Nghệ nhân hát then

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 66)

- Vượt biển), v.v Then cũng tỏ bày lòng cảm thông sâu sắc với những số phận không may mắn như những người tật nguyền, người chết thảm, những

3.1.Nghệ nhân hát then

Xuất phát từ quan niệm ốm đau, bệnh tật là do hồn lìa khỏi xác trong một thời gian hay do “phi” nhập vào xác đánh đuổi xúc phạm đến hồn. Từ đó tất yếu nảy sinh quan niệm là muốn khỏi bệnh thì phải làm cách nào để hồn về với xác hoặc phải đánh đuổi được hồn ma ra khỏi cơ thể. Nhưng con người không thể tự “gặp” trời để xin được mà phải có một loại người “đặc biệt” có khả năng kết nối cõi người với thế giới siêu nhiên, đó là “then”, “giàng” hay “pựt”; những người có tài năng, kinh nghiệm thực sự, giàu có về vốn sống và thường là những người già. Vì có kinh nghiệm nên họ biết cách xử thế, biết phân định những bất lợi và thuận lợi do thiên nhiên, thời tiết gây ra đối với hoạt động lao động sản xuất của con người. Then chủ yếu được diễn xướng do các bà then ông giàng người Tày, người Nùng và chủ yếu bằng tiếng Tày, Nùng. Nhưng trong số đó thì lời then bằng tiếng kinh cũng chiếm số lượng khá lớn và nhiều chỗ còn xen lẫn tiếng Hán Việt. Kể cả ngay khi nhiều nghệ nhân không biết tiếng kinh thì họ vẫn hát những lời hát tiếng Kinh ấy trong khi diễn xướng Then.

“Trong hoạt động diễn xướng của Then ngày trước, những người được gọi là “then” hay “giàng”, “pựt” thực chất “họ là những “lão nông tri điền” hoặc những lang y có kinh nghiệm. Dần dần những người này đã tự túm tóc mình để nhấc mình lên khỏi mặt đất. Lợi dụng sự thấp kém về kinh tế, lạc hậu về khoa học của quần chúng mà những người này đã tự thêu dệt quanh mình những tấm áo khoác huyền bí. Họ tự chắp cho mình những đôi cánh bằng hương khói mờ ảo để bay vào cõi hư vô, giao du với thần thánh.” (Theo Lê Chí Quế, Văn hóa Dân gian khảo sát và nghiên cứu, NXB ĐHQGHN 2001).

Với nghĩa như trên thì “then”, “giàng”, “pựt” của người Tày, Nùng giống như thầy mo của người Mường, hay thầy cúng, cô đồng bà cốt của người Kinh. Họ là những người được nhân dân tin tưởng giao cho trọng trách linh thiêng là nối kết người trần với trời. Để cho uy tín và “khả năng” siêu phàm của mình được tăng cao, các “then” còn đặt ra lệ cấp sắc hay còn gọi là lẩu then. Số tua ở sau mũ là “chứng chỉ” khẳng định khả năng giao tiếp với thần linh của mỗi then. Nếu dải tua mũ càng nhiều càng chứng tỏ khả năng xuất chúng của then càng lớn và vì thế mà bà then có nhiều dải càng được con hương tôn kính và trọng vọng hơn rất nhiều.

Thông qua các thầy Then có khả năng “đi lại dễ dàng từ cõi này sang cõi khác” mà cõi trời được cụ thể hóa như một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian, hay nói cách khác Then đã nhân hóa cõi trời để làm cho cõi trời gần gũi với cõi người hơn. Ngoài ra những thầy then còn cụ thể hóa quan niệm linh hồn trong tín ngưỡi dân gian bản địa của người Tày, Nùng. Từ niềm tin dân gian quả trứng và chim én đã trở thành công cụ và biểu tượng nghề nghiệp của Then. Tất cả các vị thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều được hình tượng hóa như những nhân vật có thật. Ngoài tổ tiên tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều có dáng vẻ riêng. Nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lẩu cấp sắc của “pựt” như Thổ công, Táo công. Khi nhập động, những thầy Then sẽ trở thành những nhân vật “nhà trời” đang hạ giới để giáo huấn, dạy bảo cho con nhang nghe và làm theo.

