Quyền và nghĩa vụ của bên mua

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 33)

- Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng. Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua Theo quy định tại điều 56 - LTM 2005. Nhận hàng là việc bên mua công nhận nghĩa vụ giao hàng của bên bán, tức là bên mua đã nhận hàng về mặt pháp lý. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợp đồng, mà bên mua không tiếp nhận thì bên mua vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận và các bên có thỏa thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh toán, thì áp dụng quy định của pháp luật về địa điểm thanh toán theo. Điều 54 LTM, thời hạn thanh toán theo Điều 55 LTM - 2005.

Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, Điều 310 và Điều 312 LTM để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoạc pháp luật có quy định khác (Điều 306 LTM).

Các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa có một số quy định chưa hợp lý và chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

- Địa điểm giao hàng. Theo điều 433 và Điểm b- khoản 2 Điều 284 BLDS - đia

điểm giao hàng là tại trụ sở của người có quyền - tức người mua. Nhưng theo điểm d- Khoản 2 Điều 35 LTM - địa điểm giao hàng lại là tại địa điểm kinh doanh của người bán. Rõ ràng đang có sự chồng chéo giữa hai văn bản pháp luật, một là luật chung và một là luật riêng. Địa điểm giao hàng có thể là tại địa điểm của bên mua hoặc bên bán nhưng cần có tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Không nên có sự chồng chéo luật như vậy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình áp dung vào thực tế.

- Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu và chuyển đổi rủi ro. Đây là vấn đề khá phức

tạp. Tại Điều 62 LTM 2005 quy định nếu không có thỏa thuận khác hoăc pháp luât không có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kê từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Tại các quy định chuyển giao rủi ro từ Điều 57 đến Điều 61 cũng có nhắc đến khái niệm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên thời điểm hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì Luật lại không quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay trên thực tế.

Trong một số văn bản pháp luật nước ngoài về vấn đề chuyển đổi rủi ro này được quy định có phần rõ ràng hơn. Ví dụ như điều 17 Luật bán hàng của Anh năm 1979 quy định: trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là vật đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua. (vật đặc định là những vật phân biệt được với những vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí).

Thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty Tin học Thương mại công nghệ và Tư vấn ICT

- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng: Hợp đồng được giao kết trên cơ sở tự do, tự nguyện của hai bên. Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng thì nguyên tắc mà Công ty đưa ra là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, cho bạn hàng và giữ uy tín trong kinh doanh, Công ty luôn thực hiện hợp đồng trên tinh thần đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng. Công ty luôn thực hiện theo thời hạn đã được thỏa thuận, nếu phát hiện bên nào không thực hiện đúng hợp đồng thì bên kia có quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng có hiệu lực thực hiện thì bên mua phải thanh toán và nhận hàng theo thời hạn đã thỏa thuận. Một nguyên tắc nữa là phải thực hiện một cách trung thực, bình đẳng và cùng có lợi, đảm bảo tin cậy lẫn nhau khi tiến hành giao dịch hàng hóa.

- Tiến độ thực hiện hợp đồng: tùy loại hợp đồng cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận về địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức giao hàng có lợi nhất cho cả hai bên. Đa số các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty giao hàng tại kho của Công ty bên B ( bên bán) giao hàng cho bên A (bên mua) tại kho của bên B trên phương tiện bên A. Thời gian giao hàng có thể quy định cụ thể ngày giao hàng hoặc quy định một khoảng thời gian để giao hàng trong thời gian đó.

- Điều khoản chất lượng: được Công ty và các bạn hàng thỏa thuận trên cơ sở các quy định về chất lượng, đối với những sản phẩm mà chất lượng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam thì sản phẩm giao bán cũng phải đạt được những tiêu chuẩn như vậy. Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng chất lượng hàng hóa như đã thỏa thuận. Khi giao nhận, người mua phải kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp người mua phát hiện ra có những sản phẩm không đáp ứng đúng yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì có quyền:

+ Hoặc không nhận sản phẩm đó, phạt vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng.

+ Hoặc nhận sản phẩm đó với điều kiện bên bán phải chịu phạt vi phạm về chất lượng hoặc phải chịu giảm giá

+ Yêu cầu thay thế bằng những sản phẩm có chất lượng chuẩn trước khi giao nhận.

- Điều khoản giá cả: trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Tin học Thương mại Công nghệ và tư vấn ICT có ghi rõ đơn giá mặt hàng (bao gồm thuế giá trị gia tăng và tiền vận chuyển, bốc xếp), tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ.

- Phương thức thanh toán: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, các bên thỏa thuận phương thức thanh toán như sau: Bên B thanh toán cho bên A % giá trị hợp đồng nhất định ngay sau khi ký hợp đồng, % giá trị của hợp đồng sẽ được thanh toán sau khi hai bên đã ký biên bản nghiệm thu hoặc thanh toán sau khi đã hoàn thành. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền VND, USD hoặc bằng Séc thông qua chuyển khoản qua tài khoản của Công ty tại ngân hàng Sài Gòn thương Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô.

- Cam kết thực hiện: trong quá trình sản xuất, nếu phát hiện hàng không đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật hoặc chất lượng không đúng như bản chào thì bên A có quyền đổi lại, mọi phí tổn sẽ do bên B chịu. Hai bên cùng cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản nêu trên, bên nào vi phạm bên đó phải chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, hai bên chủ động thương lượng giải quyết đảm bảo hai bên cùng có lợi. Trường hợp không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án kinh tế để giải quyết. Phán quyết của Tòa án kinh tế sẽ là quyết định cuối cùng cho vụ tranh chấp. Chi phí cho hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.

Kết luận: Công ty tin học Thương Mại công nghệ và tư vấn ICT đang thực hiện

khá nghiêm túc các quy định về hợp đồng theo Pháp luật hiện hành. Vấn đề giao nhận hàng hóa mặc dù chưa được pháp luật quy định một cách thống nhất nhưng công ty đã tự đưa ra một quy định cụ thể trong các hợp đồng, đó là việc giao hàng sẽ được tiến tại kho của bên B (Bên bán) theo quy định của LTM – 2005. Các quy định cơ bản đều được soạn thảo và ghi trong hợp đồng khá rõ ràng, giúp cho việc thực hiện hợp đồng thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w