Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 30)

- Vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ 17005’02" - 18005'12'' Bắc và kinh độ 105036'55'' - 106059'37'' Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 116,04 km; Phía Tây giáp CHDCND Lào bởi dãy Trƣờng Sơn với 201,87 km đƣờng biên giới. Tính đến cuối năm 2013, Quảng Bình có 7 huyện, thành phố, đó là: huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới, trong đó huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và TP. Đồng Hới là các địa phƣơng tiếp giáp biển. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2, chiếm 2,45% về diện tích cả nƣớc.

Quảng Bình có Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc Nam, Quốc lộ 12 đến cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có các cảng Nhật Lệ, sông Gianh và Hòn La, sân bay Đồng Hới, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng... cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Vị trí địa lý đó đã tạo cho tỉnh có một lợi thế đặc biệt trong phát triển nông lâm thuỷ sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá với thị trƣờng rộng lớn.

- Đặc điểm địa hình, hệ thống sông suối:

Vùng biển của tỉnh có 5 hòn đảo nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Vũng Chùa với tổng diện tích 185 ha, vùng biển phía Nam tiếp giáp đảo Cồn Cỏ góp phần hình thành các ngƣ trƣờng tốt vừa tạo điều kiện làm nơi tập kết, trú đậu tàu cá và là những căn cứ phát triển nghề cá trong tƣơng lai.

20

Bờ biển Quảng Bình có địa hình, địa mạo tƣơng đối không bằng phẳng, địa hình bờ biển khá lồi lõm, độ dốc khá lớn. Độ sâu lớn nhất không quá 100 m, bờ biển dốc, cách bờ 7 - 8 km đã có độ sâu 15 - 25 m. Từ 25 m nƣớc trở vào có nhiều rạn đá ngầm và quanh các đảo Hòn La, Hòn Nồm có các rạn San hô là nơi trú ngụ và sinh sản nhiều loại hải sản.

Vùng ven biển đƣợc phân thành ba khu vực: vùng cửa Roòn - cửa Gianh; vùng cửa Gianh - cửa Nhật Lệ; vùng cửa Nhật Lệ - giáp Quảng Trị, mỗi vùng có đặc điểm địa hình và chất đáy khác nhau.

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông suối lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2 . Có 5 sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ:

- Cửa Roòn là nơi tập trung phần lớn tàu cá của các xã phía Bắc huyện Quảng Trạch. Cửa lạch hẹp, độ sâu nhỏ, luồng lạch dễ bị biến đổi, đặc biệt trong mùa mƣa lũ thƣờng xãy ra hiện tƣợng lũ quét. Cửa sông rộng khoảng 150 m, độ sâu lớn nhất 4,5 m nƣớc, cạn nhất 1,5 m nƣớc và trung bình 2,5 - 3,5 m nƣớc.

- Cửa Gianh có chiều rộng, độ sâu lớn và luồng lạch ổn định ít bị thay đổi, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển cảng cá, bến đậu cho tàu cá và phát triển ngành khai thác. Chiều rộng cửa là 500 m, độ sâu lớn nhất trên 10 m nƣớc, cạn nhất 5 m nƣớc và trung bình 6 - 7 m nƣớc. Đây là nơi tập trung phần lớn tàu cá công suất lớn của huyện Quảng Trạch và Bố Trạch.

- Cửa Nhật Lệ có chiều rộng cửa khoảng 200 m. Độ sâu lớn nhất 9 - 10 m nƣớc, nhỏ nhất 4 - 5 m nƣớc và trung bình 6 - 7 m nƣớc. Đây là nơi tập trung chủ yếu tàu cá của TP. Đồng Hới, có điều kiện để phát triển xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá.

- Cửa Lý Hoà là cửa sông nhỏ, độ sâu nhỏ và luồng lạch thƣờng bị biến đổi, nhất là trong mùa mƣa lũ. Chiều rộng cửa khoảng 25 m. Độ sâu lớn nhất 4 m nƣớc, cạn nhất 0,5 m nƣớc và trung bình 2 - 2,5 m nƣớc.

21

- Cửa Dinh là cửa sông nhỏ và cạn nhất trong 5 cửa sông chính của tỉnh. Luồng lạch có nhiều biến đổi phức tạp. Chiều rộng cửa khoảng 30 m. Độ sâu lớn nhất 2 m nƣớc, nhỏ nhất 0,6 m nƣớc và trung bình 1 - 1,5 m nƣớc. Tàu cá neo đậu ở đây với số lƣợng rất ít và chủ yếu là loại công suất nhỏ hoặc thuyền thủ công.

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn:

+ Khí hậu thời tiết: Khắc nghiệt, đặc trƣng của các tỉnh Bắc miền trung. Từ tháng 4 đến tháng 9 thời tiết thuận lợi cho khai thác hải sản. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mƣa nhiều, thƣờng có bảo và gió mùa, không thuận lợi cho khai thác hải sản.

+ Thủy triều: Vùng biển Quảng Bình có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần nƣớc lớn và 2 lần nƣớc ròng. Thời gian triều dâng thƣờng dƣới 10 giờ, thời gian triều rút từ 15 - 16 giờ.

- Nguồn lợi hải sản: Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngƣ trƣờng trọng điểm của miền Trung với trữ lƣợng nguồn lợi 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lƣợng của cả nƣớc gồm trên 670 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài, gồm 50 loài tôm, 20 loài mực và 40 loài cá có giá trị kinh tế cao.

Vùng ven bờ có một số rạn san hô, thảm thực vật là bãi để của nhiều là hải sản có giá trị nhƣ tôm Hùm, ốc hƣơng, mực ống, cá mú, cá chuồn,…

Một phần của tài liệu Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 30)