ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐTPT& QLDA HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty ĐTPT&QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 53)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐTPT& QLDA HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỬU LONG

Giao Thông Cửu Long

2.3.1. Những thành tựu bước đầu đã đạt được

Đã duy trì được sự đoàn kết nội bộ, cơ bản kiện toàn tổ chức và chuyển đổi thành công bộ máy hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Công tác quản lý dự án được kế thừa & phát triển tốt, tạo nguồn doanh thu chính cho Tổng công ty trong giai đoạn đầu thành lập.

Bước đầu đã gây dựng thành công thương hiệu "Cửu Long CIPM” thể hiện qua các kết quả cụ thể như:

− Tăng cường sự tin tưởng, uy tín với các Nhà tài trợ ADB, EDCF, JICA... Đồng thời, trong bối cảnh nguồn ODA đang giảm dần, bằng uy tín và sự năng động của mình, bước đầu Tổng công ty đã mở rộng & thiết lập được mối quan hệ với các tổ chức Quốc tế (CDB, KDB, USTDA, Ấn Độ…), tạo được thương hiệu trong việc xúc tiến đầu tư.

− Kêu gọi được một số Nhà đầu tư góp vốn thành lập các Doanh nghiệp dự án thực hiện các dự án được Bộ GTVT giao làm Chủ đầu tư, Nhà đầu tư;

− Đã từng bước xóa bỏ tâm lý “bao cấp” về nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty. Nâng cao tính chủ động trong xúc tiến đầu tư, tìm kiếm huy động nguồn vốn để chuẩn bị đầu tư, phát triển cũng như đầu tư dự án hạ tầng.

− Đã khuyến khích, động viên được sức trẻ sáng tạo, năng động, nhiệt huyết với công việc thông qua việc đổi mới cơ chế tiền lương nhằm tương xứng với năng lực thực tế, trách nhiệm và nhiệm vụ được giao, xóa dần cơ chế “sống lâu lên lão làng” trong chính sách tiền lương; đã mạnh dạn bổ nhiệm các cán bộ trẻ có năng lực, khơi dậy phong trào thi đua trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng & hiệu quả công việc.

Tư vấn quản lý Dự án Metro số 2 Tp.Hồ Chí Minh; đề xuất & triển khai kinh doanh khai thác dịch vụ dọc tuyến các công trình hạ tầng giao thông… Đến nay các công việc này đã bước đầu có kết quả khả quan. Đặc biệt, việc khai thác hạ tầng dọc tuyến đang là 1 lĩnh vực bỏ trống trong Ngành, việc khai thác tốt dịch vụ dọc tuyến sẽ mở ra hướng mới trong việc tạo nguồn thu để đầu tư phát triển và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng.

Với những ưu điểm như vậy, chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Cửu Long đã đem lại một số kết quả sau:

2.3.1.1. Công tác QLDA

Vẫn là nhiệm vụ chính, trọng tâm và cũng là nguồn thu chính của Tổng Công ty Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015. Năm 2013 là năm khó khăn đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản nhưng dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Ban điều hành Tổng công ty và sự nỗ lực, đoàn kết của CBCNV, Tổng Công ty Cửu Long đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Bộ GTVT giao, cụ thể như sau:

− Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông:

+ Tham gia thương thảo, hoàn tất các thủ tục và Chính phủ Việt Nam đã ký các Hiệp định vay với ADB và Chính phủ Úc cho dự án cầu Cao Lãnh, tuyến nối Cao Lãnh - Vàm Cống (OCR từ ADB: 410tr USD, Grant từ AusAID: 128 tr AUD) ngày 16/10/2013.

+ Đã hoàn thành nhiệm vụ lựa chọn nhà thầu xây lắp và ký hợp đồng với các nhà thầu thi công cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống;

+ Đã tổ chức khởi công xây dựng cầu Vàm Cống ngày 10/9/2013 và khởi công cầu Cao Lãnh ngày 19/10/2013.

− Về các dự án khác đang được triển khai như:

Hành lang ven biển phía Nam giai đoạn I (SCCP1), Dự án ITS, Cầu Cần Thơ, Nam Sông Hậu, dự án tuyến N2,... được triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo và thủ tục chặt chẽ theo quy định. Cụ thể:

+ Với Dự án đường hành lang ven biển phía Nam: Triển khai thi công dự án đảm bảo yêu cầu, khối lượng thi công đến nay đạt 75%. Hiện này đang phấn đấu thông xe đoạn tuyến tránh Tắc Cậu (6,52km) trong đó có 2 cầu đặc biệt lớn là cầu Cái lớn và cầu Cái bé trước Tết âm lịch 2014 phục vụ nhân dân không phải đi phà Tắc Cậu trong dịp tết Giáp ngọ 2014 theo đúng kế hoạch Bộ giao.

