con người, mỗi người tu dưỡng, rèn luyện và điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình trong các mối quan hệ với thế giới và đặc biệt là trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng. Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý trong nhân sinh quan của Phật giáo cũng là những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc và phương thức thực hành đạo đức, có ý nghĩa đạo đức.

Giá trị nổi bật và bao trùm của nhân sinh quan Phật giáo là tính chất nhân văn, nhân bản sâu sắc với mục đích cao cả và cuối cùng là cứu khổ cho con người. Tư tưởng từ bi hỷ xả, bác ái (yêu thương con người, mọi người), cứu khổ, cứu nạn, cứu đời, tư tưởng về sự bỡnh đẳng, chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, bác ái không còn áp bức, bóc lột và đau khổ - cái xã hội mà đạo đức Phật giáo hướng tới gọi là “Niết bàn” - là những giá trị nhân văn có ý nghĩa phổ quát, có tính nhân loại.

Những chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo đưa ra không chỉ là những phẩm chất đạo đức cơ bản, cần có của con người và đòi hỏi con người cần phải tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn mà cònn là những nguyên tắc, phương thức để điều chỉnh mọi suy nghĩ, hành vi trong các quan hệ xó hội hiện thực của con người. Cũng chính bởi vậy mà, đạo đức Phật giáo đó gúp phần tạo lập cho con

người một lối sống, một tấm lòng nhân ái, vị tha cao cả, hy sinh vì mọi người, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của con người. Cùng với những chuẩn mực, những nguyên tắc, đạo đức ấy, thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo có ý nghĩa và vai trò nhất định trong việc hướng thiện, cảnh báo và ngăn chặn những suy nghĩ và hành vi bất thiện, phi nhân tính, phi đạo đức, sa đọa, ham muốn và tham lam quá đáng của con người.

Vậy thì triết lý nhân sinh hay đạo đức Phật giáo với những yếu tố và giá trị tích cực của nó ảnh hưởng và có vai trò tích cực như thế nào trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam?

Trước hết, phải khẳng định rằng, trước khi Phật giáo, đạo đức Phật giáo du nhập và có vai trò nhất định đến việc hình thành và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam, thì người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã có đạo đức. Cái đạo đức đó thể hiện ở tinh thần nhân ái, đoàn kết, vị tha, khoan dung..., của người Việt Nam. Có nghĩa là, dân tộc Việt Nam đã sớm có đạo đức, truyền thống đạo đức. Hơn nữa, nó là cái cốt lõi, cái cơ bản để người Việt Nam tồn tại trong mọi khó khăn, thử thách và tiếp nhận, cải biến những yếu tố, giá trị của các học thuyết đạo đức khác từ bên ngoài. Ngoài ra, đạo đức Nho giáo và nhiều tư tưởng đạo đức của các tôn giáo khác ở Việt Nam cùng đó ảnh hưởng và ít nhiều có vai trò tích cực trong quá trình hình thành, đạo đức của con người Việt Nam. Ý nghĩa đích thực và tính thực tiễn của đạo đức Phật giáo cũng như mọi hình thái đạo đức khác là ở chỗ, nó góp phần cố định hóa và hoàn thiện đạo đức của con người Việt Nam mà thôi

Trong nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo thể hiện tập trung trong Tứ diệu đế. Khi giải thích về những nguyên nhân làm xuất hiện sự đau khổ của con người, Phật giáo có lý và có cơ sở hiện thực khi cho rằng, chủ yếu là do con người luôn bị “chìm đắm”, bị chi phối bởi những ham muốn vật chất, những dục vọng khác của con người, bởi những suy nghĩ và hành động tham lam, ích kỷ, độc ác của con người. Bởi vậy mà tiết chế dục vọng, trừ bỏ

tham, sân, si, những hành động gian tà, theo Phật giáo là những biện pháp hữu hiệu để diệt khổ. Chính cái tư tưởng, triết lý này đó có tác dụng không nhỏ trong việc ngăn chăn, đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật, bất chấp đạo lý của một số người, tình trạng tham ô tham nhũng, phi nhân tính của một số người có chức, có quyền...