Những người làm nghề Then cũng có sự nối nghiệp truyền từ đời này sang đời khác. Đối với họ, làm nghề Then trước hết là vì trách nhiệm với tổ tiên dòng họ và là vì sự bình an của bản thân gia đình. Vì thế mà đôi khi đối với một số người thì việc tham gia vào thế giới thầy cúng là một việc làm bất đắc dĩ không thể nào khác được. Chính vì thế mà lễ cấp sắc họ đặt

ra còn có nghĩa nữa như là một thông điệp để con cháu báo cáo với tổ tiên rằng họ đã làm tròn đạo hiếu nối nghiệp tổ tiên. Một gia đình Then có đầy đủ thầy cha (thầy Phù thủy hoặc thầy Tào), thầy mẹ (Then hoặc Pựt) và cũng có các thứ bậc anh chị em, bác bá theo những quy định nhất định.

Trong cuộc sống thường ngày, Then là một thành viên của cộng đồng làng bản; nhưng Then là một thành viên đặc biệt. Then không chỉ có vai trò của người bảo trợ tinh thần thông thường như Mo, Tào mà Then còn là một nghệ sĩ dân gian thực thụ. Họ biết đàn, biết hát và múa những điệu múa, bài ca nghi lễ của dân tộc. Tuy nhiên thông thường khi được hỏi các thầy Then thường nói rằng “họ chỉ có thể đàn hát xóc nhạc khi đã xin được phép của thần linh. Khi mặc áo đội mũ trước khói hương nghi ngút họ có thể đàn hát điêu luyện thành thạo khúc hát then rất dài, nhưng nếu ra khỏi cuộc then ấy họ không thể nhớ được lời then. Tức là khi làm then họ đã tách mình ra khỏi thế giới đời thường nhập vào thế giới huyền bí. (theo Nguyễn Thị Yên, Then Tày, NXB Văn hóa Dân tộc, H2010).

Đa số người Tày, người Nùng thích xem then, nghe then, yêu then và say mê then, nhưng không phải ai muốn làm nghề then là làm được. Qua tìm hiểu thực tế, khảo sát thực địa tại các làng bản của 02 huyện Chi Lăng, Cao lộc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn có thể phân chia những người làm nghề Then theo 03 hình thức:Then nối dõi; Then nhập; Then sống (như đã trình bày ở trên). Cụ thể như sau: Đầu tiên là loại then nối dõi tức là dòng dõi đã có người làm then, nay người đó đã qua đời phải có người nối dõi nếu không thì người trong gia đình hay gặp hoạn nạn, bệnh tật. Trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa, còn có bàn thờ then đặt ở gian bên cạnh. Bàn thờ của then gọi là “bàn giả giàng”. Trước hết người nối dõi phải học then với một ông sư phụ hoặc một bà sư mẫu nào đó. Đến khi có thể làm được thì chuẩn bị làm một đại lễ cấp sắc để được hành nghề. Ở loại

thứ hai tiếng Tày gọi là “vứt théc” tức không phải theo dòng dõi làm then mà là do một hoàn cảnh đặc biệt họ phải làm mà người kinh hay gọi là bị ma làm. Họ cười hát suốt ngày, nhảy xuống sông suối ngâm nước hoặc chạy vào rừng trèo lên cây cao vách núi đá mà người bình thường khó lòng làm được. Có khi họ bỏ nhà đi vài ba ngày rồi đến tìm ông hoặc bà then nào đó để xin làm then và khấn chuẩn bị lễ vật làm đại lễ cấp sắc. Loại này không nhiều lắm.

Trong quá trình nghiên cứu hát then ở Lạng Sơn, chúng tôi được biết một số người thuộc loại này. Trường hợp thứ nhất: bà Mông Thị Sấm, dân tộc Nùng, tại Cao Lộc, Lạng Sơn. Chỗ ở hiện nay phố Trần Khánh Dư, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Làm then từ năm 18 tuổi (1957) đến nay đã 57 năm trong nghề. Theo bà kể lại, trước khi làm then bà ốm một trận “thập tử nhất sinh” không tìm ra được bệnh, càng ngày càng gầy yếu, héo hon tưởng không còn khả năng sống sót. Gia đình đã đưa đi chữa trị nhhiều nơi không khỏi, cuối cùng đi xem bói, thầy phán bà phải nối nghiệp tổ tiên (tổ tiên có 9 đời làm nghề thày Mo, Pựt) nếu không làm sẽ bị thầy hành cho đến chết, về nhà gia đình làm lễ tạ ơn tổ tiên quyết định để bà nối nghiệp, sau đó bà khỏi ốm. Khi bà lấy chồng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thu nhập làm nghề ít ỏi, không có khả năng trang trải cuộc sống gia đình cũng như chăm sóc và nuôi con nhỏ, bà bàn với chồng bỏ then để làm nông nghiệp kiếm sống trang trải đời sống cho gia đình. Bà bỏ nghề then không được bao lâu thì tiếp tục bị ốm, bà vẫn nhất quyết không tiếp tục hành nghề, bà không ngờ rằng chính việc chối bỏ nghề thì tổ tiên đã lấy đi đứa con trai cả vào năm 1970 lúc này được 06 tuổi. Để cho cuộc sống bản thân, gia đình không phải chịu những hình phạt của tổ tiên, bà quay lại với then. Đến nay bà hành nghề được 57 năm. Năm 1991 bà được cấp sắc cao nhất trong nghề làm Then mũ có 15

