Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire × Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ cho đồng hóa và dị

hóa, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tinh di truyền của đời trước.

Về mặt sinh học: Sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự là các tế bào của các mô cơ có sự tăng thêm về số lượng, khối lượng và các chiều. Sự sinh trưởng của con vật được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và

được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn bào thai và giai đoạn ngoài bào thai. Các

đặc tính của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng tuy là một sự tiếp tục, thừa ảnh hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu là do sự tác động của yếu tố môi trường.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng ta không thể không đề cập tới quá trình phát dục. Theo Lê Huy Liễu và cộng sự (2004) [6]: Sự phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng, sự hoàn chỉnh của các tính chất, chức năng của

các bộ phận cơ thể vật nuôi. Nhờ vậy mà vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống. Phát dục trải qua nhiều giai đoạn bắt đầu từ lúc rụng trứng cho tơi khi cơ thể trưởng thành. Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng (2002) [3] lợn là loại gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng xuất thịt cao và phẩm chất thịt, mỡ tốt. Ta thấy nếu lấy khối lượng lúc sơ sinh là 1kg thì lúc 7-8 tháng tuổi lợn có thể đạt tới 100kg tức là tăng trọng lên gấp 100 lần. Tuy nhiên tăng theo từng giai đoạn, sau cai sữa tăng trung bình 400g/ngày, tiếp theo là 500g/ngày, đến lúc khối lượng đạt 30kg là 600g/ngày… Đặc biệt là trong giai đoạn bú sữa lợn sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Lợn con sau 8 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng sơ

sinh, sau 20 ngày tăng gấp 4 lần, sau 60 ngày tăng gấp 15-20 lần so với khối lượng sơ sinh. Do lợn có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng tích lũy dinh dưỡng rất mạnh. Lợn ở 20 ngày tuổi có thể tích lũy được 9-14g protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3-0,4g protein. Qua đó chúng ta có thể thấy được độ trao đổi chất của lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau rất nhiều. Như vậy sự phát triển của các thành phần trong cơ thể cũng biến đổi theo tuổi. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm theo tuổi, nước trong cơ thể lợn con chiếm 82% khối lượng thịt xẻ nhưng lúc trưởng thành chỉ còn 52%, hàm lượng protein giảm theo từng giai đoạn. Hàm lượng Lipit tăng nhanh. Hàm lượng khoáng cũng có sự thay

đổi bởi nó liên quan tới quá trình tạo xương. Ở lợn con bú sữa thì tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ ngày càng giảm nên phải chú ý cung cấp

đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của từng giai đoạn. Theo Trần Văn Phùng và cộng sự (2004) [11]. Đặc điểm của lợn sau cai sữa giai đoạn 2-3 tháng tuổi, tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu protein lúc này là cao nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu protein và chất khoáng phải đây đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì ở trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá cao, khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thô còn kém, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn cần chiếm 80-85 %. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp chế biến thức ăn cho lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire × Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)