Hiện nay có hai văn bản pháp luật chính điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại đó là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005.
- Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán trong thương mại ghi nhận và đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng Thương mại đối với tất cả các chủ thể . Các chủ thể được quyền tự do thỏa thuận mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng sao cho không vi
phạm các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường.
- So với LTM 1997, LTM 2005 đã có những cải thiện đáng kể, mở rộng phạm vi áp dụng hơn trước. Đối tượng áp dụng của LTM năm 2005 không chỉ dừng lại ở các thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam mà còn cả những thương nhân có hoạt động thương mại tại nước ngoài. Bên cạnh đó Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Việc mở rộng phạm vi quy định về hàng hóa đã giảm đi phần nào sự giới hạn về phạm vi áp dụng của Luật.
- Các điều khoản nhìn chung đã khá phù hợp với các văn bản pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa với pháp luật và thông lệ quốc tế
- Tuy nhiên vẫn còn những bấp cập trong hệ thống pháp luật điều chỉnh. Một số điều khoản còn quy định sơ sài chưa chi tiết, rõ ràng. Một số điều khoản lại thiếu tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật gây ra sự chồng chéo khi áp dụng vào thực tiễn.