Các vật chất dinh dưỡng của thức ăn mà động vật nói chung và lợn nói riêng ăn vào, muốn được cơ thể sử dụng cho mục đích duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh sản trước tiên phải qua con đường tiêu hóa ở đó chúng được phân giải thành những chất đơn giản nhất và được hấp thu qua niêm mạc ruột, đi vào máu, cung cấp cho mô tế bào của các bộ phận trên cơ
thể hoạt động, trong đó có cả quá trình đồng hóa và dị hóa.
Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác theo tuổi một cách rõ rệt, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ
nhưng chưa hoàn thiện, dung tích còn bé và trong 2-3 tháng đầu cơ quan tiêu hóa của chúng phát triển nhanh chóng.
Hệ thống tiêu hóa của lợn gồm 4 bộ phận chính tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học là: Miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Ở miệng có sự tham gia của các men tiêu hóa hóa học có chứa trong nước bọt là men amylaza và men maltaza có tác dụng thủy phân tinh bột (gạo, ngô, bột củ, sắn, khoai) thành đường glucoza. Ngoài ra, nước bọt còn chứa dịch nhày muxin, các muối cacbonat, sulphat. Độ pH của nước bọt = 7,2. Trong nước bọt còn có chứa chất diệt khuẩn lyzozym ở các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi tiết ra làm sạch và làm trung hòa các chất tránh gây độc hại cho cơ thể, tẩm ướt thức ăn. Sau đó thức ăn được chuyển xuống dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Ở dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa. Khi thức ăn xuống tới dạ dày cơ
trơn nhào trộn thức ăn cùng với các men tiêu hóa Protein của dạ dày. Dưới sự
tác dụng của axitclohydric (HCl) men pepsin hoạt động. HCl làm trương nở
Protein làm tăng bề mặt tiếp xúc với men pepsin diệt khuẩn và giữ độ Axit ở
dạ dày pH = 1,5-2,5. Dịch tiêu hóa trong dạ dày lợn ở các giai đoạn là khác nhau. Theo A.V.K. Vasnhixya (1951) [21] cho biết: Lợn con ở 20 ngày tuổi lượng dịch vị phân tiết ra trong một ngày đêm là 150-300ml và lượng phân tiết dịch vị tăng theo lứa tuổi. Ở lợn bú sữa tiết dịch vi ban ngày là 31%, ban
đêm là 69%. Ở lợn sau cai sữa 60-90 ngày tuổi dịch vị tiêu hóa chỉ tiết ra khi thức ăn vào đến dạ dày. Ở lợn trưởng thành dich vị tiết ra ban ngày tới 62%, ban đêm có 38%. Hàm lượng HCl tăng dần đểđạt tới mức ổn định. Theo Trần
Văn Phùng và cộng sự (2004) [11] sự phân tiết HCl nhiều hay ít có ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa ở lợn. Khi lợn còn nhỏ HCl chủ yếu ở dạng liên kết, đến 60 ngày tuổi lượng HCl có khoảng 0,05-0,25%, lợn trưởng thành có từ 0,35- 0,40% so với tổng lượng liên kết. Theo Trương Lăng (2003) [7] số lượng và chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tiêu hóa cao. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào thức ăn cho lợn từ 3-4 tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và làm tăng khả năng tiêu hóa. Thức ăn
được tiêu hóa ở dạ dày, một phần lớn được chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Ruột non là đoạn giữa và là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, ở lợn ruột non dài gấp 7-8 lần cơ thể, được chia làm 3 đoạn chính. Đoạn đầu là tá tràng có ống dẫn tụy wissung và ống dẫn mật choledoque đổ vào đoạn đầu của tá tràng tiếp theo là không tràng và đoạn cuối là hồi tràng. Thức ăn chuyển xuống ruột non được tiêu hóa triệt để nhất, tất cả các chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ lớn nhất ở ruột non, nhờ tác động của các men dịch tụy, dịch ruột và dịch mật.
Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra có pH = 7,8-8,4, thành phần 98% là nước còn lại là vật chất khô. Dịch tụy có tất cả các men phân giải các chất dinh dưỡng, men phân giải các loại protit, cac axitnucreic, tinh bột, lipit để hấp thụ
qua màng ruột vào máu.
Dịch mật do gan tiết ra nó được tích lũy ở túi mật và đổ vào ruột non ở đoạn tá tràng qua ống dẫn choledoque. Dịch mật có pH = 6,7-7,1. Dịch mật trong
ống mật loãng nước chiếm 98% còn lại là 2% vật chất khô, dịch mật ở túi mật đặc hơn với 90% là nước, 10% vật chất khô (là các axit mật và sắc tố mật). Dịch mật có tác dụng nhũ hóa mỡ, sắc tố mật tạo màu sắc tự nhiên của phân.
Dịch ruột do tuyến ruột tiết ra và thường trộn với thức ăn ở dạng tiêu hóa dở dang thành các sản phẩm dưỡng chấp chứa trong ruột, độ pH = 8,2-8,7, co 98% là nước, 2% là vật chất khô có tác dụng tiêu hóa gluxit, protit, lipit.
Sự phân tiết dịch vị ở các giai đoạn tuổi là khác nhau. Theo A.V.K. Vasnhixkya (1951) [21] lợn con 20-30 ngày tuổi lượng phân tiết dịch vị trong một ngày đêm là 150ml và sự phân tiết dịch vị tăng theo lứa tuổi, 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi trở lên là 10 lít/ngày đêm. Sự biến đổi khả năng
phân tiết dịch tụy trái với sự biến đổi dịch vị, trong thời kỳ thiếu HCl hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày.
Ở ruột non ngoài sự tiêu hóa nhờ các dịch trong xoang ruột. Theo Hoàn Toàn Thắng, Cao Văn (2005) [7] tiêu hóa do dịch trong xoang ruột chỉ chiếm 20-50%, còn chủ yếu tiêu hóa ở mang chiếm 50-80%. Tiêu hóa ở màng được tiến hành nhờ cấu tạo của màng nhầy ruột non có lớp tế bào dung mao. Trên bề mặt của mỗi nhung mao có riềm bàn chải được tạo thành từ vô số các vi nhung mao, làm cho diện tích của ruột non tăng thêm 30 lần.
Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già dài khoảng 4-5m, bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già không tiết men tiêu hóa mà chỉ tiết dịch nhầy, ruột già có tiêu hóa một ít nhờ men thức ăn theo từ ruột non với tỷ lệ rất nhỏ như: Cellulose 14%, protein 12%. Ruột già chủ yếu là tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở màng phân tạo ra các sản phẩm chính là axit lactic, có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển và vi khuẩn gây thối. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) [10]. Trong điều kiện bình thường 1g chất chứa ruột già có từ 1- 10 tỷ vi sinh vật các loại. Lượng protein thô và gluxit (tinh bột, đường) bị các vi sinh vật lên men “thối” sinh hơi phân giải thành những sản phẩm có mùi hôi thối độc như: Indol, phenol và các khí H2S, CO2, H2 và một phần lớn được thải qua đường hậu môn,còn lại chúng
được hấp thu qua màng ruột già và gan, ở gan chúng được khử độc thành các hợp chất indical rồi thải qua đường nước tểu.
2.2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.
Hệ vi sinh vật trong dạ dày lợn con mới sinh chưa có vi khuẩn, sau một và giờ mới thấy xuất hiện vài loài từ đó chúng bắt đầu sinh sôi dần. Hàng ngày có một số vi khuẩn theo thức ăn vào ruột sinh trưởng và sinh sản, tại đó chúng bị biến đổi đi nhiều nhưng chúng vẫn sống cho đến khi con vật chết. Thành phần, số lượng và chất lượng của hệ vi sinh vật đường ruột và dạ
dày phụ thuộc vào tuổi, loài, cách nuôi dưỡng và điều kiện vật lý, hóa học của môi trường đường ruột, dạ dày.
Có thể chia vi khuẩn đường ruột và dạ dày thành 2 loại đó là: “Vi sinh vật tùy tiện” thay đổi theo điều kiện thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” loại này thích nghi ngay với môi trường đường ruột, dạ dày và trở thành loại định
cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: Streptococus lactic, lactobacterium, acidophilum, trực khuẩn lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột.