+

thành, thông xe dự án.

Do khó khăn chung nên một số dự án sử dụng vốn TPCP phải dừng hoặc giãn tiến độ; nguồn vốn bố trí cho các dự án ODA vẫn còn thiếu nên ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhất là vốn đối ứng để chi trả thuế VAT đã làm ảnh hướng đến nguồn vốn lưu động để thực hiện dự án của nhà thầu (do nhà thầu phải ứng vốn để trả thuế VAT thì mới giải tỏa được vật tư, nguyên vật liệu để thi công). Nguồn chi phí để duy trì hoạt động bộ máy của Công ty Mẹ chủ yếu từ nguồn chi phí quản lý các dự án (có nguồn vốn ODA, NSNN, TPCP..) được trích và mọi hoạt động tuân thủ theo kiểm soát thu chi của Kho bạc NN.

2.3.1.2. Công tác chuẩn bị đầu tư

− Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ- Rạch Sỏi: Tham gia thương thảo, chuẩn bị các nội dung và Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định vay với EDCF ngày 5/4/2013 với khoản vay 200 tr USD.

− Dự án đường hành lang ven biển phía Nam-– Giai đoạn 2: Đã tổ chức lập dự án đầu tư, làm việc với các nhà tài trợ và ADB đã cam kết cung cấp vốn thực hiện TKKT và đang xem xét cấp vốn cho dự án.

Do bị hạn chế về "Vốn điều lệ" nên Tổng công ty chưa triển khai được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách đúng nghĩa; một số dự án mới đang bắt đầu chuẩn bị các phương án tài chính, kế hoạch kinh doanh...

2.3.1.3. Công tác giải ngân

Giải ngân năm 2013 đạt 3.282 tỷ đồng đạt 477% kế hoạch được giao, cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Công tác giải ngân năm 2013 của Tổng công ty Cửu Long

Đvt: Triệu đồng TT Hạng mục Kế hoạch 2013 được bố trí Giải ngân đến 31/10/2013 Ước giải ngân năm 2013 Tỷ lệ cả năm 2013 so với KH được giao(%) TỔNG CỘNG 687.300 2.858.000 3.282.300 477% 1 Vốn nước ODA 405.000 2.586.000 3.000.000 740% 2 Vốn trong nước 282.300 272.000 282.300 100% Vốn NSNN + 130.000 124.000 130.000 100%

Vốn đối ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn TPCP 152.300 148.000 152.300 100%

Nguồn: Phòng đầu tư – kinh doanh – CPIM

2.3.1.4. Công tác kêu gọi đầu tư

Vốn điều lệ hiện nay mới được cấp 74,315/1.500 tỷ đồng nên việc triển khai nhiệm vụ Đầu tư các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Ban điều hành Tổng công ty và sự nỗ lực, đoàn kết của CBCNV, Tổng Công ty Cửu Long đã đề xuất và được Bộ GTVT chấp thuận cho triển khai, thành lập các Công ty Dự án để triển khai Đầu tư:

− Công ty Cổ phần TMDV và Truyền thông Cửu Long (Cửu Long góp vốn bằng thương hiệu chiếm 5% vốn điều lệ): Công ty bước đầu tập trung nhiệm vụ tuyên truyền quảng cáo về ATGT trên tuyến cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, cầu Cần Thơ;

− Công ty CP VNT - Cửu Long (Cửu Long chiếm 10% vốn điều lệ).

− Công ty CPĐT đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (Cửu Long chiếm 49% vốn điều lệ).

− Thành lập Trung tâm Tư vấn Cửu Long IMC: Tổng Công ty Cửu Long đã liên kết với Công ty CDM Smith (Mỹ) đấu thầu quốc tế trúng thầu và thực hiện Hợp đồng Tư vấn QLDA tuyến METRO số 2 của Tp.Hồ Chí Minh (Gói thầu CS1, giá trị 8,9 triệu USD).