Tư tưởng nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo giúp cho con người, cảnh báo cho con người, đặc biệt là những hậu quả sẽ xảy ra, sẽ đem đến cho con người do những suy nghĩ và hành động xấu, trái với đạo đức, đạo lý của con người. Vì vậy, tư tưởng và triết lý trên của Phật giáo góp phần ngăn ngừa tội ác, những hành vi trái với pháp luật, vi phạm trật tự, kỷ cương do cái bản tính tham lam, tự tư tự lợi, hám lợi,vốn có của con người gây nên

Trong triết lý nhân sinh, đạo đức của Phật giáo còn đưa ra hàng loạt các chuẩn mực đạo đức khác mà con người cần tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi để hình thành và hoàn hiện đạo đức, nhân cách con người, để con người đạt tới chuẩn mực Chân - Thiện - Mỹ. Những chuẩn mực đạo đức đó được tập trung trong Ngũ giới (những điều răn, khuyên, ngăn cấm), Thập thiện (suy nghĩ và hoạt động theo điều thiện). Ngũ giới bao gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Thập thiện bao gồm: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối, không ác khẩu, không nói lưỡi đôi chiều, không nói thêu dệt, không tham lam, không tức giận, không mê hoặc. Ngũ giới và thập thiện không chỉ là những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người mà còn là những nguyên tắc, phương thức để con người tu tập, rèn luyện nhằm đạt tới và hoàn thiện đạo đức của chính con người và là để nhằm điều chỉnh các quan hệ đạo đức giữa con người với con người, con người với cộng động và với xã hội. Vì vậy mà, ở Việt Nam hiện nay, trước thực trạng đạo đức xuống cấp, xói mòn..., như đã nói ở trên, thì những chuẩn mực, những nguyên tắc, phương thức đạo đức của Phật giáo nếu được mọi người nhận thức, tự giác và nghiêm túc thực hiện thì nó sẽ có vai

trò, tác dụng nhất định và góp phần vào việc khắc phục, loại trừ những hành vi, hành động vi phạm pháp luật, kỷ cương của xã hội, tình trạng vi phạm đạo đức, suy thoái đạo đức... Và cũng chính vì vậy mà nó góp phần không nhỏ vào việc hình thành, hoàn thiện đạo đức mới của con người Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đối với việc hoàn thiện lối sống của con người Việt Nam

Lối sống của con người được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động mà trước hết là lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và một số hoạt động khác. Lối sống có nguồn gốc từ phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất quyết định quá trình tái sản xuất ra con người và đồng thời cũng quyết định lối sống của họ.

Chủ nghĩa Mác khẳng định mỗi phương thức sản xuất tạo nên một cách thức sinh hoạt, cách sống tương ứng. Vì vậy mỗi giai đoạn lịch sử của từng dân tộc, từng địa bàn cư dân, từng cá nhân có lối sống riêng, nghĩa là không có lối sống cho mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội có giai cấp. Tuy nhiên bản thân lối sống không phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức sản xuất mặc dù đây là một yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định. Sự phụ thuộc lối sống vào phương thức sản xuất mang tính tương đối. Lối sống ngoài việc chịu sự quy định của kinh tế còn chịu ảnh hưởng của văn hoá. Qua biểu hiện lối sống, người ta có thể đánh giá trình độ văn hoá của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Trong cùng một phương thức sản xuất, có những lối sống khác nhau thậm chí đối lập nhau.

Như vậy lối sống bao gồm tất cả mọi hoạt động của con người. Trong một xã hội nhất định, lối sống được biểu hiện qua quan hệ của con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với con người trong lao động sản xuất, chính trị, tư tưởng, văn hoá giao tiếp hàng ngày. Lối lống không phải là hoạt

động mà là lối hoạt động; không phải là sự giải trí mà là lối giải trí, không phải là giao tiếp mà là lối giao tiếp. Lối sống là cách thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hoá tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên, bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các điều kiện kinh tế chính trị xã hội văn hoá, tư tưởng truyền thống.