dải tua, bộ xoóc 5 dải. Năm 2006 bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian, năm 2009 bà tham gia liên hoan nghệ thuật Hát Then-Đàn tính do Bộ Văn hóa TT&DL tổ chức bà vinh dự đạt giải nhất trong tiết mục hát then với trích đoạn Khảm Hải. Năm 2013 bà vinh dự được Bộ Văn hóa TT&DL tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra bà được nhận được kỷ niệm chương và nhiều giấy khen của Sở Văn hóa TT&DL tỉnh Lạng Sơn về những đóng góp trong việc giữ gìn di sản văn hóa hát Then của tỉnh Lạng Sơn. Những người yêu thích then của bà không chỉ có người Nùng mà còn có cả người Kinh, Tày. Vốn không thông thạo tiếng Tày, Kinh nhưng bà luôn được họ mời bà đến để làm lễ theo mục đích của gia chủ. Bà còn đi làm Then ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây (Trung Quốc). Trường hợp thứ hai: Bà Nông Thị Lìm, người dân tộc Tày cơ duyên đến với nghề cũng rất đặc biệt. Bà vốn là một người làm trong ngành lương thực nhưng do yêu then, mê then và có căn số gia đình nhà chồng nhiều đời làm nghề thầy nên bà đã được tổ tiên lựa chọn để tiếp tục duy trì nghề tổ của gia đình. Bà cũng trải qua những trận ốm đau triền miên, tưởng trừng như vô phương cứu chữa nhưng khi vào hành nghề tự nhiên khỏi ốm, người khỏe khoắn...đến nay bà hành nghề được trên 20 năm.

Trường hợp thứ ba: Đó là bà Lục Thị Lường, dân tộc Nùng, sinh ngày 18/6/1978, tại Chi Lăng, Lạng Sơn. Chỗ ở hiện này là thôn làng Coóc, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Làm then từ năm 31 tuổi (2007) đến nay được 8 năm. Bà ốm từ năm 29 tuổi đến năm 31 tuổi. Cơ duyên đến với nghề hát then như sau: Năm 2007 ốm nặng, không ăn không uống, đi chữa trị ở các bệnh viện nhưng không khỏi và không biết bị mắc bệnh gì. Theo bà kể lại thì một hôm bà ra suối giặt quần áo nhìn thấy một

cái ấn bên bờ suối thấy đẹp đem về khoe với chồng con rồi cất vào tủ quần áo từ đó bị ốm liên miên, cứ ngày mồng 1 và hôm 15 hàng tháng bà tự hát từ 8h sáng đến 12h đêm, uống rượu hút thuốc liên miên. Mẹ đẻ và thím rủ nhau đi xem bói với bà then được bà then phán do chị Lường nhặt được cái ấn bên bờ suối và chị ta có căn số cần phải làm lễ vào rằm tháng 8 (năm 2007, lúc này 31 tuổi). Làm ngày 15/8 là ngày con rồng, bản thân chị Lường sinh vào năm rồng. Trong buổi lễ trên bàn thờ của bà Then có hai bát gạo, 1 bát cắm 5 que hương và một bát cắm cái ấn (nhặt được). Đến nửa đêm 5 que hương rung lên chị ta cúi xuống gặm cái ấn và tay cầm binh mã của buổi lễ chạy một mạch ra nơi nhặt được ấn dưới suối tắm cho đến 6h sáng ngày hôm sau. Khi trở về nhà, ở làng trên có người làm thầy xem và nói chị ta có căn làm thầy nên cho chị ta mũ và nhận làm con thớ. Đứng giữa hai bên một là làm then hai là làm thầy cúng, cuối cùng sau buổi lễ gia đình gửi chị lên thầy cúng học để làm thầy cúng nhưng học được 3 ngày chị ta bị thánh phạt ngã gãy răng, người cứng đờ, gia đình lại đưa đi bệnh viện tỉnh Bắc Giang cấp cứu. Ở bệnh viện 7 ngày nhịn cơm không ăn uống, các bác sĩ điều trị chỉ có một phương pháp duy nhất là truyền nước nhưng không phát hiện ra bệnh gì. Lúc này gia đình cử người đến nhà bà then. Bà Then xem và phán rằng cần đưa về nhà ngay. Chị Lường về nhà và ăn luôn được 3 bát cơm. Thánh phán tiếp là từ ngày 8/10 đến 10/10 (âm lịch năm 2007) làm lễ chuộc binh mã, lẩu then cấp sắc đặt bàn bà then trong gia đình. Sau buổi lễ chị ta đã tự thắp hương xin thánh và xem bói căn số cho người trần và tự hát then được. Theo chúng tôi đây chính là hình thức shaman, người làm then là cầu nối giữa người trần và âm, làm nhiệm vụ truyền tải nguyện vọng của người âm với người trần.

