Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật của con người Nam Định

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 75)

3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có

2.2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật của con người Nam Định

nghệ thuật của con người Nam Định

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với nghệ thuật sân khấu chèo ở Nam Định

Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sản mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc. Cách đây hàng trăm năm, cùng với các làn điệu dân ca đồng bằng Bắc bộ như Trống quân, Cò lả, Hát văn, Hát xẩm, Ca trù... nghệ thuật chèo ở Nam Định đã phát triển khá sớm và chiếm được ưu thế trong quần chúng. Nó là hơi thở của cuộc sống đối với người nông dân lao động một nắng hai sương. Sau những buổi lao động mệt nhọc người nông dân làm ra hạt thóc, củ khoai thì duy nhất ở nông thôn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ có văn nghệ: hát dân ca,

diễn chèo để mua vui, lấy lại sự cân bằng “sinh thái”. Đồng thời dùng ngôn ngữ chèo, hình tượng nhân vật được khoa trương, cường điệu bằng lối diễn chèo để giáo dục loại trừ thói hư tật xấu trong xã hội và đấu tranh chống lại cường hào, ác bá thực dân phong kiến, khuyên con người ở hiền gặp lành, hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn, thủy chung yêu thương con người… Đó cũng chính là nguyên nhân để chèo hình thành, tồn tại và phát triển, vì thế mà chèo dần dần trở thành môn nghệ thuật độc đáo, mà đối tượng chủ yếu là nông dân và có sức lan tỏa rộng khắp trong tỉnh. Người Nam Định dù đi xa, mỗi độ xuân về, ký ức bỗng bồi hồi câu thơ của Nguyễn Bính: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ/Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay. Hình ảnh những gánh hát chèo rộn rã trong đêm hội làng đã trở thành miền ký ức quen thuộc của người dân nơi thôn dã. Trân trọng, giữ gìn và bảo vệ làn điệu chèo cổ nguyên bản đến tận ngày hôm nay đã thể hiện tinh thần bảo tồn vốn cổ của người dân Nam Định. Đáng kể nhất là vở “Tấm Cám”, "Quan Âm Thị Kính", “Nghêu sò ốc hến”... là những vở mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "Nhân quả báo ứng" của Phật giáo và hướng thiện một cách cao đẹp đóng vai trò quan trọng trong các bài ca, vở diễn phù hợp với đạo lý phương Đông và nếp sống truyền thống của dân tộc. Nhờ thế, nghệ thuật chèo ở Nam Định đã trở nên gần gũi hơn với con người Nam Định.

Trong khi ở các đô thị, chèo ngày càng bị lãng quên, thì ở những vùng nông thôn của tỉnh Nam Định, chèo lại được cố gắng neo giữ bằng tất cả tình yêu và đam mê của những diễn viên quần chúng. Hiện nay huyện Giao Thủy là nơi còn lưu giữ được nhiều chiếu chèo cổ như Kiên Hành (Giao Hải), Xuân Tiến (Giao Xuân), Duyên Thọ (Giao Nhân), Hoành Nhị (Giao Hà)... trong đó nổi bật nhất là CLB chèo sân đình xã Giao Thanh. Huyện Giao Thuỷ hiện có trên 40 tốp, đội, CLB văn nghệ quần chúng phát triển ở các xã, thị trấn hoạt động theo phương thức xã hội hoá. Từ nhiều năm nay, Phòng Văn - Thể

huyện phối hợp với Nhà hát chèo Nam Định mở lớp tập huấn cho các đội văn nghệ ở các xã, thị trấn. Tháng 3.2011, huyện đã mời các nghệ sĩ của Nhà Văn hóa Trung tâm 3/2 của tỉnh và Nhà hát chèo Nam Định về giảng dạy nghệ thuật hát chèo, hát văn cho gần 50 diễn viên là hạt nhân văn nghệ quần chúng của các xã, thị trấn trong huyện. Để rồi, như một thứ "hữu xạ tự nhiên hương", dòng chảy của nghệ thuật chèo cứ âm thầm truyền qua các thế hệ.