+ Tổng công ty đã tham gia đầu tư dự án khôi phục cải tạo QL20 (dự án BT20) đoạn từ Bảo Lộc - Lâm đồng theo hình thức xây dựng chuyển giao. (Cửu Long tham gia 10% vốn điều lệ ), hiện đã ký hợp đồng với Ngân hàng Goldman Sachs (G.S) để cấp vốn cho dự án

+ Trong năm 2013, Tổng công ty đã làm việc với ADB, JICA, EDCF, AusAID... để chủ động đề xuất dự án, làm việc với nhà tài trợ kêu gọi vốn đầu tư để triển khai các dự án như sau:

Hoàn tất các thủ tục để ký các Hiệp định vay vốn: Hiệp định vay ODA của ADB cho Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chuẩn bị dự án xây dựng đường vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh (12,58 triệu USD).

Với Dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch: Đã triển khai lập dự án đầu tư, làm việc với các nhà tài trợ và EDCF và đã có Thư cam kết cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD cho dự án.

qua EDCF) và Chính phủ Úc (thông qua Vụ Đối ngoại và Thương mại thuộc Sứ quán Úc - DFAT);

Kêu gọi vốn (dự kiến vốn ODA của CP Nhật Bản theo chương trình đăng ký là đợt 1 tài khóa 2014) cho dự án tuyến nối 2,7km từ đại lộ Võ Văn Kiệt vào cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung Lương;

Tiếp tục kêu gọi vốn và thống nhất phương án Tài chính cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và các dự án khác đã được Bộ GTVT giao.

2.3.1.5. Công tác quản lý, khai thác

Tổ chức thu phí: Tổng công ty ký hợp đồng đặt hàng với Tổng cục ĐBVN

tổ chức thu phí tuyến cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung Lương. Kế hoạch thu đến tháng 10/2013 đạt 341 tỷ đồng/Kế hoạch 375 tỷ đồng, dự kiến cả năm đạt 100% kế hoạch.

Quản lý bảo trì: Các công ty 715, cầu Cần Thơ đã trực tiếp ký hợp đồng đặt

hàng với Khu QLĐB VII thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, duy tu bảo trì các tuyến cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, tuyến Nam Sông Hậu, QL54.

2.3.1.6. Công tác bán khoán chuyển nhượng các công trình

Ngày 15/11/2013, đã tổ chức bán đấu giá thành công quyền thu phí đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương và Bộ GTVT đã có QĐ số 3743/QĐ- BGTVT ngày 20/11/2013 về việc phê duyệt kết quả bán đấu giá quyền thu phí.

2.5.1.7. Công tác tổ chức cán bộ

Tổng công ty đã chú ý tăng cường kỹ sư giỏi, mạnh dạn trong sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, kết hợp sử dụng lực lượng hiện có với bổ sung từ tổng công ty và bên ngoài tạo ra một đội ngũ cán bộ vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn cao.

2.3.1.8. Công tác đời sống, tiền lương

Tiếp tục ổn định đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV; cải thiện điều kiện làm việc chung; trụ sở Tổng công ty đã được nâng cấp khang trang; trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại đáp ứng được điều kiện làm việc.

Tiền lương của CBCNV được đảm bảo. Các hợp đồng lao động được kiểm tra, ký kết đảm bảo ổn định tư tưởng cho người lao động; chi thưởng lễ, tết được

+ 100% CBCNV được đảm bảo việc làm. + 100% CBCNV được mua bảo hiểm y tế. + 100% CBCNV được đóng Bảo hiểm xã hội. + 100% CBCNV được mua Bảo hiểm thất nghiệp. + Thu nhập bình quân ổn định ở mức khoảng

- Công ty mẹ: 10.500.000 đồng/người/tháng;

- Công ty QL&KT cầu Cần Thơ: 4.700.000 đồng/người/tháng; - Công ty QL&SC Đường bộ 715: 7.700.000 đồng/người/tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, học tập kết hợp với thăm quan... được cơ quan và công đoàn tiếp tục duy trì.Tiền lương của CBCNV được đảm bảo. Các hợp đồng lao động được kiểm tra, ký kết đảm bảo ổn định tư tưởng cho người lao động; chi thưởng lễ, tết được duy trì.

2.3.1.9. Công tác quản lý tài chính

Đây là khâu đầu tiên và cũng là cuối cùng của chu kỳ sản xuất. Công tác hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế, phản ánh chính xác, kịp thời sẽ giúp cho lãnh dạo công ty thấy được hiệu quả của từng công trình để có được những phương hướng quản lý thích hợp hơn.

Trong những năm qua, công tác tài chính đã thực hiện rất tốt những mặt sau: - Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán.

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và cấp trên.