Ở niêm mạc miệng, trong nước bọt có cầu khuẩn, một số vi khuẩn
(Micrococcus, streptococcus…), trực khuẩn gram (+) như trực khuẩn lactic, trực khuẩn gram (-) như: (E.coli, proteus, vulgaris, pasteurella), xoắn khuẩn leptospira, xạ khuẩn, nấm men, nước bọt, niêm mạc miệng bài tiết ra chất sát trùng có tác dụng một số loại vi khuẩn.
* Hệ vi sinh vật ở dạ dày.
Hệ vi sinh vật có trong dạ dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của các loại axit trong dạ dày bao gồm các loại vi khuẩn làm lên men (Odium lactic, Saccharomyces minor), ngoài ra các trực khuẩn đường ruột và dạ dày như phó thương hàn đi qua dạ dày xuống ruột.
* Hệ vi sinh vật ruột non.
Ruột non chiếm khoảng 2/3 chiều dài của toàn bộ ruột nhưng số lượng vi khuẩn lại rất ít, nhất là ở tá tràng. Do nhiều nguyên nhân là khi dịch dạ dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn, thêm đó là dịch mật và dịch tụy tạng bài tiết ra qua tá tràng cũng có tác dụng sát khuẩn. Ruột non chứa một số ít vi khuẩn của dạ dày xuống. Trong ruột non chủ yếu có: E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào (Clostridium perfringens), ở gia súc non còn có thêm Streptococcus lactic, trực khuẩn lactic lactobacterium bularium (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980 [12].
* Hệ vi sinh vật ở ruột già.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
(Enterococcus, Clostridium perfringens ở ruột kết), gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên, trong ruột già có hệ vi sinh vật chưa thực hiện được bằng triệu chứng lâm sàng như: Phó thương hàn, sẩy thai truyền nhiễm, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980 [12].
Trong hệ tiêu hóa của động vật hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo cân đối cho hoạt động tiêu hóa khi đó phần lớn những vi sinh vật có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% hoạt động hữu ích tạo sự cân bằng cho đường ruột. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh
tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy. Những loại vi khuẩn thường gặp nhất là: E.coli, Samonella và Clostridium perfringens…
2..2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy.
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng sẽ
xâm nhập qua đường niêm mạc ruột, phát triển rất nhanh chóng trong tế bào biểu mô ruột. Ởđó chúng gây viêm, sưng phù các tế bào, ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non của lợn dẫn đến tiêu chảy. Nếu cơ thể lợn còn yếu vi khuẩn sẽ vào các hạch lympho gây viêm, sưng phù các hạch, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào máu và tiết độc tố làm cơ thể nhiễm độc có thể dẫn tới trạng thái hôn mê và chết.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997) [4] gia súc sơ sinh ra đời ngay trong môi trường luôn có vi khuẩn gây bệnh, ngay cả gia súc mạnh khỏe trong đường tiêu hóa có chứa tới 1014 vi khuẩn các loại, nguy hiểm nhất cho lợn con và bê nghé là các vi khuẩn, nấm gây bệnh hô hấp và đường tiêu hóa. Tiêu chảy, viêm phổi là hai nhân tố gây thiệt hại cho lợn và bê nghé.
Theo Tạ Thị Vịnh (1990) [19]. Ở động vật non hệ thống thần kinh chưa hoàn chỉnh điều kiện thích nghi với ngoại cảnh yếu, cho nên sức đề kháng kém,
đặc biệt khí hậu thay đổi thường thấy hiện tượng sốt, ỉa chảy và viêm phổi.
Theo Archeri Hunter (2000) [20] trong cuốn “ Sổ tay dịch bệnh động vật” được dịch từ cuốn dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam, hợp tác giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu cho rằng: Ỉa chảy chỉ có thể phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn.
Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995) [2]. Ở lợn cai sữa sớm vi khuẩn lactic biến mất, sự tích axitclohydric phát triển vào tuần tuổi thứ 5, vi khuẩn sẽ đi qua dạ dày vào ruột, việc cho ăn khẩu phần co protein cao thường xảy ra
ở lợn con cai sữa sớm, làm cho lợn con khi cai sữa bị tiêu chảy.
* Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Do thiếu dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại máng ăn máng uống kém…Một số vi khuẩn như: Samonella, E.coli, Clostridium, Enterococcus
Do lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng cường tính kháng sinh của hệ
vi sinh vật.
Theo Phan Thanh Phượng và cộng sự (2004) [14] sai sót về chếđộ dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột về thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc điều trị, dùng kháng sinh điều trị quá dài hoặc bị một số đường tiêu hóa. Lúc đó vi sinh vật có hại sẽ phát triển, áp đảo vi sinh vật có lợi, gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn gọi là hội chứng loạn khuẩn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2005) [1] đã đưa ra nhận xét: Các nguyên nhân gây cho lợn con bị bệnh tiêu chảy là gió lùa, chuồng trại lạnh giá không đủ ấm, nhiệt độ ban ngày và đêm biên đọ chênh lệch quá xa, ẩm độ
chuồng cao, nuôi dưỡng kém, do lây truyền từ con khác sang, tiêm phòng không đảm bảo, tiêu trùng chuồng giữ hai lứa kém, cơ năng tiêu hóa của lợn còn yếu, hệ thần kinh hoạt động chưa chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể kém.
* Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Bệnh tiêu chảy ở lợn con được thể hiện ở 3 thể lâm sàng chủ yếu là: Thể nhiễm trùng, thểỉa chảy, thể phù.
Khi lợn con mắc bệnh tiêu chảy thì thường lợn ăn ít dần đi, bệnh kéo dài thì bệnh tóp lại, lông xù hoặc trụi nhẵn, đuôi rũ, đít dính phân bê bết, 2 chân sau rúm lại và run rẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước thường tìm nước chuồng để uống, nếu không đảm bảo nước đầy đủ đôi khi lợn nôn ra cám chưa tiêu hóa.
Bệnh nặng con vật mệt lử, bỏ ăn, chân và toàn thân run rẩy, đi lại không được, nằm một chỗ, đặc biệt là 2 chân sau bị liệt, mắt lõm sâu lờ đờ
màu trắng đục, khô. Lợn khát nước nhiều. Bệnh ở giai đoạn này chủ yếu là do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, tỷ lệ chết ít, khi khỏi thì còi cọc chậm lớn, nhưng nếu kế phát với một số bệnh khác thì bệnh tiến triển 10-15 ngày lợn chết.
Bệnh tích: Xác chết gầy, bụng tóp lai, lông da xơ xác hoặc trụi nhẵn, thân lạnh. Ruột viêm từng mảnh mầu đen, niêm mạc xung huyết hoặc xuất
huyết, ruột rỗng chứa đầy hơi viêm cata. Gan hơi sưng hoặc không, màu nâu vàng nhạt, túi mật thường căng. Phổi ứ huyết, đôi khi có hiện tượng sưng nhẹ.
* Điều trị
Một số bộ kháng sinh sau thường dùng riêng rẽ kết hợp với thuốc tiêm
điều trị:
- Tetracmycin với liều 50mg/kg thể trọng. - Neomycin với liều 53mg/kg thể trọng. - Tylansulpha G trộn 100g/80kg thức ăn.
- Lincospectin 44 premix trộn 50mg/25kg thức ăn bổ xung trong 1 tuần. + Dùng Baytril 5% với liều 1ml/20kg thể trọng. Điều trị 3 ngày liên tiếp. + Dùng Baytril max với liều 1ml/13,5kg thể trọng, tiêm 1 liều duy nhất. + Dùng Ampidexalone với liều 1ml/10kg thể trọng. Điều trị 3-5 ngày liên tiếp.
* Phòng bệnh
Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng khả
năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn.
Dùng men Bacifo bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn nái trước và sau
đẻ 2 tuần và bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn sau cai sữa liên tục, đúng liều lượng, tỷ lệ trộn.