Cổ vũ cho phong trào thơ mới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khải Hưng (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Cổ vũ cho phong trào thơ mới

Phong hóa Ngày nay là diễn đàn cổ vũ, bênh vực thơ mới, góp phần đáng kể vào sự toàn thắng của thơ mới. Bằng những lí lẽ chặt chẽ, Tự lực văn đoàn đã tích cực tham gia tranh luận về vấn đề thơ mới – cũ. Họ hô hào trên

Phong hóa: bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là tóm lại đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng. Tự lực văn đoàn đứng hẳn về phía cái mới trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và

cái cũ, cho việc giải phóng cá nhân ra khỏi sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Phong hóa Ngày nay là một trong những trung tâm quan trọng của công cuộc đổi mới nền văn học, của phong trào thơ mới “Là vườn ươm, là nơi giới thiệu, nâng đỡ hàng loạt tài năng mới (Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh, Tế Hanh, Đỗ Đức Thu, Đoàn Phú Tứ, Anh Thơ, Bùi Hiển…) [52, 554]. Các nhà thơ mới trong Tự lực văn đoàn đã “góp công làm phong phú hơn thế giới nội tâm của con người, mở ra trước bạn đọc một thiên nhiên, một đất nước quê hương đầy cảm xúc và thanh sắc, mang đến một cái tôi cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới của thi ca” [52, 553]. Vì vậy mà Hoài Thanh đã trân trọng xếp hai thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn vào vị trí đầu bảng của phong trào thơ mới “Thế Lữ là ngôi sao sáng nhất trên bầ u trời thơ mới giai đoạn đầu” và “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới”.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khải Hưng (Trang 39)