Phương hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 41)

lệnh. Việc sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước cho phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế là việc cần làm và nên làm để tránh những khó khăn có thể xảy ra khi nước ta hội nhập và tham gia hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng ngày càng nhiều hơn. Nhà nước ta nên có những biện pháp trước mắt là hạn chế những thiếu sót trong hoạt động lập pháp khi chưa ban hành đủ các văn bản hướng dẫn các cam kết quốc tế mà ta đã tham gia. Bởi hiện nay có những quy định của pháp luật Việt Nam còn trái với các Điều ước quốc tế, mặc dù theo nguyên tắc sẽ ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế nhưng không phải mọi cá nhân và doanh nghiệp nào cũng biết và hiểu hết các Điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

3.3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa ở ViệtNam Nam

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế hiện nay, cần có những định hướng mới cho tiến trình phát triển pháp luật hiện hành. Đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa em xin đưa ra một vài ý kiến như sau:

Nâng cao tính ổn định của pháp luật, đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể

thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Nhưng điều này dường như trái ngược với pháp luật Việt Nam hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc ổn đinh của pháp luật sẽ tạo cho doanh nghiệp sự yên tâm trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính đồng bộ, thống nhất, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta còn chưa thực

sự đồng bộ. Ngay trong pháp luật mua bán hàng hóa là một bộ phận rất nhỏ mà có rất nhiều vấn đề không có tính thống nhất. Vì vậy cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, và đảm bảo sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các công ước và tập quán quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, đồng thời đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Tính minh bạch của pháp luật, tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất

quan trọng Các văn bản pháp luật khi ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung cần được công bố, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thương nhân nói riêng và các tầng lớp khác trong xã hội nói chung biết đến và thực hiện theo. Khi các quy định của pháp luật được ban hành mà không được công khai phổ biến rộng rãi, không đảm bảo tính minh bạch thì rất khó có thể đi vào thực tiễn và trở thành công cụ quản lý nhà nước hiệu quả.

Tóm lại, cần tích cực hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa nói riêng và pháp luật về thương mại nói chung sao cho phù hợp với thực tiễn, không xa rời thực tiễn và phù hợp với cả những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

KẾT LUẬN

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng cũng đã thay đổi đáng kể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế tuy

nhiên vẫn cần có rất nhiều việc phải làm, một trong số đó là khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa những quy định của pháp luật trong nước, khắc phục những nội dung bất cập, không đi vào cuộc sống trong một số văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở xem xét một cách khái quát lý luận về hệ thống pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và được nghiên cứu thực tiễn việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong thời gian thực tập tại công ty Tin học Thương mại công nghệ và tư vấn ICT, em nhận thấy việc quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay vẫn cần thiết có những chỉnh sửa kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w