0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (E-BANKING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN. - TP. HCM (Trang 48 -48 )

D ịch vụ SMS, M-Plus, Internetbanking

4.1.2 Đào tạo nhân viên

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển dịch vụ E-banking, Sacombank cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách rõ ràng và cụ thể. Vì đây là dịch vụ

SVTH: Nguyễn Lê Hạnh Tâm 48

đội ngũ nhân viên phải là những người có trình độ chuyên môn lẫn kiến thức về công nghệ thông tin để thích nghi với sự thay đổi tốt nhất. Để có một đội ngũ nhân viên

đạt yêu cầu như trên, Sacombank phải chú ý tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

Công tác tuyển dụng: công tác tuyển dụng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của NH. Vì vậy, cần có từng bước tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng từđó đưa ra những hình thức và nội dung thi phù hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến các sản phẩm dịch vụ E-banking vào từng trường hợp cụ thể nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của NH.

Công tác đào tạo: sau khi tuyển dụng nhân viên, NH cũng cần phải có các khóa huấn luyện về kĩ năng nghề nghiệp, phong cách giao tiếp mang dấu ấn văn hóa riêng của Sacombank để nhân viên có sự phục vụ KH tốt nhất. Đặc biệt là đội ngũ chuyên viên tư vấn của Sacombank, những người được cho là có ảnh hưởng tới hành vi sử dụng KH nhiều nhất. KH có sử dụng DVNHĐT hay không, sử dụng nhiều hay ít đều phụ

thuộc khác nhiều vào sự tận tình tư vấn, giới thiệu của nhân viên. Vì vậy, NH cần phải chú ý thường xuyên mở các lớp đào tạo với những thông tin mới về sản phẩm dịch vụđã được cập nhật vào chương trình để tăng cường sự hiểu biết cho nhân viên bên cạnh các lớp đào tạo về kĩ năng mềm trong giao tiếp với KH. Trên thực tế, Sacombank đã làm được điều này. Tuy nhiên, thời lượng học của nhân viên còn khá ít với buổi/tháng. Vì vậy, đểđạt được hiệu quả cao hơn, NH nên tăng thời lượng của chương trình đào tạo cho nhân viên lên 3 buổi/tháng. Ngoài ra, đối với các nhân viên chuyên trách về dịch vụ E-banking, Sacombank cũng phải tăng cường mở các lớp

đào tạo về chuyên môn để nhân viên luôn được cập nhật, bổ sung kiến thức mới, theo kịp công nghệ hiện đại. Bên cãnh các khóa đào tạo nội bộ, Sacombank cũng cần phải tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài nhằm giúp nhân viên học hỏi và tiếp thu những kiến thức tiên tiến nhất của nước ngoài để về ứng dụng, phát triển chất lượng dịch vụ của NH mình. Bên cạnh đó, việc lập ra diễn đàn chung của toàn Sacombank là rất cần thiết. Thông qua diễn đàn này, các nhân viên trong toàn hệ thống có thể trao đổi thông tin, những khó khăn thực tế lẫn kinh

SVTH: Nguyễn Lê Hạnh Tâm 49 nghiệm khi triển khai dịch vụ E-banking để cùng rút ra những bài học và giúp nhau trong công việc.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (E-BANKING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN. - TP. HCM (Trang 48 -48 )

×