Trình ứng dụng lắp ráp assembly design

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 50)

Hình 5-17 Tạo gân chịu lực bằng lệnh Stiffener

5.1.4. Trình ứng dụng lắp ráp assembly design

5.1.4.1. Tính năng của assembly design

Trong thiết kế máy hoặc một hệ thống thiết bị, người thiết kế thường được đòi hỏi kỹ năng thiết kế lắp ráp. Vì trong nguyên tắc thiết kế chế tạo máy, một bản vẽ lắp hoàn chỉnh phải được thiết kế trước, sau đó mới tính đến các thông số hình học trong từng chi tiết đơn.

Trong môi trường ứng dụng CAD/CAM, nhờ những thông số hình học của từng chi tiết đơn ấy chúng ta dễ dàng thiết kế và dựng mô hình 3D cho sản phẩm. Sau đó chúng ta sẽ lắp ráp chúng lại với nhau theo từng thuộc tính ràng buộc và các mối quan hệ tương tác của các chi tiết, từ đó dễ dàng phát hiện ra những sai sót trong thiết kế ban đầu để hiệu chỉnh và thay đổi mô hình một cách nhanh chóng.

Với phần mềm Catia, tính năng của trình ứng dụng lắp ráp Assembly Design rất dễ dàng sử dụng và đầy đủ các tính năng ràng buộc. Nhờ đó mà ta có thể xây dựng mô hình lắp ráp 3D nhanh chóng, cùng với những thuộc tính cho phép gán vật liệu mà sản phẩm 3D hoàn chỉnh có một cách thể hiện trung thực.

Hình 5-18 Môi trường làm việc Assembly Design

5.1.4.2. Phương pháp, trình tự thiết kế bản vẽ lắp trong assembly design

Sau khi thiết kế nên các chi tiết chúng ta sẽ sử dụng tính năng của trình ứng dụng lắp ráp Assembly để xây dựng nên mô hình lắp ráp 3D nhanh chóng, cùng với những thuộc tính cho phép gán vật liệu vào sản phẩm 3D tạo ra cách nhìn trung thực cho sản phẩm.

Để tiến hành thiết kế một bản vẽ lắp chúng ta cần gọi tên các chi tiết đã được thiết kế hoặc gọi các sản phẩm có sẵn từ thư viện của Catia. Tùy vào mối liên hệ ràng buộc giữa các chi tiết mà chúng ta lựa chọn nên các ràng buộc cho các chi tiết đó. Những ràng buộc lắp ghép cũng tuân thủ theo các dạng chuyển động tự do của chi tiết. Một chi tiết trong không gian có 6 chuyển động tự do hay còn gọi là 6 bậc tự do.

Ràng buộc là cụm từ dùng để khống chế các phương chuyển động tự do của vật thể trong không gian 3 chiều. Ở đây, chúng ta vừa khống chế phương chuyển

động tự do vừa tạo mối quan hệ giữa vật thể tự do và vật thể cố định. Khi thay đổi vị trí của vật thể cố định sẽ kéo theo các vật thể tự do có mối quan hệ với nó.

Trong thiết kế bản vẽ lắp bằng Assembly có 4 ràng buộc cơ bản đó là:

- Concidence Constrain: ràng buộc đồng trục, điểm, mặt phẳng cho các đối tượng

Hình 5-19 Ràng buộc đối tượng đồng trục - Contact Constraint: ràng buộc tiếp xúc cho các đối tượng

Hình 5-20 Ràng buộc đối tượng tiếp xúc

Hình 5-21 Ràng buộc khoảng cách - Angle Constrain: ràng buộc theo góc giữa các đối tượng.

Sau khi lắp ráp xong sản phẩm nếu thấy cần phải hiệu chỉnh bất kỳ một phần nào đó của chi tiết con trong môi trường lắp ghép chúng ta vẫn có thể chỉnh sữa từng chi tiết đó để tạo ra sản phẩm với độ chính xác cao hơn. Lúc đó giao diện sẽ trở về trình Part Design và chúng ta có thể thao tác chỉnh sửa giống như trong trình Part Design đối với chi tiết cần hiệu chỉnh.

Một ứng dụng quan trọng nửa của trình Assembly là tạo hình ảnh cho các trạng thái sản phẩm trước và sau khi lắp ráp. Nó cho chúng ta cách nhìn trực quan về quá trình lắp ráp sản phẩm một cách trung thực và chính xác. Chúng ta có thể xem sản phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau và lưu lại cảnh lắp ráp cho từng trạng thái.

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 50)