- Đưa vào nề nếp chế độ ghi chép, cập nhật hoá đơn chứng từ của từng công trình.

- Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các thành viên thuộc đơn vị theo đúng quy định về tài chính.

- Đáp ứng các yêu cầu liên quan tới vấn đề tài chính cho các đội, công trình. Tuy nhiên công tác tổ chức vẫn còn một số hạn chế như:

- Việc vận dụng chính sách thuộc lĩnh vực tài chính vào doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường chưa linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đội sản xuất của đơn vị.

- Việc hướng dẫn đào tạo cán bộ quản lý thực hiện các quy định về chế độ tài chính chưa thật cụ thể, sâu sát. dẫn tới một số cán bộ quản lý còn lúng túng trong việc thực hiện các chế độ tài chính.

2.3.2. Những tồn tại trong kế hoạch hoạch định chiến lược của Tổng công ty

2.3.2.1. Tồn tại khách quan

25/02/2012 đường ôtô cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung Lương chính thức tổ chức thu phí theo TT14 của Bộ TC. Qua bốn (04) tháng thu phí tuyến cao tốc này, một thực tế khách quan là :

Tổng mức đầu tư Dự án: 9.900 tỷ Đ (mặt bằng giá của các năm 2005 - 2008).

Kinh phí thu từ thu phí: Dao động từ 30 - 30,5 tỷ Đ/tháng.

Kinh phí duy tu, bảo trì tuyến đường: khoảng 4 tỷ Đ/tháng.

Kinh phí phục vụ công tác thu phí: khoảng 2,1 tỷ đ/tháng (7%).

Dư luận xã hội: Yêu cầu phải điều chỉnh (giảm) giá thu.

Tổng mức thu được từ thu phí (sau khi trừ các khoản chi phí): 326,4 tỷ Đ/năm Theo các quy định, cơ chế hiện hành... nếu việc đầu tư tuyến đường cao tốc trên theo hình thức BOT thì Nhà đầu tư cần có khoản vốn chủ sở hữu khoảng 1.400 tỷ Đ và vốn vay là 8.500 tỷ Đ. Với mức Lãi suất huy động khoảng 9 - 10%/năm thì mức thu 326,4 tỷ Đ/năm từ thu phí là không thể đủ để trả lãi vay (mới đảm bảo được khoảng 40% yêu cầu của mức lãi vay Ngân hàng + vốn Chủ sở hữu).

Một thực tế cho thấy việc huy động nguồn vốn đầu tư BOT chỉ phù hợp với phạm vi ngắn (tuyến đường/cầu), tổng mức đầu tư vừa phải, lưu lượng xe tập trung. Điểm qua một số dự án, cụ thể :

Dự án đầu tư đầu tư cầu Cỏ May trên QL51 : Nhà đầu tư chỉ đầu tư xây dựng cầu Cỏ May nhưng được thu phí với lượng xe lưu thông trên gần 70km của tuyến QL51 sau khi nâng cấp.

Dự án An Sương - An Lạc (14km, là nơi tập trung xe vì nằm tuyến đường vành đai 2 của Tp.Hồ Chí Minh): Nhà đầu tư được thu phí với lượng xe lưu thông trên cự ly gần 140km từ Long Khánh (Đồng Nai) đến cầu Mỹ Thuận trên QL1A.

Trạm thu phí trên Xa lộ Hà nội: Nằm ở vị trí đắc địa trong GIVT thuộc vào bậc nhất Việt Nam cộng với được hưởng lợi từ các nguồn đầu tư Hạ tầng Giao thông khác (cầu Phú Mỹ, đường Nguyên Văn Linh, tuyến Đông - Tây...).

Các Dự án nêu trên, nếu xem xét kỹ lưỡng thì phần vốn Nhà đầu tư phải bỏ ra chỉ ở mức 10 - 15% so với tổng mức đầu tư của toàn bộ tuyến đường & vô hình chung Nhà nước đã hỗ trợ ở mức 85 - 90%, do vậy các Nhà đầu tư này đã thành công khi thực hiện đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án nêu trên.

Như vậy, với các thực tế khách quan :

Tổng số đầu xe trên toàn quốc: Số lượng rất nhỏ, thể hiện ngay trên hướng vận tải từ Tp.Hồ Chí Minh về miền Tây Nam Bộ (là hướng vận tải có lưu lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay) cũng chỉ đạt mức khoảng 30.000PCU/ngày, đêm.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty ĐTPT&QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 53)