Cơ cấu pittông– thanh truyền trục khuỷu

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 36)

Nhiệm vụ: cơ cấu pittông – thanh truyền – trục khuỷu có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của pittông – xylanh thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại. Hay nói cách khác có nhiệm vụ biến nhiệt năng (nhiệt của khí cháy tác dụng lên đầu pittông) thành cơ năng (momen quay của trục khuỷu).

Kết cấu:

Hình 2-10 Nhóm pittông– thanh truyền

1 – Mũi tên trên pittông; 2 – Khổ; 3 – Cấp pittông; 4 – Cấp của lỗ chốt pittông; 5 – Cấp của thanh truyền; 6 – Số của xylanh

+ Nhóm pittông:

Pittông được làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ cao, đỉnh pittônglà phần trên cùng của pittông, cùng với xylanh và nắp xylanh (nắp quylat) tạo thành buồng cháy. Đỉnh pittôngđộng cơ VAZ21213 được đúc lõm như hình vẻ mục đích là để tạo sự xoáy lốc và để tạo hổn hợp nhiên liệu và không khí tốt hơn. Đầu pittông có 2 xécmăng khí và 1 xécmăng dầu. Xécmăng khí thứ nhất được làm bằng thép để chịu được nhiệt độ cao do tiếp xúc gần khí cháy nhất và chịu mài mòn nhiều, xécmăng khí thứ hai được làm bằng gang vì nó chịu được

nhiệt độ thấp hơn so với xécmăng khí thứ nhất. Xécmăng dầu được làm bằng hợp kim thép không gỉ dùng để ngăn dầu nhờn sục vào buồng cháy.

Trong động cơ VAZ21213, chốt pittông được lắp tự do nên khi làm việc chốt mòn đều và do chốt xoay tự do quanh đường tâm của nó nên mặt chịu lực luôn thay đổi khiến cho chốt ít bị mỏi. Ngoài ra, khi có chất bẩn bám vào đầu nhỏ hay bệ chốt thì nó vẫn có thể làm việc được.

+ Nhóm thanh truyền: Nhóm thanh truyền là cơ cấu nối pittông với trục khuỷu.

Hình 2-11 Thanh truyền của động cơ VAZ21213

Động cơ VAZ21213 sử dụng thanh truyền mà đầu to thanh truyền có dạng phân đôi, có bulông gắn giữa nắp đầu to với thân. Mặt phân cách ở giữa nắp và thân có gờ để chống lực cắt bulông.

Nhóm thanh truyền gồm thanh truyền, bulông thanh truyền và bạc lóc đầu thanh truyền. Thanh truyền cấu tạo dạng thẳng có gờ chịu lực. Thanh truyền gồm có đầu thanh truyền (đầu dưới và đầu trên) và thân thanh truyền. Thân thanh truyền có dạng thanh thẳng, ở giữa có khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn cho pittông và làm mát cho đỉnh pittông. Đầu to thanh truyền gồm đầu trên và đầu dưới, đầu trên thanh truyền được chế tạo liền với thân thanh truyền, đầu dưới thanh truyền được chế tạo rời để dễ dàng lắp ghép vào trục khuỷu và lắp ghép với nửa trên đầu dưới bằng 2 bulông thanh truyền.

Bạc lót đầu nhỏ được chế tạo dạng hình ống và liền. Bạc lót đầu to cũng được chế tạo dạng hình ống nhưng gồm 2 nửa ghép vào nhau vuông góc (không vát góc) để dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa. Bạc lóc, có bề mặt tiếp xúc được mạ một lớp vật liệu chống mòn và xốp để giữ được dầu bôi trơn.

- Nhóm trục khuỷu:

Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất, cường độ làm việc lớn nhất của động cơ đốt trong. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên pittôngtruyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pittôngthành chuyển động quay của trục để đưa công suất ra ngoài.

Hình 2-12 Trục khuỷu động cơ VAZ21213.

Động cơ VAZ21213 sử dụng trục khuỷu nguyên, có 5 cổ khuỷu, 12 đối trọng để tăng độ cứng vững và giúp cho động cơ chuyển động êm hơn. Trục khuỷu động cơ VAZ21213 có 4 chốt khuỷu, trên chốt khuỷu có khoang lỗ dầu bôi trơn.

Đầu trục khuỷu có lắp bánh xích dẫn động trục cam, lắp puli dẫn động bơm nước, quạy gió và đuôi được lắp với bánh đà.

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 36)