Lời then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị của người Tày, người Nùng xưa

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 42)

của người Tày, người Nùng xưa

Ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi mà trước hết là môi trường tự nhiên xã hội của người Tày, người Nùng. Đó là môi trường miền núi với đặc trưng là nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Đó là những vườn hoa nhà quan nha và vườn rau cải, hay vườn rau dền cuống tía của người nông dân:

Bay qua cảnh vườn hoa trước nha Vượt qua cảnh vườn nụ trước cửa Vượt qua mẳn Lại Gảng khen pi Trẩy qua vườn thục Ly lá nhọn Trẩy qua vườn hoa Rư lá tròn Vượt qua nàng rau cải cuống xòe Trẩy qua vườn rau dền cuống tía Vượt qua vườn rau cuống xanh Vượt qua chốn gừng già chữa bệnh

Đó còn là những sản vật do chính người dân Tày, Nùng làm ra vàđược phản ánh khá rõ trong hành trình Then mang lễ vật lên mường trời.

Của cải là họ mạc đem cho Dâng tặng lên bàn trên tiên tổ Của này là lễ vật Then bày

Bánh dầy thêm gà giò thơm phức Dâng lên mẹ các thức đủ đầy Bánh chưng thêm xôi đen xôi đỏ Hoa thơm thêm của lạ tiến dâng…

(Nộp lễ)

Lễ vật mà họ mang lên cúng tiến mường trời là những sản vật họ tự nuôi trồng, săn bắt hoặc hái lượm được mà qua đó đã phản ánh được phương thức lao động sản xuất của người dân Tày, Nùng.

Có thể nhận thấy làng bản và cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân Tày, Nùng hiện lên rất quen thuộc trong Then: Đầu bản thì có giếng nước nguồn, trên cánh đồng thì có nơi thả vịt, có đàn lợn, đàn trâu thả rông, v.v... Một số thầy Then đã sơ đồ hoá con đường lên mường trời của họ khiến cho mường trời hiện lên chẳng khác gì là thôn bản nơi mà họ sinh sống. Qua lăng kính của Then, mường trời được thể hiện giống như là sự lộn ngược của thế giới trần gian. Nó cũng bao gồm cảnh vật, rừng núi, chim muông, sông suối, chợ búa buôn bán làm ăn chẳng khác gì dưới trần. Đó là bản làng bình yên với những cánh đồng bờ ao:

“…Qua bờ ruộng bên hồ gió lộng Qua bờ ao gió nồm

Qua khỏi dãy núi dằng dặc…”

(Then Bắc cầu xin hoa)

Nhiều chương đoạn trong lời hát Then đã miêu tả khá sinh động về một không gian miền núi đầy chất hoang dã thuở trước: Núi rừng thâm u rậm rạp nhiều thú hoang, rắn rết, ve kêu vượn hót, đường đi khúc khuỷu, lên thác xuống ghềnh, v.v...

“Trẩy đến chốn sơn dã vắng người Mường sơn lâm vắng vẻ

Vượt qua núi đá nhọn xạc chân cứa cẳng”

Ngoài ra, các trò diễn mô phỏng đời sống lao động sản xuất và săn bắn trong lễ hội Then, Pụt cũng phần nào nói lên sự gắn bó của Then với môi trường tự nhiên và xã hội của người Tày.Điển hình là trong Then Hắt Khoăn của người Tày ở huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn có ngọn nguồn khơi thủy từ tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên và các tín ngưỡng nông nghiệp, tín thờ thần linh, các phi, ma. Nội dung then phản chiếu cuộc sống của người dân Tày. Then ghi lại những hoạt động, lao động sản xuất sinh hoạt hàng ngày của người dân.

“Xe lễ đến vùng chợ Tam Quang Xe lễ đến cánh đồng chợ Tam Quang Chốn này người bán thịt, người bán cá Miếng thịt thì dầy, cá vảy rất to

Chỗ này là chợ Tam Quang, hàng này là hàng tam phù…” (trích trong Chương đoạn 22, Qua vùng chợ Tam Quang của bài Then Hắt Khoăn)

Qua đoạn Then miêu tả chợ Tam Quang có thể hình dung thấy cảnh chợ búa tấp nập với kẻ mua người bán. Đây là một nét sinh hoạt rất quen thuộc của người Tày.

Bên cạnh đó, Then Lạng Sơn còn phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân trong xã hội có giai cấp. Nội dung này thể hiện khá rõ ở khu vực Then có sự giao lưu mạnh với yếu tố Kinh gắn với thời kì triều đình phong kiến nhà Mạc cát cứ ở đây. Trong Then chế độ vua quan áp bức dân lành được thể hiện rõ nhất qua nạn bắt phu phen, tạp dịch. Then như một sự phản ánh hiện thực cuộc sống lầm than của người dân Tày thuở trước, tựa như là kiếp sống nô lệ. Đó là cảnh vua quan hà hiếp dân đen trong nạn bắt phu qua lời Then Khảm hải (Vượt biển). Đó là cảnh đi sứ đầy gian nan vất vả được phản ánh trong văn bản lời Then Pây sử (Đi sứ). Đôi khi những cảnh áp bức này được thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh con nai và quan quân trong chương đoạn 10 mang tên “Săn hươu săn nai” của Then Hắt Khoăn. Trong đó quan quân là đại diện cho thế lực đi áp bức còn con hươu con nai chính là hình ảnh đại diện cho những người dân thấp cổ bị áp bức. Cảnh thế lực quan quân thì hùng mạnh với nhiều tay sai, vũ khí:

Ngựa chiến vào rừng sâu bắt hươu Ngựa chiến vào rừng xanh bắt nai …

Năm mươi con chó trắng vào rừng xanh bắt nai Lính binh quân quyền sắp sẵn mỗi người một con Lính binh quân hiệu nào nhanh tay, tay mạnh Nhanh tay thì cầm súng, tay mạnh thì cầm gươm …

Còn những kẻ thấp cổ bé họng như hươu, nai thì cô đơn yếu đuối, không có vũ khí bên cạnh chỉ biết kêu than, khóc lóc:

Con nai cái - con nai mẹ mở mồm thở than Con nai cái - con nai mẹ nói lên lời than thở Tối qua con nai cái ngủ không say

Biết là hôm nay chủ then mang binh ngựa sẽ vào bắt mình Làm cho con nai cái giật mình…

Thế giới của người dân Tày, Nùng là những câu chuyện dài được phản chiếu khá sắc nét trong những lời Then mà ở đó mọi khía cạnh cuộc sống sinh hoạt của con người đều được tái hiện một cách chân thực và giản dị nhất. Tất cả những con suối, con khe, những ngọn đồi ngọn núi, những mường những bản đều được chụp lại để đem vào trong Then. Và khi lời Then cất lên những hình ảnh cuộc sống rất đỗi thân thuộc với người dân Tày, Nùng ấy lại hiện ra với tất cả sự gần gũi, mộc mạc.

Một phần của tài liệu Hát then ở Lạng Sơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)