5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.1 CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
2.4.1.1 Môi trường vĩ mô
Ảnh hưởng của pháp luật chính trị
Mặt thuận lợi trước tiên phải kể đến là sự ổn định về chính trị, thể chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách đã được ban hành từng bước đồng bộ hoá và đang phát huy tác dụng. Đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý Doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nhiều văn bản pháp luật theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm, phát huy tính tự chủ và công khai minh bạch của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đã triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, quốc phòng an ninh. Thực hiện tái cơ cấu từng tập đoàn và tổng công ty, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động, xác định nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh cổ phần hóa, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tăng cường kiểm soát nội bộ và công tác quản lý cán bộ. Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có bước được cải thiện. Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế, điều này khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu để phát triển.
hạch toán độc lập, tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, dần dần vươn lên đứng vững bằng đôi chân của chính mình và ngày càng lớn mạnh. Chính sách phát triển giao thông đường bộ của ngành giao thông vận tải làm cho ngành giao thông nói chung và Tổng công ty Cửu Long nói riêng thuận lợi hơn.
Bên cạnh những thuận lợi, những thay đổi về chủ trương, chính sách nhà nước và của ngành giao thông vận tải cũng đặt ra nhiều thách thức cho Tổng công ty Cửu Long. Thách thức lớn nhất là việc chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hoạt động theo luật nhà nước, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước làm cho Tổng công ty cũng phải gặp sự cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường. Thứ hai là hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng cũng có những bất cập cần sửa đổi và đang được sửa đổi. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là luật đấu thầu và việc chấp hành luật đấu thầu của người mời thầu cũng như các nhà thầu. Hiện nay càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nước ngoài, hợp tác để đòi hỏi công nghệ và hợp tác cùng phát triển nhưng những chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể để vấn đề đầu tư xây dựng cởi mở thông thoáng nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài cho ngành xây dựng còn hạn chế;
Ảnh hưởng của kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có dấu hiệu phục hồi nhẹ . Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu đề ra (5,5% ) nhưng cao hơn mức tăng (5,25% ) của năm trước. Cơ cấu nhóm nghành kinh tế tiếp tục dịch chuyển ổn định theo hướng tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm xuống , tỷ trọng của hai nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên. Lạm phát được kiểm soát ở mức 6,04% thấp nhất kể từ 10 năm gần đây. Đất nước phát triển, đời sống nhân dân tăng cao, đầu tư cho xây dựng cơ bản nhiều, đây chính là những thuận lợi chính thúc đẩy sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng.
Tuy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có dấu hiệu phục hồi nhưng khả năng tăng trưởng còn bấp bênh cộng thêm ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực. Điều này gây ra không ít khó khăn cho tiến độ thi công công trình
Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội
Về mặt xã hội khi bước vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những nền tảng cơ bản về cơ sơ hạ tầng. Mặt khác, dân số ngày càng tăng cũng đòi hỏi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nhà ở, giao thông vận tải ...đây là tác lực tích cực của Tổng công ty trong giai đoạn này. Bên cạnh đó ngành này có thể sử dụng và thu hút nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sư, thạc sĩ…
Ảnh hưởng về vị trí địa lý
Về vị trí địa lý Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi nổi và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Bên cạnh đó, nền văn hóa đặc sắc, phong phú cũng tạo sức hấp dẫn với khách du lịch. Vì vậy đây cũng là động lực để phát triển ngành xây dựng nói chung và Tổng công ty Cửu Long trong kế hoạch xây dựng các đường cao tốc xuyên Bắc Nam, các cầu nối giữa các tỉnh
Ảnh hưởng dân số
Mặt khác, nguồn nhân lực của ngành xây dựng cũng có những khó khăn: Đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỹ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận;
Ảnh hưởng khoa học công nghệ
Về khoa học công nghệ ngày càng phát triển, những dây chuyền máy móc cũ có thể bị lạc hậu một cách nhanh tróng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi người ta vận dụng điện tử tin học vào tất cả các lĩnh vực thì tốc độ phát triển và mức chi phối của công nghệ ngày càng mãnh liệt, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do không có nguồn vốn, do các thiết bị cũ khấu hao chưa đủ... người ta không muốn thay đổi công nghệ mới, và chính điều này làm cho nghèo càng nghèo hơn. Đối với Tổng công ty Cửu Long do thiết bị máy móc thường có giá trị lớn, khi thay đổi lại đòi hỏi phải đồng bộ, nên tác lực công nghệ là một khó khăn đáng lưu tâm.
