2.4.1. Sinh trưởng tích lũy
Để đánh giá ảnh hưởng của men Bacifo đến sinh trưởng tích lũy của lợn, chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng cơ thể của đàn lợn thí nghiệm và đối chứng ở thời điểm 60 - 150 ngày tuổi. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Khối lượng cơ thể của đàn lợn qua các kỳ cân (kg/con). Lô
Ngày Tuổi
Lô đối chứng Lô thí nghiệm
X ±mX (kg) Cv% X ±mX (kg) Cv% 60 24,33±0,57 12,5 23,57±0,33 7,51 90 48,57±0,32 3,54 48,37±0,42 4,67 120 73,33±0,25 1,81 75,37±0,5 3,6 150 91,67±0,26 1,55 96,53±0,28 1,57 So Sánh 100 105,3
Qua bảng 2.1 chúng tôi thấy: Khối lượng bắt đầu thí nghiệm khối lượng
nghiệm, nhưng trong thời gian thí nghiệm chúng ta đã thấy sự tăng trọng của lô thí nghiệm là nhanh hơn sự tăng trọng của lô đối chứng. Điều này theo chúng tôi là do đã bổ sung thêm men Bacifo vào trong khẩu phần ăn của đàn lợn thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm lô đối chứng đạt khối lượng trung bình là 91,67 kg còn trung bình của lô thí nghiệm là 96,53 kg tức là cao hơn khối lượng trung bình của lô đối chứng là 4,86 kg. Tổng khối lượng của cả 2 lô có sự sai khác lớn (lô thí nghiệm là 2896 kg còn lô đối chứng là 2750 kg). So sánh về sinh trưởng của cả 2 lô, nếu lấy lô đối chứng để kiểm tra lô thí nghiệm thì lô đối chứng là 100% như vậy lô thí nghiệm đạt hiệu quả là 105,3% cao hơn lô đối chứng là 5,3%.
Để thấy rõ sự sai khác nhau về sinh trưởng tích lũy giữa các lô thí nghiệm và đối chứng chúng tôi thể hiện qua hình 2.1.
Khối lượng cơ thể(kg)
24.33 23.57 48.57 48.37 73.33 75.37 91.67 96.53 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày
Lô đối chứng Lô thí nghiệm
Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm và đối chứng
Qua hình 2.1 chúng tôi thấy: Mức độ chênh lệch tăng khối lượng ở các lô thí nghiệm qua các đợt thử nghiệm chênh lệch nhau khá lớn.
Như vậy: Qua kết quả thu được thì việc bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn, có tác dụng tốt đến sinh trưởng của lợn từ 60-150 ngày tuổi, thông qua tác dụng tăng cường hoạt động của men bổ sung ức chế vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Do đó lợn tiêu hóa tốt hơn, tận dụng được dinh dưỡng triệt để giúp tăng trọng nhanh hơn. Mặt khác do lợn tiêu hóa tốt nên lông da bóng mượt, hồng hào và phát triển tốt hơn
2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa giai đoạn khảo sát. Từ khối lượng lợn ở
các kỳ cân (sinh trưởng tích lũy) chúng tôi tính được sinh trưởng tuyệt đối của lợn giai đoạn 60 - 150 ngày tuổi ở các đợt thử nghiệm. Kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các thời kỳ cân (g/con/ngày) Giai đoạn (ngày) n (con) Lô đối chứng
(g/con/ngày)
n (con) Lô thí nghiệm (g/con/ngày) 60-90 30 808 30 826,67 90-120 30 825,33 30 900,00 120-150 30 611,33 30 705,33 Bình quân cả dợt 30 748,22 30 810,67 So sánh % 100 108,36
Qua bảng 2.2 chúng tôi thấy: So sánh 2 lô chúng ta thấy sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm ở các giai đoạn đều cao hơn so với lô đối chứng. Chúng tôi thể hiện qua hình 2.2 Khối lượng cơ thể(kg) 808 826.67 825.33 900 611.33 748.22 810.67 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 60-90 90-120 120-150 Bình quân cả đợt Lô thí nghiệm Lô đối chứng 705.33
So sánh giữa 2 lô chúng ta thấy rằng sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm ở các giai đoạn đều cao hơn so với lô đối chứng. Cụ thể như:
- Sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn 60-90 ngày tuổi của lô đối chứng là 808g/con/ngày còn lô thí nghiệm là 826,67g/con/ngày.
- Sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn 90-120 ngày tuổi của lô đối chứng là 825,33g/con/ngày còn lô thí nghiệm là 900g/con/ngày.
- Sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn 120-150 ngày tuổi của lô đối chứng là 611,33g/con/ngày còn lô thí nghiệm là 705,33g/con/ngày.
Sinh trưởng tuyệt đối bình quân cảđợt ở lô thí nghiệm là 810,67g/con/ngày cao hơn lô đối chứng (748,22g/con/ngày) là 62,45g/con/ngày.
So sánh giữa 2 lô. Nếu lấy lô đối chứng làm chuẩn là 100% thì lô thí nghiệm đạt tỉ lệ 108,36%. Như vậy cho thấy lô thí nghiệm có bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn đã giúp lợn sinh trưởng tốt hơn lô đối chứng chỉ sử dụng khẩu phần có sẵn.
2.4.1.3. Sinh trưởng tưởng đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ (%) của phần tăng lên về khối lượng kích thước thể tích so với thời điểm đầu cân đo.
Qua theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng chúng tôi đã tính được sinh trưởng tương đối giai đoạn 60 - 150 ngày tuổi qua đợt thử nghiệm . Kết quả được thể
hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm và đối chứng qua các giai đoạn (%) Giai đoạn (ngày) n (con) Lô đối chứng (%) n (con) Lô thí nghiệm (%) 60 - 90 30 66,50 30 68,94 90 - 120 30 40,62 30 43,64 120 - 150 30 22,23 30 24,62 Bình quân cảđợt 30 116,10 30 121,5 So sánh 100 104,69
Qua bảng 2.3 chúng ta thấy việc bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn 60 - 150 ngày tuổi có tác dụng rất tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lợn, giảm thiểu thời gian nuôi dưỡng mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Được thể hiện qua hình 2.3.
0 20 40 60 80 100 120 140 60-90 90-120 120-150 Bình quân cả đợt 0 20 40 60 80 100 120 140 Lô đối chứng Lô thí nghiệm
Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm và đối chứng Qua bảng 2.3 và hình 2.3 cho thấy sinh trưởng tương đối của lợn ở cả 2 lô đều giảm qua các giai đoạn, điều đó phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc. Cụ thể:
- Ở giai đoạn 60-90 ngày tuổi: lô thí nghiệm là 68,94%, lô đối chứng là 66,50%.
- Ở giai đoạn 90-120 ngày tuổi: lô thí nghiệm là 43,64%, lô đối chứng là 40,62%.
- Ở giai đoạn 120-150 ngày tuổi: lô thí nghiệm là 24,62%, lô đối chứng là 22,23%.
- Bình quân cảđợt: lô thí nghiệm là 121,5%, lô đối chứng là 116,10%. Qua số liệu bảng 2.3 và đồ thị 2.3 cho thấy sinh trưởng tương đối của lợn ở cả lô thí nghiệm và lô đối chứng đều tuân theo qui luật chung.
Như vậy qua các nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trưởng chúng tôi nhận thấy việc bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn thịt trong giai đoạn 60-150 ngày tuổi có tác dụng tới sinh trưởng, phát triển của lợn.
2.4.2. Ảnh hưởng của men Bacifo đến khả năng sử dụng thức ăn của lợn
Các lô thí nghiệm được bổ sung men Bacifo bằng các trộn vào khẩu phần thức ăn cho lợn hàng ngày với liều lượng 1kg/250kg thức ăn (hay 100g/25kg thức ăn). Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng được ghi chép đầy đủ. Qua đó chúng tôi đã tính được lượng thức
ăn tiêu thụ/con/ngày của đàn lợn thí nghiệm và đối chứng kết quả được thể
hiện qua bảng 2.4
Bảng 2.4: Tiêu thụ thức ăn/con/ngày. Giai đoạn
(ngày) ĐVT
Lô đối chứng Lô thí nghiệm TA tiêu thụ (kg/con/ngày) TA tiêu thụ (kg/con/ngày) 60 - 90 kg 1,33 1,33 90 - 120 kg 1,50 1,56 120 - 150 kg 1,50 1,61 Bình quân cảđợt kg 1,44 1,50
Qua bảng 2.4 ta thấy rằng khi bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm thì đã có sự khác biệt về khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, ta thấy rõ ràng lô thí nghiệm tiêu thụ thức ăn nhiều hơn lô đối chứng, cụ
thể là ở 120 - 150 ngày tuổi ở lô thí nghiệm ăn 1,61 kg/con/ngày so với lô đối chứng là 1,5 kg/con/ngày. Điều đó chứng tỏ khi bổ sung men Bacifo vào khẩu phần ăn của lợn thịt đã có tác dụng kích thích lợn ăn tốt hơn làm tăng tính thèm ăn cho lợn và kích thích tiêu hóa cho lợn.
