Ảnh hưởng của men Bacifo tới khả năng phòng chống bệnh tiêu chả y

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire × Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)

Trong thời gian tiến thử nghiệm, chúng tôi đã phát hiện những cá thể mắc bệnh tiêu chảy và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Trong quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy rằng, việc bổ sung men Bacifo có ảnh hưởng đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 và 2.7.

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của men Bacifo đến tỷ lệ mắc tiêu chảy của đàn lợn Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Số con theo dõi Con 30 30

Thời gian theo dõi Ngày 90 90

Số lợn mắc tiêu chảy lần 1 Con 8 5 Tỷ lệ mắc tiêu chảy lần 1 % 26,7 16,7 Số lợn mắc tiêu chảy lần 2 Con 3 1 Tỷ lệ mắc tiêu chảy lần 2 % 37,5 20

∑ Thời gian mắc bệnh Ngày 29 15

Thời gian an toàn Ngày 61 75

Qua bảng 2.6 chúng tôi thấy: Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn so với lô đối chứng. Kết quả theo dõi cho thấy lô đối chứng có 8 con mắc bệnh tiêu chảy lần 1 chiếm tỷ lệ 26,7% cao hơn lô thí nghiệm có 5 con mắc bệnh lần 1 chiếm tỷ lệ 16,7%. Tương tự như vậy chúng ta thấy tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy của lô đối chứng cũng cao hơn lô thí nghiệm (37,5 so với 20%).

Ta thấy thời gian mắc bệnh ở lô đối chứng khá cao 10 ngày mắc bệnh còn ở lô thí nghiệm là 5 ngày.

Thời gian an toàn không mắc bệnh của lô thí nghiệm là 75 ngày, thời gian an toàn không mắc bệnh tiêu chảy của lô đối chứng là 61 ngày.

Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn, thời gian mắc bệnh ngắn hơn thời gian an toàn dài hơn và ta thấy không có con lợn nào bị tái nhiễm điều đó cho thấy hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy khi bổ sung chế phẩm men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn là khá rõ rệt.

So sánh giữa 2 lô chúng tôi thấy lợn bị rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn đầu của thí nghiệm chênh lệch nhau không quá lớn và không thấy có lợn tái mắc bệnh, hiện tượng này theo chúng tôi là do chuyển đổi thức ăn giai đoạn từ giai

đoạn cai sũa đến giai đoạn nuôi thịt nên tiêu hóa của lợn chưa thích nghi với thức ăn đó chứ không phải do yếu tố thí nghiệm gây ra, sau khi được điều trị

tất cả số lợn bị tiêu chảy đều khỏi bệnh.

Để giải thích lý do lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy thấp và thời gian an toàn cao so với lô đối chứng ở cùng lô thí nghiệm, theo chúng tôi là do bổ

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của men Bacifo đến kết quảđiều trị bệnh tiêu chảy của đàn lợn

Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng

Thuốc dùng ml Baytril 5% Baytril 5%

Baytril max Số con điều trị lần 1 Con 5 8 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 12 20 Số con khỏi Con 5 8 Tỷ lệ khỏi % 100 100 Số con điều trị lần 2 Con 1 3 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 3 9 Số con khỏi Con 1 3 Tỷ lệ nuôi sống % 100 100

Qua bảng 2.7 chúng tôi thấy: Lô thí nghiệm có thời gian điều trị ngắn hơn so với lô đối chứng. Số ngày điều trị lần 1 ở lô thí nghiệm là 15 ngày trong đó ở lô đối chứng là 20 ngày. Số ngày điều trị lần 2 ở lô thí nghiệm là 3 ngày và 9 ngày ở lô đối chứng, trong quá trình điều trị chúng tôi thấy rằng với lô đối chứng thì cùng thời gian điều trị như ở lô thí nghiệm lợn không khỏi, do vậy chúng tôi phải tiến hành tăng liều lượng và thay đổi phương pháp điều trịđàn lợn ở lô đối chứng mới khỏi bệnh. Cũng qua bảng 2.7 chúng tôi thấy tỷ

lệ khỏi bệnh của cả 2 lô đều đạt là 100%.

Như vậy chúng tôi thấy rằng việc bổ sung men Bacifo có tác dụng rất tốt trong việc và phòng trị bệnh tiêu chảy cho đàn lợn. Men Bacifo đã góp phần làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, tăng thời gian an toàn bệnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tăng hiệu lực điều trị. Giảm được chi phí thuốc thú y, lợn lớn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi

Ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, lợn ở các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau, sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu chảy

Kết quả tình hình lợn mắc bệnh tiêu chảy theo độ tuổi được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi Tuổi (ngày) ĐVT Lợn mắc tiêu chảy

Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Tổng số lợn theo dõi Con 60 100

Giai đoạn 60 - 90 Con 11 18.33

Giai đoạn 90 - 120 Con 3 5.00

Giai đoạn 120 -150 Con 1 1.67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 2.8 ta thấy, lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy cao nhất là giai

đoạn 60 - 90 ngày tuổi (tỷ lệ mắc là 18,33%) kế đến là giai đoạn 90 - 120 ngày tuổi (5,00%) và giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi (tỷ lệ mắc 1,67%).

Giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy nhiều hơn là vì giai đoạn này phải chịu sự ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn. Lợn thí nghiệm chuyển từ thức ăn lợn cai sữa sang dùng thức ăn dành cho lợn thịt. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn này khác nhau khiến cho lợn thí nghiệm bị rối loạn tiêu hóa nên dẫn đến mắc tiêu chảy sẽ bị mất nước, kém ăn cơ thể mệt mỏi… sức đề kháng giảm, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các vi sinh vật có hại xâm nhập, gây bệnh và làm cho bệnh trở lên nghiêm trọng.

Giai đoạn từ 90 - 120 ngày tuổi và giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi, ở thời kỳ này lợn thí nghiệm đã thích nghi với thức ăn mới, tình trạng sức khỏa ổn

định hơn nên ít mắc bệnh tiêu chảy hơn. Lợn giai đoạn này mắc tiêu chảy thường là do thay đổi điều kiện khí hậu, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao… lợn mắc giai đoạn này nếu được phát hiện sớm, chuẩn đoán chính xác và điều trị

kịp thời thì tỷ lệ chết sẽ rất thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire × Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)