Lời then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 49)

yên, ấm no, hạnh phúc

Được nuôi dưỡng và phát triển trong dân gian nên trước hết Then là sự phản ánh những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân qua nhiều thế hệ. Đó là những mong muốn rất bình dị của người nông dân: có

thóc gạo, trâu bò, gà vịt đầy nhà, cha mẹ già trường thọ, gia đình hoà thuận yên vui, con cái hiếu thảo trưởng thành. Đối với những người làm nghề cúng bái thì làm nghề được linh nghiệm, được dân làng tín nhiệm mang lại vẻ vang cho gia tộc. Những ước nguyện này được thể hiện chủ yếu qua lời cầu khấn và qua nội dung từng nghi lễ cụ thể, ví dụ qua các lễ kỳ an đầu năm, lễ chúc thọ cho cha mẹ, lễ cúng tạ Mẹ Hoa, các lẩu Then.

Đây là tư tưởng xuyên suốt trong then Hắt khoăn của người Tày Bình Gia, Lạng Sơn. Mọi hành vi, hoạt động trong nghi lễ đã chứng minh điều đó. Việc các thần linh và các ma ban phước lộc, sắc đẹp để con người mãi mãi khỏe mạnh, xinh tươi. Tư tưởng này bao trùm và hòa trộn vào lời Then khó có thể tách rời. Trước bàn thờ cúng bà then một lòng thành kính mong các vị thần linh ban cho mọi người cuộc sống no đủ hạnh phúc. Đó là ước mơ chung của mọi người, nó thể hiện trên gương mặt vui vẻ, rạng rỡ của những người phụ nữ và trên gương mặt rắn rỏi, nghị lực của những người đàn ông.

Đằng sau đoạn then kể về những tai ương do những kẻ thù bốn chân và kẻ thù hai chân đè nặng lên cuộc đời cay cực của người Tày, Nùng xưa kia chính là khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong then, qua lời than thở của hai con trâu bị chủ bán đi, qua lời hươu mẹ bị quan quân săn bắt, qua sự tích về con ve sầu, cây mía, cây thanh thảo…

Con nai chẳng sinh ngày hôm qua

Con hươu chẳng sinh xuống trần gian ngày hôm nay Để hươu mẹ, nai mẹ này kịp dặn con đôi lời đã: Con ơi, ở đâu nhanh nhanh mà về ăn bú mẹ

Để mẹ đi làm lễ vật cúng tế chống sao, để mẹ lấy thân đi làm lễ vật cúng tế chống số

Từ nay cho đến sau này

Trời tối đi vào núi gốc cây cọ để ngủ

Sáng sớm ra ăn cỏ non bờ ruộng ăn cỏ mềm ở bờ suối. Từ giờ trở đi đường lên đèo không được đi

Gò đồi không được bước Đường cái không được đi Đường to không được bước

Các binh ngựa luôn đi lại rất nhiều Sẽ bị bắt hươu con nai con à…

Những lời than thân, nhắn nhủ ấy đã phần nào hiển hiện nỗi đau khổ của những con người ở dưới đáy xã hội và tự nó đã vang lên những lời tố cáo, phê phán sâu sắc. Những cái đáy sâu thẳm chứa đựng những nỗi cay cực của con người Tày - Nùng xưa kia và cảnh xuôi Sluông, cuộc đời oan khuất, gian truân của Sa Dạ Sa Đồng vốn đã có cội nguồn từ sự bất hạnh của những đứa em út khi mới hình thành gia đình phụ quyền. Nó phản ánh một khát khao mong mỏi của người dân về một cuộc sống không có nô lệ, không có nghèo đói, không có nỗi đau khổ đè lên đôi vai cơ cực.

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)