Để đánh giá chính xác hơn về khả năng sử dụng thức ăn của lợn thịt và sự ảnh hưởng của men Bacifo đến khả năng giảm thiểu tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt, chúng tôi đã theo dõi lượng thức ăn mà 2 lô thí nghiệm đã sử dụng trong suốt quá trình thực hiên thí nghiệm đưa ra kết quả chi tiết ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Giai đoạn
(ngày) Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC
(n=30) Lô TN (n=30) 60 - 90 Tổng lượng thức ăn tiêu tốn kg 1197 1197 Khối lượng lợn tăng kg 727 744 TTTA/kg tăng khối lượng kg 1,64 1,6 90 - 120 Tổng lượng thức ăn tiêu tốn kg 1350 1404 Khối lượng lợn tăng kg 743 810 TTTA/kg tăng khối lượng kg 1,82 1,73 120 - 150 Tổng lượng thức ăn tiêu tốn kg 1350 1449 Khối lượng lợn tăng kg 550 635 TTTA/kg tăng khối lượng kg 2,45 2,28 60 - 150 Tổng lượng thức ăn tiêu tốn kg 3897 4050 Khối lượng lợn tăng kg 2020 2189 TTTA/kg tăng khối lượng kg 1,92 1,85 So sánh So sánh TTTA/kg tăng KL % 100 95,85 Qua bảng 2.5 chúng tôi thấy: khi tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm thì lợn ở lô thí nghiệm sử dụng hết 4050 kg TA nhiều hơn lô đối chứng là 153 kg. Tuy nhiên, tổng khối lượng lợn tăng trong cả giai đoạn của lô thí nghiệm (2189 kg) cao hơn lô đối chứng (2020 kg) là 169 kg. Đồng thời, TTTA/kg TT ở lô thí nghiệm là (1,85 kg TA/kg TT) thấp hơn lô đối chứng là (1,93 kg TA/kg TT). So sánh 2 lô về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, nếu lấy lô đối chứng làm chuẩn là 100% thì lô thí nghiệm đạt 95,85% thấp hơn lô
đối chứng 4,15%.
Như vậy, bổ sung men Bacifo vào thức ăn có tác dụng tăng tính thèm
ăn, làm cho lợn ăn nhiều hơn tiêu tốn thức ăn ít hơn.
2.4.3. Ảnh hưởng của men Bacifo tới khả năng phòng chống bệnh tiêu chảy
Trong thời gian tiến thử nghiệm, chúng tôi đã phát hiện những cá thể mắc bệnh tiêu chảy và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Trong quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy rằng, việc bổ sung men Bacifo có ảnh hưởng đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 và 2.7.
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của men Bacifo đến tỷ lệ mắc tiêu chảy của đàn lợn Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm
Số con theo dõi Con 30 30
Thời gian theo dõi Ngày 90 90
Số lợn mắc tiêu chảy lần 1 Con 8 5 Tỷ lệ mắc tiêu chảy lần 1 % 26,7 16,7 Số lợn mắc tiêu chảy lần 2 Con 3 1 Tỷ lệ mắc tiêu chảy lần 2 % 37,5 20
∑ Thời gian mắc bệnh Ngày 29 15
Thời gian an toàn Ngày 61 75
Qua bảng 2.6 chúng tôi thấy: Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn so với lô đối chứng. Kết quả theo dõi cho thấy lô đối chứng có 8 con mắc bệnh tiêu chảy lần 1 chiếm tỷ lệ 26,7% cao hơn lô thí nghiệm có 5 con mắc bệnh lần 1 chiếm tỷ lệ 16,7%. Tương tự như vậy chúng ta thấy tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy của lô đối chứng cũng cao hơn lô thí nghiệm (37,5 so với 20%).
