3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, lịch sử, văn hoá, của tỉnh Nam Định
TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hoá, của tỉnh Nam Định Nam Định
* Đặc điểm tự nhiên
Là một tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định nằm ven hữu ngạn sông Hồng, Đông giáp tỉnh Thái Bình, Tây giáp tỉnh Ninh Bình, Nam giáp vịnh Bắc Bộ thuộc biển Thái Bình Dương, Bắc giáp Hà Nam. Cấu tạo địa hình có nhiều đặc điểm nổi bật:
Toạ độ của tỉnh giới hạn cực bắc 200
40’vĩ bắc ở xã Mỹ Hà - Mỹ Lộc. Giới hạn cực nam 190
90’vĩ bắc ở Cồn Trời nông trường Rạng Đông- Nghĩa Hưng. Giới hạn cực đông 1060
45’kinh đông ở Cồn Ngạn, Cồn Lu, xã Giao Thiện - Giao Thuỷ. Giới hạn cực tây 1050
92’ kinh đông ở xã Yên Thọ- ý Yên. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh rộng: diện tích tự nhiên 1.671,5 km2
bằng 6,52% diện tích toàn quốc, Nam Định có chiều dài Bắc- Nam 68 km. Đông - Tây 72 km theo đường chim bay. Tỉnh Nam Định gần giống như một tứ giác. Cạnh sông Hồng dài 78 km. Cạnh sông Đáy dài 88 km. Cạnh biển dài 72 km. Cạnh giáp tỉnh Hà Nam dài 56 km. Chu vi toàn tỉnh 229 km (chưa kể thềm lục địa).
Về địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng - ven biển. Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở phía Tây Bắc tỉnh. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi 122m, chỗ thấp nhất -3m, ở vùng chiêm chũng ý Yên, so với mặt nước biển.
Về khí hậu Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C- 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700- 1.800ml. Hàng năm được hưởng bức xạ phong phú 110- 120 kcal/ cm2/ năm. Cán cân bức xạ cao 87,2kcal/ cm2/ năm. Độ ẩm trung bình năm 80-85%. Lượng nước bốc hơi trung bình 750- 800mm. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày có nắng (1650- 1700 giờ). Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Nói chung khí hậu Nam Định rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái, động thực vật và du lịch.
Về hệ sinh thái, Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới, á nhiệt đới. Hệ động vật, thảm thực vật Nam Định khá phong phú và ổn định, biến động không đáng kể. Họ thực vật chiếm khoảng 50% loại thực vật ở Việt Nam. Khoảng 3000 loài. Thảm thực vật ven biển với hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thuỷ nổi tiếng thế giới. Họ động vật chiếm khoảng 40% loại động vật ở Việt Nam bao gồm các loài: thú, chim, bò sát, loại cá, tôm, cua, ốc và loài côn trùng.
Nam Định có lợi thế bờ biển dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng]. Bờ biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100- 200m do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5- 0,8m trở lên.
Vùng biển Nam Định có rất nhiều loại hải sản quý, theo thống kê có khoảng 746 loài. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: chim, thu, nụ, đé, ngừ, lầm v.v. nhiều loại tôm quý: bộp, hùm, vàng, sắt, he v.v. Nhiều loại mực nang, mực ống rất có giá trị. Ngoài ra với bờ biển dài nằm trong vùng biển Đông một năm có thể khai thác từ 100 - 120 nghìn tấn hải sản các loại.
Với diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200km2
vậy chưa thể khai thác được phần lục địa cũng như chưa thể vươn xa được ra vùng biển quốc tế.
Ven biển Nam Định có những khu rừng ngập mặn thu hút nhiều loại chim trên thế giới đến cư trú, ước tính tới 30.000 con. Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ rộng 120 km2
được thế giới công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên theo công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
Với bờ biển dài nông và bằng phẳng, sóng biển Nam Định không dữ dội, dọc bờ biển là những vùng bãi ngang gồm nhiều dải cát, cồn cát phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ và đặc biệt có nhiều bãi tắm tự nhiên thuận lợi cho xây dựng những khu nghỉ mát và khu du lịch nên có nhiều bãi tắm lý tưởng, cát mịn như bãi Thịnh Long, Quất Lâm. Đây là điều kiện thuận lợi để Nam Định có thể khai thác du lịch, nghỉ mát.
Nước biển Nam Định có độ mặn cao, đây cũng là lợi thế để Nam Định khai thác tài nguyên muối, ven biển Nam Định có những cánh đồng muối lớn nên hàng năm cho sản lượng muối vào loại cao nhất trong cả nước tiêu biểu như cánh đồng muối Văn Lý. Ngoài ra Nam Định còn có cảng Hải Thịnh rất thuận lợi cho thương mại, giao thông, ngành công nghiệp đóng tầu, du lịch với toàn quốc và các nước trong khu vực.