2.14.1.2. Môi trường ngành
Trong môi trường ngành kinh tế Tổng công ty hầu như không phân tích đến. Yếu tố mà được Tổng công ty quan tâm nhất chính là các khách hàng là chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng, đã chỉ ra các sức ép từ phía khách hàng như: khả năng ép giá, khả năng chiếm dụng vốn. Đồng thời Tổng công ty cũng xác định cho
(Vec)
2.4.1.3 Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội, mối đe dọa của Tổng công ty ĐTPT và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long
Các cơ hội
- Vị trí địa lý thuận lợi là một trong những khu vực phát triển nhanh và ổn định nhất thế giới, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vững chắc
- Khoa học công nghệ phát triển tác động tới xây dựng
- Nhận được sự ủng hộ mạnh mẻ của Chính Phủ và các nhà đầu tư vào một số công trình lớn
- Trình độ dân trí cao.
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng
Các mối đe dọa
- Chính sách pháp luật của Nhà nước thay đổi thường xuyên.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phụ thuộc
- Đối thủ cạnh tranh mạnh
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Bảng 2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Tổng công ty
TT Yếu tố môi trường
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Tình hình kinh tế xã hội 0.1 3 0.30 2 Vị trí địa lý, dân số 0.08 3 0.24
3 Cơ chế quản lý nhà nước còn nhiều bất cập 0.08 3 0.24
4 Đối thủ cạnh tranh 0.05 3 0.15
5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.08 3 0.24
6 Sự phát triển của khoa học công nghê 0.06 2 0.12
7 Hợp tác quốc tế càng ngày càng mở rộng 0.07 3 0.21 8 Sự phát triển của các phương tiện giao thông 0.08 3 0.24
9 Sự uy tín của Việt Nam 0.06 3 0.18
10 Sự phụ thuộc vào khách hàng 0.05 2 0.10
11 Nguồn vốn từ nhà nước 0.09 4 0.36
12 Sự phát triển của ngành du lịch 0.2 2 0.40
Tổng công ty chỉ ở mức trung bình về các vấn đề chiến lược của họ ứng phó có hiệu quả với các yếu tố bên ngoài
2.4.1.4. Các nhân tố bên trong
Quản lý và Lãnh đạo
Theo QĐ số 1589/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long được thành lập với mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty ĐTPT & QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm: Hội đồng thành viên , Tổng giám đốc và kiểm soát viên. Mô hình công ty mẹ - công ty con về cơ bản giúp Tổng công ty Cửu long đổi mới mô hình hoạt đông kinh doanh theo hướng tích cực. Mô hình tổ chức gồm đơn vị sự nghiệp trong doanh nghiệp đã cho thấy là phù hợp, vừa kế thừa và phát huy được năng lực, kinh nghiệm trong QLDA, vừa chủ động hơn về tài chính theo mô hình doanh nghiệp.Tuy nhiên, Mô hình tổ chức của Tổng Công ty là sự chuyển đổi mang tính thí điểm do vậy mô hình hoạt động của Tổng công ty đến nay vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, trong thời gian qua do chủ trương trong chỉ đạo của Bộ GTVT về trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác; trách nhiệm quản lý kêu gọi nguồn vốn đầu tư.... có một số thay đổi so với chủ trương ban đầu trong Đề án thành lập nên đã ảnh hưởng đến định hướng, xác định & củng cố Mô hình phát triển Tổng công ty và việc thực hiện trách nhiệm “Chủ sở hữu” của Bộ GTVT và các Cục, Vụ thuộc Bộ chưa được quy định cụ thể, chưa có địa chỉ cụ thể để chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của “Chủ sở hữu”. Đồng thời cũng chưa thể hiện được rõ nét trách nhiệm của “Chủ sở hữu” trong thực tế, hầu như doanh nghiệp phải tự “bơi” trong quá trình hoạt động.