Ta thấy thời gian mắc bệnh ở lô đối chứng khá cao 10 ngày mắc bệnh còn ở lô thí nghiệm là 5 ngày.
Thời gian an toàn không mắc bệnh của lô thí nghiệm là 75 ngày, thời gian an toàn không mắc bệnh tiêu chảy của lô đối chứng là 61 ngày.
Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn, thời gian mắc bệnh ngắn hơn thời gian an toàn dài hơn và ta thấy không có con lợn nào bị tái nhiễm điều đó cho thấy hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy khi bổ sung chế phẩm men Bacifo vào khẩu phần ăn cho lợn là khá rõ rệt.
So sánh giữa 2 lô chúng tôi thấy lợn bị rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn đầu của thí nghiệm chênh lệch nhau không quá lớn và không thấy có lợn tái mắc bệnh, hiện tượng này theo chúng tôi là do chuyển đổi thức ăn giai đoạn từ giai
đoạn cai sũa đến giai đoạn nuôi thịt nên tiêu hóa của lợn chưa thích nghi với thức ăn đó chứ không phải do yếu tố thí nghiệm gây ra, sau khi được điều trị
tất cả số lợn bị tiêu chảy đều khỏi bệnh.
Để giải thích lý do lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy thấp và thời gian an toàn cao so với lô đối chứng ở cùng lô thí nghiệm, theo chúng tôi là do bổ
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của men Bacifo đến kết quảđiều trị bệnh tiêu chảy của đàn lợn
Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Thuốc dùng ml Baytril 5% Baytril 5%
Baytril max Số con điều trị lần 1 Con 5 8 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 12 20 Số con khỏi Con 5 8 Tỷ lệ khỏi % 100 100 Số con điều trị lần 2 Con 1 3 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 3 9 Số con khỏi Con 1 3 Tỷ lệ nuôi sống % 100 100
Qua bảng 2.7 chúng tôi thấy: Lô thí nghiệm có thời gian điều trị ngắn hơn so với lô đối chứng. Số ngày điều trị lần 1 ở lô thí nghiệm là 15 ngày trong đó ở lô đối chứng là 20 ngày. Số ngày điều trị lần 2 ở lô thí nghiệm là 3 ngày và 9 ngày ở lô đối chứng, trong quá trình điều trị chúng tôi thấy rằng với lô đối chứng thì cùng thời gian điều trị như ở lô thí nghiệm lợn không khỏi, do vậy chúng tôi phải tiến hành tăng liều lượng và thay đổi phương pháp điều trịđàn lợn ở lô đối chứng mới khỏi bệnh. Cũng qua bảng 2.7 chúng tôi thấy tỷ
lệ khỏi bệnh của cả 2 lô đều đạt là 100%.
Như vậy chúng tôi thấy rằng việc bổ sung men Bacifo có tác dụng rất tốt trong việc và phòng trị bệnh tiêu chảy cho đàn lợn. Men Bacifo đã góp phần làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, tăng thời gian an toàn bệnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tăng hiệu lực điều trị. Giảm được chi phí thuốc thú y, lợn lớn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi
Ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, lợn ở các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau, sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu chảy
Kết quả tình hình lợn mắc bệnh tiêu chảy theo độ tuổi được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi Tuổi (ngày) ĐVT Lợn mắc tiêu chảy
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tổng số lợn theo dõi Con 60 100
Giai đoạn 60 - 90 Con 11 18.33
Giai đoạn 90 - 120 Con 3 5.00
Giai đoạn 120 -150 Con 1 1.67
Qua bảng 2.8 ta thấy, lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy cao nhất là giai
đoạn 60 - 90 ngày tuổi (tỷ lệ mắc là 18,33%) kế đến là giai đoạn 90 - 120 ngày tuổi (5,00%) và giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi (tỷ lệ mắc 1,67%).
Giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy nhiều hơn là vì giai đoạn này phải chịu sự ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn. Lợn thí nghiệm chuyển từ thức ăn lợn cai sữa sang dùng thức ăn dành cho lợn thịt. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn này khác nhau khiến cho lợn thí