Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 50)

Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của gà, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng… nó ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của gia cầm chịu sự chi phối của các yếu tố như: Mức năng lượng và protein trong khẩu phần, khí hậu, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe... Chúng tôi đã theo dõi và tính được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà thí nghiệm qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 2.8.

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của một gà sau khi kết thúc thí nghiệm là 5.261,12g (105,16%) ở lô TN1 (Dabaco), lô TN2 (Oxy) là 5.002,74 (100%). Như vậy lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN1 cao hơn lô TN2 là 258,38g, điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm sinh trưởng càng nhanh khả năng thu nhận thức ăn càng cao. Như vậy, việc sử dụng thức ăn Dabaco và Oxy ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm. Qua đó chứng minh rằng, khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ở lô TN1 (Dabaco) có khả năng thu nhận thức ăn tốt hơn lô TN2 (Oxy).

Bảng 2.8. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm

T. Tuổi Lô TN1 Lô TN2

g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần

1 13,57 95,00 12,14 85,00 2 29,58 207,07 28,86 202,02 3 40,52 283,67 39,19 274,36 4 50,44 353,09 44,41 310,88 5 81,422 569,95 72,54 507,77 6 88,97 622,80 85,87 598,96 7 97,71 683,94 95,98 672,88 8 108,07 756,48 113,10 791,76 9 115,47 808,29 119,67 837,70 10 125,83 880,83 103,22 722,51 Tổng 5.261,12 5.002,74 So sánh (%) 105,16 100 2.4.3.2. Tiêu tn thc ăn/kg khi lượng tăng

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu qua sử dụng thức ăn, mức độ hoàn chỉnh của khẩu phần. Vì chi phí cho thức ăn chiếm khoảng 70-80% giá thành, nên trong chăn nuôi gà thịt mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng đều đưa lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.9.

Bảng 2.9 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Mía x Lương Phượng trong 10 tuần tuổi là phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm hệ số chuyển hóa thức ăn tăng đều qua các tuần tuổi. Ở tuần tuổi thứ 10 tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng ở lô TN1 là 2,77kg, trong khi đó lô TN2 là 2,84kg, tuy nhiên mức chênh lệch giữa hai lô là không đáng kể (0,07kg). Như vậy, là hiệu quả sử dụng thức ăn ở lô TN1 (Dabaco) là tốt hơn so với lô TN2 (Oxy)

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Tuần tuổi Lô 1 Lô 2 Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 1,32 1,32 1,55 1,55 2 1,84 1,64 1,61 1,59 3 1,73 1,68 1,66 1,62 4 2,19 1,84 1,89 1,71 5 2,28 1,99 2,09 1,83 6 2,29 2,07 2,79 2,04 7 3,11 2,25 2,61 2,16 8 3,6 2,44 4,51 2,46 9 3,8 2,62 4,29 2,68 10 3,9 2,77 4,38 2,84 So sánh 97,53 100

Tiêu tn năng lượng trao đổi (ME) ca gà thí nghim

Kết quả theo dõi tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.10.

Qua bảng số liệu thể hiện mức độ tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) cần thiết để có 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm, mức độ tiêu tốn ME trong tuần và cộng dồn của 2 lô TN đều tăng dần theo các tuần tuổi, sự tăng thêm này cũng phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm. Khối lượng cơ thể tăng theo các tuần tuổi, do đó yêu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và sinh trưởng cơ thể tăng dần liên quan đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của gà.

Thức ăn của lô thí nghiệm được chia thành các giai đoạn, ở lô TN1 chia làm 3 giai đoạn 1 - 14, 15 - 35 và 36 - xuất chuồng với mức năng lượng là 3000kcal/kg. ở lô TN2 chia làm 2 giai đoạn từ 1-14 ngày tuổi và từ 15 ngày tuổi đến xuất bán với mức năng lượng 3000kcal/kg.

Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy: ở lô TN1 tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng ở 1 tuần tuổi là 3960kcal và cao nhất ở tuần thứ 10 là 8310 kcal. Tương ứng ở lô TN2 năng lượng tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng ở 1 tuần tuổi là 4650 kcal đến 10 tuần tuổi là 8520 kcal.

So sánh mức tiêu tốn ME của hai lô thí nghiệm ta thấy có sự chênh lệch cụ thể như sau: đến 10 tuần tuổi tiêu tốn cộng dồn của lô TN1 (Dabaco) là 8310 kcal/kg, lô TN2 (Oxy) là 78520 kcal/kg. Như vậy, cùng một phương thức nuôi nuôi (bán chăn thả) thì tiêu tốn năng lượng trao đổi/ 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm sử dụng thức ăn Dabaco là thấp hơn so với gà thí nghiệm sử thức ăn Oxy.

Bảng 2.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm (kcal/ kg)

Tuần tuổi Lô TN I Lô TN II Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 3960 3960 4650 4650 2 5520 4920 4830 4770 3 5190 5040 4980 4860 4 6570 5520 5670 5130 5 6840 5970 6270 5490 6 6870 6210 8370 6120 7 9330 6750 7380 6480 8 10800 7320 13530 7380 9 11400 7860 12600 8040 10 11700 8310 13140 8520 So sánh 97,53 100

Tiêu tn protein thô (CP) ca gà thí nghim.

Để nhận biết rõ hơn khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm, từ kết quả tính toán về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ta xác định được chi phí lượng protein thô có trong thức ăn để có được 1 kg tăng khối lượng, kết quả theo dõi tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11. Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg) Tuần tuổi Lô I Lô II Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 289,97 289,97 340,58 340,58 2 405,70 360,46 354,77 350,45 3 293,88 285,76 281,62 275,98 4 372,00 313,12 320,74 290,42 5 388,15 337,78 355,59 311,42 6 365,60 330,51 474,33 347,55 7 496,91 359,78 443,81 367,77 8 576,42 390,78 767,17 417,79 9 608,01 418,46 729,35 455,90 10 623,34 442,83 744,67 482,95 So sánh (%) 91,69 100

Kết quả theo dõi cho thấy lượng protein thô tiêu thụ qua các tuần tuổi tăng dần theo thời gian, trong đó lương CP tiêu tốn trong tuần tăng nhanh hơn nhiều so với lượng CP cộng dồn do nhu cầu CP dùng cho khẩu phần duy trì tăng theo quy luật của gia cầm đang trong giai đoạn sinh trưởng

Từ kết quả phân tích cho thấy lượng CP tiêu thụ giữa 2 lô thí nghiệm có sự biến động, ở 8 tuần tuổi tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng cộng dồn ở hai lô thí nghiệm là 390,78g (lô TN1 Dabaco), 417,79 g (lô TN2 Oxy), kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi lô TN1 là 442,83g (91,69%), còn lô TN2 là 482,95g (100%). Mức độ chênh lệch giữa hai lô thí nghiệm ở giai đoạn này thể hiện: gà ở lô TN1 có mức chi phí CP đến 10 tuần tuổi thấp hơn lô TN2 (8,31%). Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng CP ở hai lô TN cho kết quả khác nhau. Như vậy gà thí nghiệm dùng thức ăn Dabaco tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng thấp hơn gà thí nghiệm sử dụng thức ăn Oxy.

Thời gian nuôi càng dài thì mức tiêu tốn ME và CP càng tăng cao do nhu cầu sử dụng khẩu phần cho duy trì ngày càng tăng. Theo thời gian nuôi, mức độ tiêu tốn ME và CP ngày càng tăng trong khi đó sinh trưởng tuyệt đối lại giảm, vì vậy nghiên cứu thời điểm giết mổ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả chăn

nuôi. Từ kết quả thí nghiệm trên và tính toán cho thấy để có chi phí thấp mà hiểu quả chăn nuôi cao thì nên xuất bán gà ở thời điểm 10 tuần tuổi, tuy nhiên khi đó khối lượng gà còn chưa đạt tiêu chuẩn thị trường tiêu thụ cần phải kéo dài thời gian nuôi, nhưng để đảm bảo hiệu quả kinh tế thì không nên nuôi kéo dài quá 13 tuần tuổi.

