Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 317 – LTM 2005.
Thương lượng, đây là hình thức được đa số các bên sử dụng khi xảy ra tranh
chấp trong quá trình hoạt đông mua bán hàng hóa. Hai bên sẽ tự thỏa thuận và đi đến thống nhất sẽ xử lý tranh chấp theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên. Đây cũng là hình thức giải quyết tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời giữ được mối quan hệ tốt giữa các bên tham gia hợp đồng
Hòa giải, biện pháp hòa giải được áp dụng khi hai bên không thể tự giải quyết
được mâu thuẫn đang xảy ra và phải nhờ đến bên thứ ba can thiệp. Bên thứ ba đó đóng vai trò là trung gian hòa giải, đảm bảo một cách công bằng nhất quyền và nghĩa vụ của hai bên mua và bán.
Giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án, đây là hình thức giải quyết cuối cùng mà
giải được nữa. Việc giải quyết bằng trọng tài thương mại chỉ được tiến hành khi các bên có thỏa thuận theo quy định tại Khoản 1- Điều 5 – Luật trọng tài thương mại 2010. Khi không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,các bên sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền.
Các hình thức giải quyết tranh chấp trên là khá phù hợp với tình hình các doanh nghiệp hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tranh chấp mà các doanh nghiêp sẽ tư tìm đươc cho mình cách thức giải quyết đúng đắn và phù hợp nhất.
Trong thực tế, đa số các công ty khi xảy ra tranh chấp, phần lớn họ đều giải quyết
theo hướng thương lượng, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, lại tránh những thủ tục pháp lý phức tạp. Tại Công ty Tin học thương mại ICT phương thức thương lượng hòa giải cũng được xem là phổ biến nhất, chỉ khi nào không thể thỏa thuận được các bên mới đưa ra Tòa án kinh tế để giải quyết. Phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước tại Công ty quy định về việc giải quyết tranh chấp: “Trong trường hợp có tranh cãi, khiếu nại hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, hay có liên quan đến hợp đồng này hoặc do vi phạm hợp đồng, hai bên sẽ gặp nhau thương lượng và vận dụng mọi nỗ lực tốt nhất để hòa giải; Nếu hai bên không hòa giải được thì tranh chấp sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Hà Nội để giải quyết theo luật định. Phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng buộc hai bên phải tuân theo. Toàn bộ chi phí do bên thua chịu trách nhiệm chi trả”. Lý do là cả hai bên đều không muốn mất thời gian và chi phí.
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài nếu không thương lượng được thì các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là phương thức ít được lựa chọn nhất không phải chỉ riêng ở Công ty Tin học Thương mại và tư vấn ICT mà ở các công ty khác. Bởi mức phí đưa ra Trọng tài còn khá lớn so với phí đưa vụ kiện ra Tòa án, trong khi các phán quyết Trọng tài được đưa ra có thực hiện tốt được hay không phải dựa trên sự tự nguyện của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả tuy nhiên lại chưa thực sự phù hơp với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Thực tế tại Công ty Tin học Thương mại và tư vấn ICT chưa có tranh chấp nào phải đưa ra Trọng tài hay Tòa án.
Theo Điều 319 – LTM 2005 quy định, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp
thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm. Ở đây vấn đề lỗi không được đề cập đến. Theo quan điểm pháp luật Việt Nam về hợp đồng, lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng nhưng lại không có sự điều chỉnh giữa lỗi và thời hạn khiếu nại, khởi kiện. Trong khi pháp luật Thương mại quốc tế, tiêu biểu là Công ước Viên 1980 tuy không coi lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm nhưng lại có sự điều chỉnh giữa mức độ lỗi và thời hạn khiếu kiện theo nguyên tắc bên bị vi phạm mất quyền khiếu kiện nếu không tuân thủ thời hạn khiếu kiện theo thỏa thuận hay do luật quy định. Điều 39.2 Công ước Viên 1980 có quy định: “Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.” Điều 40 Công ước Viên có quy định thêm rằng: “Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.”
Có thể thấy quy định về thời hiệu khởi kiện cỉa Công ước Viên 1980 là rõ ràng hơn rất nhiều so với quy định tại Điều 319 – LTM 2005 trong vấn đề cố tình vi phạm hợp đồng. Điều 319 quy định một cách khá chung chung và không rõ ràng, dẫn đến khi áp dụng vào thực tế sẽ không có tính phù hợp, nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO lại càng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với các văn bản pháp luật Thương mại quốc tế.
Kết luận chương 2:
Thực trạng pháp luật về mua bán hàng hóa hiện nay ở nước ta nhìn chung đã được đưa vào thực tế và áp dụng khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số điều khoản vẫn chưa phù hợp với thực tế, có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện những hành lách luật. Cần có một số thay đổi và điều chỉnh trong các quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn hơn nữa. Hạn chế những khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh.