Thiết kế chi tiết 3D trong modul part design

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 47)

Để thiết kế ra một sản phẩm 3D người thiết kế có thể bắt đầu bằng những đường cơ sở khác nhau nhưng đều phải bắt đầu từ sketcher cơ bản rồi từ đó xuất sang 3D để sử dụng những công cụ sẵn có thiết lập lên mô hình 3D.

Hình 5-12 Màn hình giao diện sketch

Sau khi tạo ra được hình vẽ phác 2D bằng các lệnh trong sketch, ta bắt đầu tạo các chi tiết dạng 3D. Môi trường vẽ chi tiết 3D dạng solid thuộc trình ứng dụng Part Design, môi trường Part Design gồm các thuộc tính xây dựng chi tiết cơ bản, các kỹ năng dựng khối. Cung cấp các khả năng quản lý thông số chi tiết, hiệu chỉnh và thay đổi bất kỳ một định dạng nào của chi tiết.

Hình 5-13 Môi trường làm việc Part Design

Kỹ năng dựng khối trong Catia rất đa dạng, chúng ta có thể dựng những khối có biên dạng phức tạp hay dựng đồng thời nhiều biên dạng với các kích thước bất kỳ.

Hình 5-14 Dựng khối trong Catia

Ngoài việc dựng khối theo biên dạng, Catia cũng cho phép chúng ta lựa chọn tính năng giới hạn các biên dạng ngoài của chi tiết được tạo ra bởi một đường dẫn xung quanh các Section.

Hình 5-15 Tạo chi tiết bằng lệnh Multi-Section Solid

Trong Catia các thuật toán bề mặt Surface-Based Features là một trong những thuật toán linh hoạt, nó dùng để xử lý các bề mặt và tạo nên các sản phẩm Solid một cách hoàn hảo. Như thuật toán Split dùng để cắt khối bởi một bề mặt cho trước, thuật toán Surface tạo khối từ một bề mặt bất kỳ bằng cách lấy bề dày cho bề mặt đó theo hai hướng ( hình 5-16 ).

Ngoài ra nó còn có một số lệnh đặc thù như lệnh Stiffener dùng trong thiết kế các gân tăng cứng hay gân chịu lực của vật thể một cách nhanh chóng ( hình

Một phần của tài liệu Tính toán, so sánh động học, động lực học cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền chính tâm với cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền lệch tâm dựa trên động cơ VAZ 21213 (Trang 47)