Loại thứ ba là những người yêu thích hát then. Họ hay theo then giúp then trong các đám làm then. Họ biết làm then như những người làm then

chuyên nghiệp nhưng họ không mê tín không thờ ma then mà cũng không ai mời họ đi làm then bao giờ. Trong các buổi làm then họ có thể thay ông hay bà then làm từng đoạn, từng việc và loại này cũng không nhiều. Ở tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đã tiếp cận được người ở loại thứ ba này đó chính là anh Nông Văn Minh, sinh năm 1986, dân tộc Nùng là cháu ngoại bà Mông Thị Sấm. Hiện anh Minh đang công tác tại phòng Nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa tỉnh Lạng Sơn. Anh là người yêu thích Then, những lúc công việc rảnh rỗi anh thường theo bà ngoại đi làm lễ và anh có thể hát thay bà những khúc, đoạn chương then. Năm 2012, trích đoạn then Khảm Hải anh tham gia biểu diễn cùng đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Lạng Sơn đạt giải nhất. Then phần nhiều là nữ giới, cũng có đàn ông làm then gọi là “cháng” tức “giàng” nhiều nhất ở các huyện Bình Gia, Bắc Sơn. Ở Lạng Sơn còn có hai loại then tuy nội dung và hình thức có khác nhau đôi chút nhưng căn bản vẫn giống nhau. Một loại gọi là vốn then xếp, có nơi gọi là then vũ. Loại này là thông thường trong nghề then, được cấp “văn bằng” theo gốc của phật giáo. Loại thứ hai là then văn, loại này có sách theo trình tự bài bản, thường là người đàn ông đi xướng ca, được dùng trong các kỳ “lẩu khao sluong” (tức hội lớn của nhà then). Cũng có phụ nữ làm then văn nhưng rất ít. Loại then văn, thường đọc theo sách nên đã thuộc thì bất cứ người nào xướng ca cũng được gọi là “pựt đíp”. Cả hai loại trên về nội dung, trình tự và ý lời gần giống nhau, cũng có vài bản hơi khác nhau hoặc thiếu phần nọ thêm phần kia.

Người ta tin rằng then giữ vai trò trung gian giữa thế giới thần linh với thế giới con người. Then có thể giao tiếp với thế giới thần linh, truyền nguyện vọng của con người tới thần linh và thông qua then, thần linh sẽ giúp con người thực hiện những nguyện vọng đó. Then còn được coi là “thầy thuốc chữa bệnh” là những “nghệ sĩ dân gian” của bản làng. Với tư

cách là “thầy thuốc chữa bệnh” Then đem đến cho người bệnh liều thuốc tinh thần bổ ích. Then thực hiện những hành động tín ngưỡng cụ thể để giải tỏa về mặt tâm lý nào đó của người bệnh. Còn với tư cách là “nghệ sĩ dân gian” then thực sự là một nghệ sĩ đa tài được nhiều người hâm mộ và yêu thích. Then không những là người giỏi văn thơ, biết đàn, biết hát mà còn biết múa những điệu múa dân vũ của dân tộc. Trong các buổi làm lễ then với không khí linh thiêng, huyền ảo “người nghệ sĩ” ấy cuốn hút người nghe, người xem bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Người làm then vừa là một ca sĩ, một nhạc công, vừa đánh đàn vừa hát, đôi khi kiêm xóc

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 66)