2.4.4. Chỉ số sản xuất

Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) là chỉ số tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt.Chỉ số sản xuất cao nhưng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể cao thì hiệu quả kinh tế cũng không cao.

Chỉ số sản xuất đánh giá tổng hợp liên quan đến chỉ tiêu kỹ thuật trong tùng giai đoạn chăn nuôi. Còn chỉ số kinh tế EN (Economic Number) cho thấy được hiệu quả chăn nuôi từng thời điểm, đây là chỉ tiêu quan trọng vì chỉ số sản xuất cao nhưng cho phí thức ăn lớn người chăn nuôi vẫn không có lãi. Căn cứ kết quả đánh giá chỏ số kinh tế trong từng thới điểm cho biết thời điểm xuất bán phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết quả tính toán chỉ số sản xuất qua các giai đoạn của gà thí nghiệm được tôi thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm Tuần tuổi Lô TN I Lô TN II PI EN PI EN 8 103,14 3,08 97,71 2,84 9 98,09 2,93 90,22 2,63 10 94,69 2,83 84,57 2,46 So sánh

Số liệu bảng 2.12 cho thấy:

Chỉ số sản xuất của gà của gà thí nghiệm từ 8 tuần tuổi đến kết thúc thí nghiệm thì lô TN1 luôn cao hơn lô TN2 cụ thể như sau:

Khi 8 tuần tuổi chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ở lô TN 1 (dùng thức ăn Dabaco) là 103,14 còn lô TN2 (dùng thức ăn Oxy) là 97,71 thấp hơn 5,43 PI so với lô TN1.

Ở 9 tuần tuổi chỉ số PI của lô TN1 là 98,09 còn lô TN2 là 90,22 thấp hơn 7,87 PI so với lô TN1.

Lúc gà thí nghiệm đạt 10 tuần tuổi chỉ số sản xuất tính chung cho lô TN1 (Dabaco) là 94,69, lô TN2 (Oxy) là 84,57.

Chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm từ 9 tuần tuổi đến kết thúc thí nghiệm của lô TN1 cũng cao hơn lô TN2 cụ thể như sau:

Lúc 9 tuần tuổi chỉ số kinh tế lô TN1 là 2,93, còn lô TN2 là 2,63

Kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi thì chỉ số kinh tế của lô TN1 là 2,83 (100%), lô TN2 là 2,46 (86,93%).

2.4.5. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán

Số liệu ở bảng 2.13 cho thấy:

Bảng 2.13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán Diễn giải Lô I Lô II Tiền (vnđ) % Tiền (vnđ) % Giống 6.300 13,44 6.300 13,36 Thú y 2.500 5,33 2.500 5,30 Thức ăn 33483,6 71,42 34352 72,85 Chi phí khác 2.200 4,7 2.500 5,30 Lao động 1.500 3,20 1.500 3,18 Tổng chi phí 46883,6 47152 Giá bán (Vnđ/kg) 60.000 60.000 Thu - chi (Vnđ) 13116,4 12848 So sánh (%) 100 97,95

Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy:

Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt ở lô TN1 (dùng thức ăn Dabaco) là 46883,6 đ/kg thấp hơn lô TN2 (dùng thức ăn Oxy) 47152 đ /kg.

Tổng thu - chi ở lô TN1 đạt 13116,4 đ/kg cao hơn lô TN2 đạt 12848 đ/kg. Vậy khi sử dụng thức ăn Dabaco có hiệu quả kinh tế cao hơn khi sử dụng thức ăn Oxy.

