Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 85)

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác theo hƣớng giá trị, chất lƣợng cao, ổn định sản xuất khai thác ven bờ và vùng lộng, đẩy mạnh khai thác xa bờ, bảo vệ nguồn lợi hải sản;

- Tiếp tục phát triển hình thức sản xuất theo tổ đội đoàn kết, tổ hợp tác kinh tế trên biển trong khai thác hải sản. Đây là hình thức tổ chức sản xuất hiện đang đem lại hiệu quả của bà con ngƣ dân.

- Khuyến khích một số ngƣ dân có năng lực về kinh tế và kinh nghiệm trong sản xuất thành lập các Doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất khai thác hải sản, Doanh nghiệp tƣ nhân kinh doanh dịch vụ thu mua hải sản và dịch vụ cung cấp nhiên liệu trực tiếp trên biển.

- Từng bƣớc áp dụng và nhân rộng mô hình tổ chức quản lý, sản xuất khai thác và BVNL thủy sản theo hình thức đồng quản lý. Đây là mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng và các bên có liên quan khác thống nhất chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Tổ chức sản xuất phù hợp với việc quản lý nguồn lợi thủy sản nhất là khi nguồn lợi này đang trên đà suy giảm.

- Sắp xếp lại lao động trong khai thác hải sản, đặc biệt là lao động vùng biển ven bờ bằng cách tạo thêm nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực tiểu thủ

75

công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, kinh tế trang trại, dịch vụ, du lịch..., góp phần ổn định thu nhập và việc làm cho lao động nông thôn nghề cá ven biển.

- Phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản cho chính quyền cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣ dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi đôi với kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 85)