Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 34)

1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn

Người Tày ở Lạng Sơn có dân số đứng thứ 2 trong tỉnh trong tổng dân số của các dân tộc anh em, được phân bố ở khắp các huyện thành phố riêng huyện Hữu Lũng có ít dân tộc Tày sinh sống. Những nơi người Tày sinh sống đều có Then. Then có sức hấp dẫn dẫn lớn đối với người dân tộc Tày. Hình thức văn hóa dân gian này được bắt nguồn từ tục thờ cúng thần linh, tổ tiên, dòng họ của người dân tộc. Then Tày có sự xen kẽ với Then

Nùng nơi có dân tộc Nùng cùng sinh sống. Then Tày Lạng Sơn chủ yếu là Then nữ, khi diễn xướng giai điệu mượt mà, đằm thắm với cây đàn tình 3 dây, không như các đại phương khác đàn tính hai dây. Ở Lạng Sơn Then Tày có các dòng Then: (1)Dòng thứ nhất Then nối dõi là dòng then được truyền từ đời này sang đời khác. Người làm then chủ yếu là nữ; (2)Dòng thứ hai Then với người có căn số là những người có căn số do Pụt Luông ở mường trời bắt buộc phải làm Then (3) Dòng thứ ba Những người yêu thích Then, những người này có giọng hát hay, ngón đàn điêu luyện họ có thể hát được những bài hát trong then cổ, những bài hát mới được biên soạn theo làn điệu Then. Dòng này phát triển mạnh từ những năm 1960 trở lại đây.

Cũng như then ở các vùng miền khác khu vực Việt Bắc, then Lạng Sơn cũng có nhiều hình thức sinh hoạt khá phong phú. Người ta mời then về khi vào nhà mới, khi mừng con đầu lòng, hay cả khi làm lễ thượng thọ cũng có ông then hay bà then đến hát mừng.

Người ta mời then về làm lễ khi muốn cầu mong cho gia đình được yên lành hạnh phúc, hay mong muốn được sống lâu kể cả trong nhà không có ai ốm đau thì vẫn mời then về làm. Chẳng hạn như then kỳ yên, giải hạn, then cầu thọ, then nối số (những người đi xem bói mà thầy bói phán là đoản số rồi thì phải mời then về làm lễ nối số nếu không sẽ chết sớm) hay then xin con (cầu tự) thì mời then đến làm lễ cúng cho có con. Hay như hai người muốn cưới nhau trở thành vợ chồng cũng phải mời then về để làm lẽ “cáp khoăn” để cầu mong cho đôi vợ chồng sống bên nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

Mục đích khác của hát then là còn để chữa bệnh. Nghe mục đích này có vẻ mê tín nhưng thực ra đây là liều thuốc tinh thần hữu ích của bà con dân tộc Tày. Thế nên nhà nào có người ốm đau thì mời then về cúng lễ.

Thầy bảo mất vía ở đâu thì người đó sẽ phải đến nơi đó đem theo lễ vật để chuộc vía về. Vì theo quan niệm của người Tày việc ốm đau là do một hồn vía nào đó bị đi lạc hoặc bị bắt khỏi thân xác.

Còn có một mục đích khác nữa của hát then là để bói toán. Người ta hát then để bói xem người ốm do con ma nào quấy hay hồn vía bị thất lạc nơi đâu để tìm về. Hay mục đích đến để nhờ then xem bói về đường tình duyên hoặc đường làm ăn sinh sống. Họ phải đặt mâm hương hẳn hoi để nhờ then xem cho. Số phận tình duyên của mỗi người được gửi gắm vào con chim én. Én bay đến đâu, cây gì thì số phận của người xem theo đến đó. Mặc dù số phận của mỗi người hay hay dở đều do then hát theo một bài có sẵn nhưng mọi người vẫn rất tin tưởng vào lời phán của then.

Then tống tiễn cũng là một loại khác của hát then khi trong nhà có người chết. Sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành thì người ta đón then về làm lễ tiễn hồn người chết đi khỏi nhà để không làm phiền những người đang còn sống.

Hay đôi khi người ta hát then nhằm mục đích cầu mùa cầu đảo diệt trùng. Họ mong muốn có một mùa hè tốt tươi, bội thu, làm ăn tấn tới. Với mục đích này họ hay mời then về làm ở nơi thổ công, miếu thần hoặc thành hoàng. Đây là hoạt động có tính chất tập thể của một xóm làng chứ không phải của riêng mình ai.

