Vốn đầu tư phát triển khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 65)

- Biến động tổng vốn đầu tƣ phát triển khai thác hải sản:

Bảng 3.25. Biến động vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

ĐVT: triệu đồng Vốn đầu tƣ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TT QB (%) Tổng vốn đầu tƣ 2.291.244 3.187.479 3.766.696 3.898.493 4.314.818 5.141.745 17,5 Nông,lâm nghiệp và thủy sản 163.986 168.004 176.304 189.576 218.147 259.860 9,6 Khai thác hải sản 14.800 29.310 35.690 40.180 47.300 54.340 29,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình

Qua bảng 3.25 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013: tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 17,5%, vốn đầu tƣ ngành khai thác hải sản tăng tƣơng đối nhanh, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 29,7%. Tuy nhiên, Cơ cấu vốn đầu tƣ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nói chung và ngành khai thác hải sản sản nói riêng rất nhỏ so với tổng số vốn đầu tƣ. Cụ thể năm 2013, vốn đầu từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,1% tổng vốn đầu tƣ trong khi

55

ngành khai thác hải sản chỉ chiếm 1,1% tổng số vốn đầu tƣ toàn tỉnh và chiếm 20,9% tổng vốn đầu tƣ vào ngàn nông, lâm nghiệp và thủy sản. Vốn đầu tƣ trong lĩnh vực khai thác hải sản của Nhà nƣớc còn hạn chế trong khi vốn của dân còn ít vì xuất phát điểm thấp, việc vay vốn phải dùng đất, bất động sản để thế chấp, chƣa có cơ chế cho vay theo hình thức thế chấp tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay là tàu cá.

- Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển khai thác hải sản:

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2013, cơ cấu vốn để đầu tƣ phát triển khai thác hải sản nhƣ sau:

+ Đối với tàu có công suất dƣới 20cv: Vốn vay phục vụ đóng tàu và mua trang thiết bị cơ cấu theo hƣớng có 64% số hộ vay 80-100% giá trị, 14% số hộ vay 60-<80% giá trị, 17% số hộ vay 40-<60% giá trị, 4% số hộ vay 20-<40% giá trị. Về vốn vay phụ vụ chi phí chuyến biển cơ cấu theo hƣớng chỉ có khoảng 7% số hộ vay nậu vựa, số còn lại là vốn tự có hoặc thiếu nợ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, nƣớc đá, …

+ Đối với tàu có công suất từ 20cv trở lên: Vốn vay phục vụ đóng tàu và mua trang thiết bị cơ cấu theo hƣớng có 32% số hộ vay 80-100% giá trị, 52% số hộ vay 60-<80% giá trị, 8% số hộ vay 40-<60% giá trị, 7% số hộ vay 20- <40% giá trị và chỉ 1% số hộ vay dƣới 20% giá trị. Về vốn vay phụ vụ chi phí chuyến biển cơ cấu theo hƣớng 30% số hộ vay nậu vựa, số còn lại là vốn tự có hoặc thiếu nợ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, nƣớc đá,… Số này sau mỗi chuyến biển chủ tàu sẽ thanh toán.

Qua kết quả điều tra ta thấy, tỷ lệ vốn tự có của ngƣ dân để đầu tƣ đóng mới, mua sắm phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ khai thác hải sản vẫn chƣa nhiều, tỷ lệ vốn tự có còn ít, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay khi mà cơ chế tiếp cận tín dụng thay đổi theo hƣớng mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣ dân tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ phát triển phƣơng tiện khai thác hải sản.

56

Tuy lệ vốn vay nậu vựa ít kèm theo đó là sự giảm lệ thuộc giữa ngƣ dân và chủ nậu vựa.

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 65)