Nam Định là tỉnh nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc) qua thành phố Nam Định và 4 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Đáy chảy vào Nam Định tù xã Yên Hưng (huyện ý Yên) qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy và là địa giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra Nam Định còn có hệ thống sông như sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Châu... và nhiều sông ngòi ở khắp các huyện. Mật độ lưới sông khoảng 0,6- 0,9 km/km2. Hàng năm sông ngòi Nam Định được nuôi dưỡng nguồn nước dồi dào, có lượng dòng chảy lớn. Chế độ sông ngòi Nam Định có
hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn rất thuận tiện cho việc canh tác các sản phẩm nông sản. Nam Định có rất nhiều đầm hồ, ao v.v. vừa là nơi nuôi dưỡng cá nước ngọt vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nam Định, vùng đất văn hiến với lịch sử phát triển lâu đời, là quê hương phát tích của Vương triều Trần với hào khí Đông A đó ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông rạng danh đất nước. Đứng ở thế giao hũa giữa đất liền và biển cả, Nam Định là nơi hội tụ của những truyền thống: yêu nước và kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm; lao động cần cù, thông minh, sáng tạo; đoàn kết, nhân ái; hiếu học, ý chớ tiến thủ, vượt khó vươn lên... Những truyền thống ấy của người Nam Định đó góp phần tạo dựng nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Nam Định cũng là nơi sản sinh và hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, những chiến sỹ cách mạng tiền bối, những nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc của Đảng, tiêu biểu trong số đó là đồng chí Trường Chinh.
Nam Định là một tỉnh đông dân. Cuối năm 1945 dân số Nam Định hơn 80 vạn người, năm 1959 có 1.027.385 người, năm 1997 có 1.927.000 người, năm 2003 có 1.927.765 người và đến năm 2010 khoảng 2050.000 người. Hiện nay mật độ trung bình khoảng 115 người trên 1km2. Dân số chủ yếu là người Kinh, trong đó có trên 22 vạn người theo đạo Thiên Chúa. Đa số giáo dân ở các huyện ven biển. Hệ thống nhà thờ Thiên Chúa ở Nam Định được xây dựng kiên cố thành từng tuyến ở những nơi quan trọng.
Trong quá trình hình thành vùng đất này, người dân Nam Định thường xuyên phải vật lộn với thiên tai, biển dữ, phải đổ ra biết bao mồ hôi và cả xương máu mới có được những làng xóm trù phú, những cánh đồng bát ngát mùa màng tốt tươi. Từ bao đời nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở Nam Định. Với địa hình không bằng phẳng, nơi trũng quá thường xuyên chịu cảnh “chiêm khê mùa úng”, nơi vùng cao lại hạn hán kéo dài, có nơi phù sa ngập mặn..., nhưng người dân Nam Định, bằng sức lao động cần cù, bền bỉ và
sáng tạo đã ngăn đập, đắp đê, khơi ngòi đào mương, dựng kè cống, thau chua, rửa mặn, cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt, nhất là cây lúa.
Với diện tích đất tự nhiên là 1.671,5 km2
trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,8%, Nam Định có hơn 80% dân số làm nghề nông. Trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp đầy thử thách, khó khăn, cha ông ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thâm canh lúa và hoa màu, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như gạo tám xoan Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh. Hàng năm Nam Định có thể sản xuất một khối lượng lương thực chiếm 1/10 tổng sản lượng lương thực trong toàn miền Bắc với nhiều giống lúa quý cho sản lượng và chất lượng cao. Hiện nay mỗi năm Nam Định sản xuất được trên 1 triệu tấn thóc và đang biến cây lúa lương thực thành cây lúa hàng hoá để xuất khẩu gạo ra nước ngoài, trở thành một vùng nông nghiệp đầy tiềm năng phát triển, là một trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài làm nông nghiệp là chính nhân dân Nam Định có nhiều nghề thủ công khá nổi tiếng như nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt vải ở Quần Anh (Hải Hậu), Phương Đề (Nam Ninh), Báo Đáp (Nam Trực). Nghề làm mắn ở Sa Châu (huyện Giao Thuỷ), nghề rèn ở Vân Tràng (huyện Nam Trực), nghề đúc ở Tống Xá, nghề mộc và nghề trạm khắc gỗ ở La Xuyên - Yên Ninh (huyện ý Yên). Đặc biệt qua các di vật sứ tráng men ở khu di tích Tức Mạc (Nam Định) có dấu tích “Thiên trường phủ chế” những đồ sứ men ngọc rạn châm chim rất nổi tiếng trong cả nước đã được sản xuất tại đây từ thời Lý Trần (Thế kỷ XI- XIV), chứng tỏ bàn tay lành nghề sáng tạo cần mẫn của thợ thủ công Nam Định.
Làng nghề là một thế mạnh của tỉnh Nam Định. Trong những năm qua, công nghiệp dân doanh, các làng nghề đã phát huy mặt tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp dân doanh chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn,
giá trị sản xuất công nghiệp ở các làng nghề chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh.