2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1. Kết luận

Qua thời gian theo dõi đàn gà khảo nghiệm từ 0-10 tuần tuổi trên cơ sở phân tích kết quả của đề tài nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận sau:

Qua kết quả khảo nghiệm chúng tôi thấy 2 loại thức ăn Dabaco và Oxy khi sử dụng trong chăn nuôi đều có thành phần dinh dưỡng cao. Việc sử dụng 2 loại thức ăn này trong chăn nuôi ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng và phát triển của gà. Song khi kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi lô TN1 dùng thức ăn Dabaco gà thí nghiệm có khối lượng cao hơn lô TN2 dùng thức ăn Oxy, và tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng ở lô TN1 cũng thấp hơn tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng ở lô TN2. Như vậy chứng tỏ việc sử dụng thức ăn Dabaco có tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi sử dụng thức ăn Oxy.

Tỷ lệ nuôi sống của Mía x Lương Phượng không phụ thuộc vào loại thức ăn, đến 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm đạt 95,50% ở lô thí nghiệm 2 và đạt 96,50% ở lô thí TN1.

Khối lượng gà lô TN1 (Dabaco) là 1941,00 g cao hơn 140,02g so với lô TN2 (Oxy) (1800,98 g).

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm từ SS - 10 tuần tuổi của lô TN1 đạt 27,16 g và 25,16 g ở lô TN2.

Tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng của lô TN1 là (2,77 kg) thấp hơn ở lô TN2 (2,84) là 0,07 kg.

Tiêu tốn năng lượng của lô (8310kcalME) thấp hơn so với lô TN2 (8520kcalME) là 210 kcalME.

Tiêu tốn protein của gà ở lô TN1 (442,83 g) thấp hơn ở lô TN2 (482,95 g) là 40,12g.

Chỉ số sản xuất của gà lô TN1 (94,69) cao hơn so với lô TN2 (84,57) là 10,12. Hiệu quả kinh tế sau 10 tuần bình quân là 13.116,4đ/kg ở lô TN1, và 12.848 ở lô TN2.

Từ kết quả nghiên cứu thí nghiệm, đồng thời dựa trên thực tế chăn nuôi trong nông hộ và nhu cầu của thị hiếu của người tiêu dùng mà chúng ta xác định thời điểm xuất bán, mà theo chúng tôi thời gian nuôi không kéo dài quá 13 tuần tuổi.

2.5.2. Tồn tại và đề nghị

2.5.2.1. Tn ti

Trong thời gian thực tập ngắn, do còn khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí nên số lượng gà thí nghiệm chưa nhiều,chưa thực hiện trên nhiều đàn nên những kết quả chúng tôi thu được chỉ là bước đầu, cần được nghiên cứu thêm để có kết quả khách quan và toàn diện hơn.

2.5.2.2. Đề ngh

Tiếp tục tiến hành thí nghiệm trên gà lai (Mía x Lương Phượng) thương phẩm với số lượng lớn và thời gian dài hơn để có độ chính xác cao hơn. Tiến hành mổ khảo sát để đánh giá khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà Mía x Lương Phượng khi sử dụng 2 loại thức ăn này trong chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bạch Thị Thanh Dân Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Nga, Trương Thúy Hường, Nguyễn Thị Hồng Dung, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Quảng (2007), “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học ngành chăn nuôi 2007, Viện chăn nuôi Hà nội.

2. Phan Sỹ Điệt (1990),), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại

Pháp’’, Tạp chí thông tin gia cầm (số 2), trang 1-9

3. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001), “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà lông màu Lương Phượng hoa nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh ’’, Báo cáo Khoa học chăn nuôi thú y 2001, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 62-70.

4. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, số 5 - 2001.

5. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn

(1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 125-137, 148.

6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc

(1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Kabir và Lương Phượng nuôi tại một số hộ ở xã Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ

An’’, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 3-6.

9. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc (2006),” Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm lông màu TĐ nuôi vụ hè thu tạo

Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (số 11/2006), trang

10. Đào Văn Khanh (2004)), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 88-90.

11. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh,

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)