Quyền và nghĩa vụ của bên bán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 31)

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận. Dù trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thỏa thuận như thế nào thì giao hàng vẫn là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thỏa thuận về điều kiện giao nhận hàng hóa nhằm mục đích xác định trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên.

- Hàng hóa phải được giao đúng đối tượng và chất lượng. Đối tượng và chất

lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật theo Điều 39- LTM 2005

- Hàng hóa phải giao đúng số lượng. Bên bán phải giao hàng hóa đúng số lượng

như đã thỏa thuận. Nếu giao hàng thiếu, bên bán đã vi phạm hợp đồng, bên bán phải giao đủ số lượng và phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu đó. Nếu trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Nếu người mua từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. Theo điều 43 – LTM 2005

- Hàng hóa phải được giao cùng với chứng từ liên quan đến hàng hóa nếu như

hai bên có thỏa thuận về chứng từ liên quan. Nếu chỉ giao hàng mà không giao các chứng từ liên quan, làm cho người mua chưa sử dụng hoặc định đoạt được hàng hóa đó thì có thể coi như bên bán chưa giao hàng.

- Hàng hóa phải giao đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận theo quy định tại

Khoản 1 – Điều 35 và Điều 37- LTM 2005. Khi bên bán thông báo thời điểm giao hàng cho bên mua thì thời điểm đó trở thành thời điểm giao hàng cố định và bên bán phải thưc hiện việc giao hàng tại thời điểm đó như đã thông báo. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như theo khoản 2 - Điều 35.

- Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua. Để có thể chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua, tạo điều kiện cho bên mua có thể tự do định đoạt đối với hàng hóa được mua theo hợp đồng, bên bán phải đảm bảo hàng hóa không có bất cứ “khuyết tật pháp lý” nào theo quy định tại Điều 45, Điều 46 LTM 2005. Theo Điều 62 LTM 2005, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa cũng có thể được chuyển giao từ bên bán sang bên mua ở những thời điểm khác nhau, tùy theo tính chất của hàng hóa và phương thức mua bán. Đối với hàng hóa mua bán là động sản, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua. Đối với hàng hóa mua bán là bất động sản, việc giao nhận hàng hóa được thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua khi bên bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa đó cho bên mua.

- Chuyển đổi rủi ro. Về nguyên tắc, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định từ Điều 57 đến điều 61 LTM 2005. Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do nhận hàng. Bên mua không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng kí hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kì cách thức nào.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thưc tế áp dụng tại Công ty Tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT (Trang 31)