Chức năng lãnh đạo thực hiện tương đối tốt. Đội ngũ lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ, dày dặn kinh nghiệm gắn bó lâu năm với Tổng công ty. Hội đồng thành viên ủy quyền cho Tổng giám đốc trong các hoạt động hoạch định cũng như điều hành … đã tạo cho Tổng giám đốc phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo
Tuy nhiên cho đến nay ban lãnh đạo chưa thiết lập được chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh phù hợp với mô hình và điều kiện hoạt động
Tính đến tháng 11/2013 Tổng số lao động cuả Tổng công ty Cửu Long là 639 người. Tuổi đời bình quân trên 35 tuổi. Lao động trên đại học là 20 người chiến 3% Tổng số lao động, trình độ đại học và cao đẳng là 224 người chiếm 35%, lực lượng trung cấp, sơ cấp nghề là 202 người chiếm 31%. Lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ cao và luôn được bồi dưỡng, hoàn thiện kiến thức để quản lý điều hành dự án. Nhiều người là cán bộ lâu năm của công ty có nhiệt tình trong công tác, kinh nghiệm trong làm việc, thi công các công trình. Đội ngủ chuyên nghiệp, đã thực hiện nhiều công trình trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu ĐBSCL nên có sẵn đội ngũ Cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý dự án, am hiểu tình hình khu vực
Trong đó:
Bảng 2.4. Tổ chức nhân sự Tổng công ty Cửu Long ĐƠN VỊ TỔNG SỐ CBCNV TRÌNH ĐỘ Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp nghề LĐPT Tổng Cty Cửu Long 114 17 73 3 1 18 2 Cty 715 377 1 79 33 51 56 157
Cty cầu Cần Thơ 148 2 35 1 12 64 34
Tổng cộng: 639 20 187 37 64 138 193
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - CIPM Tiền lương trung bình của công nhân viên khá cao, đây là động lực thúc đẩy công nhân viên phấn đấu làm việc, nâng cao tay nghề để ở lại công ty lâu dài. Bên cạnh đó đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng được công ty hết sức quan tâm. Đó chính là những động lực chính, khuyến khích sự đóng góp nhiệt tình công sức cùng đồng lòng phấn đấu cho mục tiêu lâu dài của công ty
Sản xuất kinh doanh
Các sản phẩm dịch vụ tạo ra nguồn thu cho Tổng công ty bao gồm:
- Quản lý dự án xây dựng các công trình hạ tầng.
Tổng công ty đã xác định được công tác Quản lý dự án là nhiệm vụ trước mắt tạo nguồn thu ổn định cho hoạt động của bộ máy Công ty mẹ và làm cơ sở cho cho việc triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, tổ chức quản lý khai thác thu phí các công trình giao thông tạo nguồn đầu tư trở lại cho hạ tầng giao thông vì vậy Tổng công ty đã tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có trong công tác này để hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Bộ GTVT giao.
Makerting
Makerting chưa thực sự được chú trọng trong hoạt động của Tổng công ty một phần là do sự bao cấp của Nhà nước. Điều này khiến cho Tổng công ty thụ động trong việc hoàn thiện mình
Tài chính
Tính riêng năm 2013, vốn điều lệ của Tổng công ty mới được ghi từ nguồn thu phí cầu Cần Thơ là 92,464 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại thì vốn điều lệ của Tổng công ty (công ty mẹ) chỉ mới được ghi 110,683 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng, trong đó:
+ 18,149 tỷ đồng là vốn điều lệ của 2 công ty thành viên; + 74,315 tỷ thu phí cầu Cần Thơ;
+ 18,129 tỷ đồng từ nguồn tiền tài sản trên đất, từ tài sản cố định và CCDC. Như vậy, trong số vốn điều lệ nêu trên chỉ có nguồn 74,315 tỷ đồng là vốn thực có thể hoạt động nên rất khó khăn để triển khai các hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư. Mặt khác, để giải quyết vấn đề cấp bách phải hoàn thành nhằm phục vụ cho khai thác bauxite nhôm của dự án BT QL20 nên Tổng công ty đã đóng góp 24,15 tỷ đồng từ vốn điều lệ vào Công ty BT20 Cửu Long để thực hiện nghĩa vụ của Nhà đầu tư theo quy định. Do đó, số vốn điều lệ còn lại rất hạn chế để có thể triển khai được công tác đầu tư khác.
Năng lực thiết bị
Do vốn điều lệ của các Công ty thành viên rất thấp, trong khi việc ghi vốn Kế hoạch phải chờ đợi mất nhiều thời gian & thủ tục nên rất khó khăn trong huy động vốn để thực hiện các công tác duy tu bảo dưỡng các công trình cầu dây văng, đường cao tốc. Hơn nữa, với các công trình có tính chất kỹ thuật cao này đòi hỏi phải có thiết bị, công nghệ hiện đại mới thực hiện được nhưng các đơn vị cũng gặp khó khăn về vốn đầu tư nên hiệu suất lao động thấp. Mặt khác hệ thống tiêu chuẩn, định mức, áp dụng cho công tác duy tu bảo dưỡng của cầu Cần Thơ, cầu Mỹ
thời, chắp vá...Các vấn đề này đang là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.
Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty và ma trận các yếu tố bên trong
Điểm mạnh
- Đội ngủ lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ, dày dặn kinh