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với nghệ thuật kiến trúc của con người Nam Định

Đến thế kỷ X đến thế kỷ XV con người Việt Nam trong quá trình lao động sản xuất vừa tạo ra những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình vừa thoả mãn đời sống tinh thần bằng việc xây dựng các chùa chiền thờ Phật, thờ Thần. Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, chùa tháp là một trong những công trình kiến trúc có giá trị văn hoá truyền thống khá đậm nét, thoả mãn nhu cầu tôn giáo. Phật giáo trong đó triết lý nhà Phật là yếu tố chủ đạo của kiến trúc chùa tháp Việt Nam.

Dưới đời Trần, chùa chiền mọc lên nhiều nơi. Các tín đồ Phật giáo cũng tăng lên rất nhanh và rất nhiều. Làng lớn có đến 10 chùa, làng nhỏ cũng có đến 5-6 chùa. Số tăng sỹ ít nhất cũng khoảng 30.000 vị. Chùa không chỉ là nơi quy tụ tín ngưỡng mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hoá, biểu diễn văn nghệ, vui chơi hội hè, diễn xướng của người dân, là môi trường nuôi dưỡng sự khéo léo của bàn tay và khối óc con người. Hình ảnh các ngôi chùa với những quần thể kiến trúc độc đáo riêng có của người Việt Nam, các bức tượng được chạm khắc tinh xảo, tới các bức hoạ về cảnh lễ chùa, các vị cao tăng… đều là sản phẩm tinh thần của nhân dân Việt Nam. Bằng cái tâm của mình, các nghệ sỹ đã chuyển tải hồn dân tộc, hơi thở của người dân vào trong các hình tượng nghệ thuật.

Kiến trúc chùa tháp Việt Nam hết sức đặc biệt. Chính vì vậy mà kiến trúc chùa tháp ở Nam định cũng theo dòng tư duy đó mà dựng nên. Mái chùa

bao giờ cũng ẩn sau luỹ tre làng hay dưới gốc đa, hoà mình vào một nơi thiên nhiên hiền hoà, cảnh vật thanh tĩnh. Nền chùa được xây cao thành ba bậc, tượng trưng cho Tam giới. Phật điện có nhiều bậc bệ cao dần lên. Chùa được xây dựng khang trang cao ráo với một hai cây tháp, gác chuông, các văn bia… Cách bài trí này tạo nên sự trang nghiêm của ngôi chùa, nhưng lại vẫn thật gần với đời sống của dân Việt. Người Việt đã tạo ra cho mình những kiểu kiến trúc chùa mới, độc đáo, phù hợp với cái tâm hướng Phật của mình. Chùa tháp Phổ Minh ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về hướng Bắc. Nơi đây là quê hương của các vị vua đời Trần. Được xây dựng dưới thời Lý và được triều Trần mở rộng vào năm 1262. Chùa nằm về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở. Chùa có quy mô rất bề thế và là nơi tu hành tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp triều Trần.

Kiến trúc chính của chùa bao gồm chín gian tiền đường, ba gian thiên hương và tòa thượng điện, xếp theo hình chữ “công”. Gian giữa nhà tiền đường có bộ cửa bốn cánh bằng gỗ lim, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình học, hai cánh giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời.

Tam quan chùa gồm ba gian bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói cổ, trên cửa có bốn chữ “Đại Hùng Bảo Điện”. Hai bên bậc tam cấp dẫn lên chính điện có đôi rồng chầu. Phía trước là bức bình phong và sơn chựa. Hai bên có hai nhà bia: bia đá bên phải đề dũng chữ “Phổ Minh Thiền Tự” khắc năm Mậu Thân 1668, bia đá bên trái có dũng chữ “Phổ Minh Bảo Tháp Từ Bi” khắc năm Bính Thìn 1916.

