Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 40)

động mua bán hàng hóa

Hiện nay, trong thời buổi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiền. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng trở nên sôi động. Vì vậy sẽ không tránh khỏi những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật thương mại vào thực tiễn.

- Đối với vấn đề nội dung của hợp đồng. Hiện nay, LTM 2005 không quy định các điều khoản bắt buộc đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các bên được toàn quyền thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luât nên quy định các điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Quy định như vậy sẽ tạo ra các cơ sở pháp lí chắc chắn cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu sơ sài thì có thể xảy ra trường hợp hợp đồng vô hiệu hoặc tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện

- Hình thức của hợp đồng, luật nên cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức, không chỉ hạn chế trong ba hình thức quy đinh như hiện nay. Các bên có thể sử dung mọi cách thực hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, kể cả việc sử dụng lời khai của nhân chứng để tương đồng với quy định theo công ước Viên 1980 về hình thức hợp đồng. Và cũng nên quy định rõ hơn trường hợp nào thì hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản.

- Chuyển đổi rủi ro, pháp luật nên quy định rõ khi nào thì người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có như vậy các quy định về chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua đói với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa mới được coi là có tính chặt chẽ.

- Vấn đề địa điểm giao hàng cần được thống nhất lại, không thể để tồn tại thực trạng như hiện nay, BLDS quy định theo một cách, Luật chuyên ngành lại quy định theo cách khác. Điều đó làm mất đi mạch thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung. Địa điểm giao hàng có thể ở địa điểm của người bán, cũng có thể ở địa điểm của người mua nhưng nó cần có tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật tránh tình trạng “ ông nói gà, bà nói vịt” gây ra những tranh chấp không đáng có.

- Cần có những sửa đổi và bổ sung về pháp luật thương mại khi nước ta ra nhập

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 40)