Thành phố Nam Định đã từng là một thành phố lớn của đồng bằng Bắc bộ, nay là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, có trên 24 vạn dân, là nơi có ngành công nghiệp phát triển sớm, nhất là công nghiệp dệt.
Sau khi tái lập năm 1997, tỉnh Nam Định đã có rất nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức.
* Lịch sử, văn hoá
Nam Định là một vùng văn hóa tiêu biểu và đặc sắc. Việc ăn, mặc, ở, đi lại của người Nam Định vừa là sự thích nghi, hòa đồng của con người với tự nhiên, vừa là sự tận dụng và khai thác của con người đối với môi trường tự nhiên ven sông, gần biển. Trên cái nền tín ngưỡng dân gian, của tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành hoàng tại vùng phía Bắc của Nam Định, được quan niệm là một vùng “không gian thiêng” đó là nơi khởi phát và trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức thánh Trần.
Vùng ven biển Nam Định lại là nơi đầu tiên tiếp nhận và sớm trở thành mảnh đất màu mỡ cho Thiên chúa giáo nẩy mầm, bén rễ, trở thành một trung tâm Thiên chúa giáo lớn. Cả Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tín ngưỡng dân gian khác đều song song tồn tại, phát triển, thậm chí có khi hoà đồng trong mỗi làng xã, mỗi gia đình, làm cho đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Nam Định thật phong phú và độc đáo.
Nam Định là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", nơi phát tích của triều Trần (thế kỷ XIII-XIV) và sinh dưỡng nhiều danh nhân, danh sĩ, vị tướng mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đó được sử sách ghi công, nhân dân tôn thờ mà nổi bật nhất là Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Trong chế độ khoa bảng thời phong kiến, Nam Định có 5 trạng nguyên, 3 bảng nhãn, 3 thám hoa, 14 hoàng giáp, 62 tiến sĩ và phú bảng, riêng làng cổ Hành Thiện có 91 vị đỗ đại khoa và cử nhân. Trong đó, nổi danh là Nguyễn
Hiền, Lương Thế Vinh, Đào Sư Tích, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo, Trần Bích San,…
Nam Định là một trong những trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, cư dân tụ họp về đây sinh sống từ rất lâu đời. Các di chỉ khảo cổ học Núi Lê, hang Lỗ Xá, Tam Thanh, huyện Vụ Bản; núi Hổ Sơn, xã Liên Minh; cho thấy, người Việt đó có mặt tại vùng đất này từ khoảng 5.000 năm trước.
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, từ thời nhà Lý, triều đình đó coi
vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng này là một vựa lúa, lập hai hành cung để đôn đốc việc cày cấy. Đó là hành cung Lý Nhân (xưa là Lợi Nhân) và hành cung Ứng Phong (nay là Nghĩa Hưng). Hai vựa lúa này trước nộp lương thực về Thăng Long, sau đều dồn về phủ Thiên Trường (từ khi có quân doanh Vị Hoàng).
Theo Đại Nam nhất thống chí: Phủ Thiên Trường xưa (phủ hiểu theo
phủ, huyện) là Hải Thanh. Trần Thái Tông đổi là Thiên Thanh, Trần Thánh Tông đổi là Thiên Trường. Sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang.
Đời Hồng Đức nhà Lê, lộ Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, một đơn vị hành chính quản 11 phủ, 12 huyện. Thủ phủ của Sơn Nam được đóng tại Vân Sàng, tức Ninh Bình. Đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đời Tây Sơn, gọi là trấn Sơn Nam. Đến nhà Nguyễn, thủ phủ trấn Sơn Nam đó dời từ Vân Sàng (tỉnh Ninh Bình) trở về Vị Hoàng. Năm 1804, vua Gia Long cho đắp một toà thành bằng đất "trên địa hạt làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc". Năm Minh Mạng thứ 3, trấn Sơn Nam đổi là trấn Nam Định thống lĩnh cả Hưng Yên. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) vua Minh Mạng đổi trấn Sơn Nam thành tỉnh Nam Định thống lĩnh hạt Ninh Bình. Năm 1832 tỉnh Nam Định có 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng. Nam Định cũng lại 2 phủ và 9 huyện.
Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 708 xã (phủ là cấp trung gian, tương đương với cấp huyện). Riêng thành phố Nam Định có 10 phường. Đến những năm 1930, địa giới hành chính của tỉnh Nam Định không có nhiều thay đổi.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi. Năm 1953, 7 xã ở phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời, 3 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4/1956, 03 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định. Tháng 5/1965, Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Cuối năm 1967, huyện Giao Thuỷ và huyện Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thuỷ. Tháng 3/1968, 07 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh, Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh.
Năm 1976, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991, lại chia tách thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11/1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Sau đó, trong nội bộ tỉnh Nam Định, các huyện hợp nhất trước đây lại