Đôi khi hát then còn với mục đích vui mừng chúc tụng hay ca ngợi. Khi gia đình nào đó có niềm vui đến như sinh con, chúc thọ, vào nhà mới thì họ mời then về. Ngoài ra then còn được diễn xướng trong hoạt động cấp sắc. Người làm then thông thường cứ 3 năm đến 5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần. Đại lễ cấp sắc chính là đỉnh cao, là sự tập trung các nghệ thuật then. Muốn được cấp sắc thì phải chuẩn bị vật chất mấy năm mới có khả năng làm được. Trong đại lễ then người ta sẽ mời sư phụ và khoảng chục

người bạn then cùng con hương đệ tử đến múa hát trong mấy ngày đêm liền. Có khi thì làm trong nhà có khi thì đem ra ngoài đồng dựng lều dựng lán để múa hát. Mỗi lần có đám cấp sắc như vậy mọi người đến xem rất đông, tốn kém hàng tạ thịt, hàng trăm con vịt, gà và hàng tạ gạo vào việc ăn uống.

Để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã đi tìm hiểu thực tế điền dã ở huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Quan, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn, được tham gia vào các nghi lễ hát then của người dân tộc Tày Nùng trong các buổi lễ tiêu biểu như Then Nùng có lễ Cầu yên tại nhà anh Đàm Văn Thắng (thôn Cây Đa, thị trấn Chi Lăng); Lễ Cải Dê cầu may mắn, cắt cầu đào hoa tại nhà anh Đàm Văn Di (thôn Chằm Vèn, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) do bà then Lục Thị Lường thực hiện. Lễ gọi hồn cho người chết (49 ngày) tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn do bà then Mông Thị Sấm thực hiện. Then Tày có lễ Cầu may, cầu mát, dâng sao giải hạn, đuổi tà ma tại thôn Đồi Thông, xã Mai Sao huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do bà then Vi Thị Bảo thực hiện. Ngoài ra còn trao đổi trò chuyện xoay quanh nội dung lời hát then, nghi lễ các bước, các chương đoạn của các nghi lễ hát then với các ông then, bà then như ông then Vi Văn Huy, bà then Mông Thị Sấm, bà then Nông Thị Lìm, bà then Dương Thị Tống…của hai dòng then Tày, then Nùng. Các chương trong đoạn then của các nghi lễ về cơ bản đều giống nhau nhưng tiếng nói phát âm của hai dân tộc có phần khác nhau, có những âm tiết tiếng Tày-Nùng phải vay mượn của tiếng của người dân tộc Kinh, giữa các huyện cũng có sự khác nhau theo đặc trưng của dòng then của từng khu vực, từng huyện. Đây được coi là những minh chứng rõ ràng khi tìm hiểu về nội dung lời hát then từ trong dân gian vì vậy khi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về Then cần

phải nghiên cứu trong trạng thái động qua các văn bản sống đang được lưu truyền trong đời sống nhân dân.

Dựa vào lý thuyết nhân loại học Then được coi là một loại hình tôn giáo của người Tày (nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Then Tày lấy vùng then Cao Bằng làm trung tâm từ đó lan tỏa sang các vùng dân cư khác, tiếp tục giao lưu và tiếp biến tạo nên nét riêng của then Tày ở mỗi địa phương. Vì vậy mà trong then Tày có then Cao Bằng, then Lạng Sơn, then Bắc Cạn, then Tuyên Quang, then Hà Giang…khi tìm hiểu về nội dung lời hát Then thì có thể coi Then là bảo tàng sống ghi lại cuộc sống của người Tày trong quá khứ. Song về Then Nùng thì theo PGS.TS Nguyễn Thị Yên Viện Nghiên cứu văn hóa trong bài phát biểu tại liên hoan Hát Then - Đàn tính toàn quốclần thứ IV năm 2012 tại tỉnh Lạng Sơn cho rằng Then Nùng chỉ có ở tỉnh Lạng Sơn, tập trung ở thành phố Lạng Sơn và các khu vực lân cận. Then Nùng Lạng Sơn thờ tổ nghề ở bên kia biên giới, sau khi vào Việt Nam Then Nùng cũng tiếp thu Then Tày, thờ các tướng nghề then Cao Bằng. Thông qua lời hát Then mà các nghệ nhân thể hiện trong các buổi lễ cũng như qua trao đổi phỏng vấn có thể hình dung ra về cuộc sống, môi trường xã hội của người Tày, người Nùng trong quá khứ. Đó là cuộc sống của những tiểu nông, những số phận bé nhỏ mỏng manh với muôn vàn nỗi lo bệnh tật, dịnh bệnh thần bí nơi núi rừng và những hà ép ức hiếp của các thế lực trong xã hội có giai cấp. Xuất phát từ những hiện thực và vô vàn nỗi lo như vậy thì tôn giáo tín ngưỡng đã được coi là hiện tượng văn hóa gắn với môi trường tự nhiên của người dân tộc. Tất cả các hình thức diễn xướng kể cả Then Tày hay Then Nùng đều gắn với môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đang sinh sống, từ các sản vật dâng cúng thần linh đến các biểu tượng tôn giáo, nội dung lời hát, nghi lễ cúng bái…đây chính là yếu tố

căn bản tạo nên giá trị văn hóa của then Tày, then Nùng trong dân gian mà chúng ta cần nghiên cứu.

