3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có
3.2.2. Phát huy vai trò tích cực của tổ chức Phật giáo, trong đời sống kinh tế xã hộ
kinh tế xã hội
Sự tồn tại và phát triển của tôn giáo nói riêng và của Phật giáo nói chung đã chứng tỏ Phật giáo còn là nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam với tất cả những tích cực và hạn chế của nó. Phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam nói chung là một nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới. Cùng với những giải pháp khác thì việc phát huy vai trò tích cực của tổ chức Phật giáo, tổ chức Phật tử trong đời sống kinh tế xã hội là điều kiện để thực hiện thắng lợi yêu cầu khách quan trên đây
Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện một số phái giáo mới, những hoạt động mê tín dị đoan diễn ra khắp nơi, trong mọi lứa tuổi, và mọi tầng lớp dân cư. Thực trạng này đòi hỏi công tác quản lý tôn giáo của Đảng và Nhà nước cần phải được tăng cường hơn nữa. Trong đó việc tăng cường đạo tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, xây dựng và phát huy các tổ chức tôn giáo là việc làm bức thiết. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo sẽ giúp Phật giáo phát triển đúng hướng, phù hợp với đời sống hiện đại, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chú trọng giải quyết những vấn đề lợi ích thiết thân, kể cả quyền tự do tín ngưỡng của các Phật tử. Qua đó giúp đỡ đồng bào nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm tạo ra nhiều sự cống hiến tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo góp phần đảm bảo cơ cấu trong các tổ chức Phật giáo đưa hoạt động của Hội Phật giáo không trái với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, duy trì sự ổn định xã hội, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc để cùng phát triển trong công cuộc đổi mới toàn diện. Nhà nước căn cứ vào Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tín đồ và các tổ chức Phật giáo đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức này giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống, từ đó phát huy được những mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo.
Các vị chức sắc lãnh đạo giáo hội giáo đoàn có vai trò rất to lớn trong việc phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động Phật giáo. Bởi vì chức sắc trongcác tôn giáo là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, có trình độ, được đào tạo hệ thống cơ bản về giáo lý, giáo luật, có kinh nghiệm thực tiễn được Giáo hội công nhận theo quy định của các Giáo hội. Hàng ngũ chức sắc là đội ngũ nũng cốt và xương sống của Giáo hội, họ vừa có vị trí, vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáolý, giáo luật, có uy tín lớn trong quần chúng tín đồ, là cầu nối giữa Giáo hội với tín đồ nên có tác động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng tín đồ. Do đó, vận động chức sắc các
tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua các vị chức sắc, quần chúng yên tâm tu hành theo luật pháp và giáo luật, thực hiện tốt đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo luật cũng như luật pháp của số tín đồ lợi dụng chính sách tự do tôn giáo để gây rối làm mật trật tự xã hội, ngăn chặn thế lực phản động bên ngoài, lợi dụng Phật giáo để thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình. Tiếng nói và hành động của họ, trong nhiều trường hợp đóng vai trò như là người đại diện, có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho văn hoá ứng xử của cả cộng đồng nơi họ sống đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Mặt khác các vị chức sắc, nhà tu hành cũng phải tuân theo nghĩa vụ của công dân. Họ cũng bị luật pháp xử lý nếu tham gia các hoạt động gây rối mất trật tự xã hội, chống phá sự nghiệp đổi mới, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Trên thực tế hoạt động của họ không thể tách rời hoạt động chung của toàn xã hội. Hiện nay trong thành phần đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân các cấp, bao gồm cả các đại biểu đại diện cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Điều này thể hiện một cách nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, giới tăng ni Phật tử Việt Nam đang là một bộ phận hữu cơ trong khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và cũng chứng tỏ rằng Phật giáo ngày càng gắn bó với dân tộc.
Trong các hoạt động truyền bá Phật pháp thì việc đào tạo các tăng ni trong giáo hội Phật giáo tỉnh Nam định cũng cần được chú trọng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các tín đồ Phật giáo được tiếp xúc nghiên cứu nắm vững nâng cao hiểu biết của mình về kiến thức phật giáo trên cơ sở đó các Phật tử sẽ phân biệt được tín ngưỡng Phật giáo với tín ngưỡng của các tôn giáo khác. Nếu làm tốt điều này sẽ hạn chế việc tín đồ bị lôi cuốn vào các hoạt động mê
tín dị đoan mà nhiều người lợi dụng dưới danh nghĩa hoạt động Phật giáo mà vấn đề này đang coi là những bức xúc hiện nay trong xã hội.