Trong chùa ngoài tượng Phật, Bồ Tát... được thờ ở chính điện còn có tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Thiền sư Pháp Hoa, Thiền sư Huyền Quang ở hậu điện. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh Đỉnh Tự” đúc năm Cảnh Thịnh thứ tư (1796). Xưa kia chùa có một vạc lớn

được xem là một trong tứ đại khí của nước ta thế kỷ XIII - XIV, nay không còn.

Sau thượng điện, cách một khoảng sân hẹp là tòa nhà mười một gian kéo dài theo hình chữ “nhất”, giữa là năm gian nhà tổ, bên trái là ba gian nhà tăng, bên phải là ba gian điện thờ. Trong nhà tổ có pho tượng Bà Chúa Mạc, người từng tu ở chùa, tạc bằng đá trắng, ngồi trên tòa sen, dựa lưng vào bức nền với ba chữ “Thường tịch quang”. Hai dãy hành lang nối liền nhà tiền đường và tòa nhà 11 gian tạo thành vũng ngoài của chữ “Quốc”. Phía sau nhà tổ là vườn tháp, có tượng Bà Chúa Mạc bằng đất nung.

Qua các lần tu sửa theo thời gian, chùa Phổ Minh đó bị thu hẹp nhiều so với trước, tuy nhiên kiến trúc thời Trần vẫn còn rất đậm nét. Nằm rải rác trong khu vực chùa còn 96 chân tảng đá chạm hoa sen. Ở cổng tam quan cũng như quanh chân tháp còn nhiều đôi sóc đá gắn vào bậc lên xuống. Trước nhà bái đường có hai đôi rồng chạm đá dáng vẻ uy nghi. Đó là những con vật thân hình mập mạp, chân to, móng khỏe, mang nột đặc trưng của rồng chạm khắc thời Trần.

Công trình có giá trị nhất, giữ vai trò chủ đạo của chùa và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là tháp Phổ Minh. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thỳc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Bệ thờ bằng đá được đặt trong lòng tầng tháp thứ nhất, cách điệu bằng những cánh hoa sen. Tháp được trang trí giản dị nhưng vẫn rất đẹp với hoa văn dây uốn lượn, hình rồng gấp khúc vờn mây ngoạn mục. Trông xa, tháp Phổ Minh như một bông sen lớn trổ thẳng lên bầu trời trong xanh.

Vua Trần Nhân Tông đó ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ:

Quán ở bên sông bóng nguyệt treo Ba chục cung tiên cây tháp đặt Trăm ngàn cừi Phật tiếng triều reo

Nằm giữa vùng chiêm trũng với mái chùa cổ kính, cây cổ thụ sum suê, nhiều thế kỷ đó trôi qua nhưng tháp Phổ Minh vẫn đứng vững, tạo nên phong cảnh vừa uy nghi vừa thoát tục. Chùa tháp Phổ Minh cùng với đền Thiên Trường (thờ các vua Trần) và đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) đó tạo thành một khu di tích không những có giá trị về mặt nghệ thuật, ảnh hưởng sâu đậm của nhân sinh quan Phật giáo mà còn mang ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Ngày 28-4-1962, chùa tháp Phổ Minh chính thức được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光?寺?) là một ngôi chùa ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng. Năm Hoằng Định thứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay. Trong 400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đó được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá, nên đó được tôn tạo nhiều lần.Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng. Không gian chùa là là cả một khu kiến trúc cổ to lớn, bề thế với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu. Hai bên đường kiệu lát gạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian bề thế. Gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50. Dáng vẻ thanh thoát với mái cong, bờ

cánh kẻ bảy uốn lượn. Phía dưới là 8 đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo. Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông. Lễ hội truyền thống tại ngôi làng Hành Thiện luôn là một nghi lễ trang trọng nhất. Đây cũng là một trong những ngôi chùa tiêu biểu ảnh hưởng sâu sắc của nhân sinh quan Phật giáo trong nghệ thuật kiến trúc chùa tháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người Nam Định (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)