1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn

Then Nùng (Sliên/tiên) có ở Lạng Sơn và một số nơi giáp với Lạng Sơn như Hạ Lang, Thạch An (Cao Bằng), Lục Ngạn, Lạng Giang (Bắc Giang). Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, người làm then và những người yêu thích then ngày càng nhiều. Nghệ nhân then càng ngày càng có nhiều con hương, đệ tử theo học nghề, trong số đó con em dân tộc Nùng theo học đông, phù hợp với nguyện vọng đời sốn sinh hoạt của người Nùng. Người Nùng đi đến đâu là có then ở đó. Có ý kiến cho rằng người Nùng vào Việt Nam sinh sống xen kẽ với người Tày và giao thoa văn hóa với người Tày nên đã học Then từ người Tày nhưng đã có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo vào không gian văn hóa cụ thể của người Nùng sinh sống nên có một số nét giống với Then Tày (như giai điệu, tiết tấu, cách gảy đàn tính, các bước làm lễ...). Then Nùng ban đầu chỉ có bộ nhạc xóc, vốn không có đàn tính, múa chầu. Then Nùng Lạng Sơn có cả then nam, then nữ. Then Nùng có ở tất cả các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Theo GS.TS Nguyễn Thị Yên, Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng. Hiện nay số lượng người hành nghề then Nùng có chiều hướng gia tăng, nhiều Then có tiếng lâu năm như Then Sâm (Cao Lộc), Then Kịt (Bình Gia), Then Thơm, Then Tống (thành phố Lạng Sơn), Then Lường (Chi Lăng)...Những Then này hành nghề chủ yếu là nghiệp truyền trong dòng họ, cũng có ít người do có căn duyên làm then. Họ hát Then chủ yếu do truyền khẩu, khi hành lễ phải có người phụ giúp nhạc xóc đi đường. Khi đoàn then đến cửa thì những đệ tử vung tay sóc tung chùm nhạc xóc qua vai phải, vai trái trước trán. Giai điệu Then Nùng hào sảng khỏe khoắn không uyển truyển ngân nga như Then Tày. Lễ cấp sắc của Then Nùng thu

hút rất nhiều người yêu thích then tham gia nhờ những yếu tố thần bí mang tính vu thuật như đi chân không trên than hồng...

Quy trình tổ chức Then Nùng về cơ bản giống như Then Tày. Người làm Then Nùng có thể diễn xướng theo cách sáng tạo, linh hoạt không nhất thiết phải theo một logic trình tự nhất định. Về nội dung bài bản qua các cửa giống nhau nhưng về diễn xướng có thể khác nhau.

Tiếu kết

Tóm lại, Then cùng với người Tày, Nùng ở Lạng Sơn hành trình suốt quãng đường dài từ khi lập bản, đấu tranh với thiên nhiên và các thế lực độc ác để giữ gìn cuộc sống an lành, thanh bình. Then Tày, Then Nùng đều có những nét độc đáo riêng trong diễn xướng góp phần làm nên sắc thái riêng biệt của người dân tộc.

Then nghi lễ của dân tộc Tày, Nùng có từ rất lâu đời được cộng đồng Tày, Nùng tôn trọng yêu quý. Do nhiều nguyên nhân nên Then Tày có sự giảm về số lượng người hành nghề trong khi đó Then Nùng có sự gia tăng số lượng nhanh. Hiện nay tỉnh Lạng Sơn có trên 500 người hành nghề, trong số đó có đến 2/3 là hành nghề Then Nùng.

Xứ Lạng, một vùng quên biên ải, một vùng quê không đông nhưng Then và hát Then phát triển khá phong phú và đa dạng. Nói đến xứ Lạng là nói đến xứ sở của Then. Thục vậy, Then Lạng Sơn đã đi vào tâm khảm của mỗi người dân. Về loại hình có nhiều như Then Tò mạy, Then Khảm hải, Then Xếp...đều phản ánh nghi thức tâm linh. Ngày nay, do sự biến đổi Then đã trở thành lối hát dân ca phục vụ công chúng rộng rãi.

Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)