Giải pháp về điều chỉnh năng lực khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 83)

- Điều chỉnh năng lực khai thác theo công suất:

+ Từng bƣớc giảm dần số lƣợng tàu cá có công suất dƣới 20cv bằng cách không đóng mới, mua mới từ tỉnh khác về loại tàu có công suất dƣới 20cv, chuyển đổi nghề khai thác sang các nghề khác trên cơ sở đảm bảo sinh kế cho ngƣ dân.

+ Từng bƣớc giảm dần số tàu có công suất từ 20cv đến dƣới 90cv trên cơ sở cấm đóng mới, mua từ ngoại tỉnh về các tàu có công suất dƣới 30cv theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không phát triển, đóng mới tàu có công suất dƣới 50cv, khuyến khích cải hoán máy các tàu có công suất từ 20-<50cv lên tàu trên 50cv, cải hoán máy các tàu có công suất từ 50-<90cv lên tàu trên 90cv khai thác xa bờ. Đối với các địa phƣơng vùng bãi ngang ven biển xƣ Ngƣ Thủy Bắc, Ngƣ Thủy Trung, Ngƣ Thủy Nam (huyện Lệ Thủy), Hải Ninh (Quảng Ninh), Nhân Trạch (Bố Trạch), ... trên cơ sở khảo sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản có thể cho phép duy trì số lƣợng tàu cá công suất nhỏ nhƣng không đƣợc phép phát triển thêm.

+ Khuyến khích việc đầu tƣ, đóng mới, cải hoán tàu cá có công suất từ 90cv trở lên tham gia khai thác hải sản tại vùng khơi và vùng biển xa, đặc biệt là tại các địa phƣơng có truyền thống nghề cá nhƣ: Bảo Ninh (Đồng Hới), Đức Trạch (Bố Trạch), Quảng Phúc, Cảnh Dƣơng (Quảng Trạch), ...

- Điều chỉnh theo nghề khai thác:

+ Từng bƣớc giảm dần số lƣợng tàu cá nghề ven bờ và nghề giã do đây là các nghề đem lại hiệu quả thấp, sản lƣợng khai thác hải sản ngày càng giảm trong khi nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ đang ngày càng cạn kiệt dần.

+ Phát triển ổn định các nghề Câu, Chụp, Rê; đầu tƣ phát triển nhanh nghề Vây, du nhập thêm các nghề mới khai thác có hiệu quả vào Quảng Bình.

73

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 83)