Nhân sinh quan Phật giáo đã ảnh hưởng rất sâu đậm tới lối sống của con người Việt Nam. Hệ thống chùa tháp - một bộ phận cấu thành giá trị vật chất và tinh thần của di sản văn hoá dân tộc. Chùa tháp được thiết kế xây dựng mang dáng vẻ thanh thoát, trầm mặc, đậm sắc thái riêng của phương Đông. Chùa là nơi thờ tự, là nơi cụ thể hoá tư tưởng tình cảm có từ lâu đời đã chi phối cách ăn ở, đối nhân xử thế của quần chúng nhân dân cũng như chi phối phong tục tập quán truyền thống thói quen của người dân Việt nam. Chùa là nơi thể hiện quan niệm từ bi - hỉ - xả gợi cho con người sự hướng thiện hướng về những điều thanh cao trong cuộc sống. Đi chùa lễ Phật lâu nay đã trở thành nếp sống quen thuộc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của rất nhiều người Việt Nam. Người Việt đến chùa với lòng thành kính cầu mong sự an bình hạnh phúc cho cá nhân và cho người thân kể cả cầu mong sự thanh thản cho người đã quá cố ở cõi vĩnh hằng mà không nặng về phần cúng lễ để cầu xin sự phú quý giàu sang. Cuộc sống hành đạo của những vị chân tu luôn là những tấm gương, là niềm tin có vị trí vững chắc trong tâm hồn tình cảm của con người Việt Nam. Vì vậy hiện nay nhiều gia đình vẫn còn gửi con em mình vào chùa để mong muốn nhận được sự giáo dục rèn luyện cuộc sống hành đạo ngay từ khi còn nhỏ. Việc ăn chay niệm Phật vào các ngày mồng một, mười rằm hàng tháng cũng là nếp sống của một bộ phận không nhỏ dân chúng, biểu hiện sự mộ đạo, do vậy được nhiều người hưởng ứng đã có tác

dụng làm nên chiều sâu tâm tưởng, tư duy của nhiều người dân Việt Nam. Trong lối sống của người Việt Nam, các phong tục tập quán chịu ảnh hưởng khá rõ nét của nhân sinh quan Phật giáo. Cầu siêu giải hạn cũng là nếp sống quen thuộc của một bộ phận không nhỏ dân cư. Khi gia đình có người ốm đau, hoặc gặp chuyện chẳng lành thì gia đình thường mời nhà chùa tới tụng kinh cầu siêu, thậm chí trẻ em khó nuôi cũng làm lễ gửi nhà chùa. Những ngày lễ Phật đản, lễ Vu Lan đã trở thành đại lễ của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là dịp giáo dục con người phải biết sống tốt sống đẹp cùng với tình yêu đất nước nồng nàn, lòng nhân ái khoan dung. Những điều ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam từ ngàn xưa.

Nếp sống của người Việt Nam hướng về nội tâm, hướng nội. Ngày nay sau khi đã trải qua nhiều mất mát hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Việt Nam rất nhạy cảm trước mọi niềm vui, nỗi buồn của mọi người, sẵn sàng chia xẻ, đồng cam cộng khổ với những người xung quanh. Dân gian có câu “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” muốn nói tới sự đùm bọc quan tâm chu đáo, xẻ chia lẫn nhau khi gặp khó khăn, trở ngại. Đây là nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam, cái nghĩa cử ấy ngoài yếu tố truyền thống, phải chăng đó cũng là sự ảnh hưởng từ nhân sinh quan Phật giáo? Bởi vậy trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, người Việt đề cao và lấy cái tâm làm gốc, thiên về tình cảm. Cho đến ngày nay, đối với nhiều gia đình Việt Nam, mười điều tâm niệm và mười bốn điều răn của Phật được xem là những giá trị đạo đức và được họ treo ở những nơi trang trọng nhất với ý muốn nhắc nhở những thành viên trong gia đình phải sống theo những điều Phật đã dạy.

* Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đối với văn hoá nghệ thuật dân gian

Ảnh hưởng của Phật giáo qua nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói)

Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình đời sống tinh thần, nhất là các chủng loại này thuộc về di sản mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc. Tính triết lý "Nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương Đông và nếp sống truyền thống của dân tộc.

Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đó đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần",... đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên gọi là "chèo cổ".

Thứ hai, hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ thuật này trở nên một loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu, một phía khác là nó dành cho những ai có trình độ thưởng thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và cảm nhận được chủng loại độc đáo này. Có thể nói xuyên suốt thế kỷ thứ 19 là thời đại hoàng kim của nghệ thuật hát bội. Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương"; "Diễn Võ Đình", "Nghiêu Sò Ốc Hến",... là những vở mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "Nhân quả báo ứng" và hướng thiện một cách cao đẹp.

Từ nhạc cổ, nhạc tài tử trở thành hình thái "ca ra bộ", để từ đó trở thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ đầu những năm hai mươi (1922) của thế kỷ này ở Nam Bộ. Có thể nói chưa có nghệ thuật dân tộc nào phát triển nhanh chóng, có sức cuốn mạnh mẽ và dung nạp nhiều mảng dân ca như bộ môn cải lương. Chính vì yếu tố phóng khoáng đó, cải lương dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa được sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình. Đây là một loại hình nghệ thuật được đông đảo bà con lao động Việt Nam nhất là các vùng ngoại ô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)