Sinh trưởng tích lũy

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 45)

Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng.

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, mỗi tuần chúng tôi cân gà vào thứ 6 hàng tuần. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy: Khối lượng cơ thể 2 lô gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của các đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Nhìn chung gà thí nghiệm ở các lô đều có tốc độ lớn khá nhanh chứng tỏ hai loại

cám sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng cả gà (Mía × Lương Phượng). Tuy nhiên vẫn có sự sai khác nhau về khả năng sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm, sự sai khác đấy được thể hiện qua bảng 2.6 và hình 2.1.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con)

Tuần tuổi Lô TN1 Lô TN2 n X ± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%) SS 50 40,00 ± 0,49 8,75 50 40,00 ± 0,45 7,99 1 53 112,08 ± 1,43 9,32 53 94,91 ± 1,31 10,04 2 55 224,36 ±3,6 11,91 55 220,18 ± 3,55 11,97 3 52 388,46 ± 6,83 12,68 50 385,80 ± 7,47 13,69 4 56 549,92 ± 9,22 12,55 52 550,58 ±10,56 13,83 5 54 799,44 ± 13,8 12,68 54 793,33 ± 13,77 12,75 6 50 1072,00 ± 16,47 10,86 60 1008,00 ±15,15 11,64 7 54 1292,22 ± 20,22 11,5 56 1265,36 ±19.14 11,32 8 50 1502,20 ± 21,69 10,21 51 1440,78 ±25,4 12,59 9 53 1714,91 ± 30,83 13,09 53 1636,04±29,92 13,31 10 50 1941,00± 38,46 14,01 51 1800,98±36,94 14,65 So sánh (%) 107,77 100

Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy gà ở các lô thí nghiệm đều có tốc độ lớn khá nhanh, khối lượng cơ thể 2 lô thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên vẫn có sự sai khác về khả năng sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm cụ thể là:

Gà thí nghiệm từ giai đoạn sơ sinh đến 35 ngày tuổi không có sự khác biệt rõ rệt. Đến 42 ngày tuổi thì ta thấy có sự sai khác cụ thể: lô TN1 (thức ăn Dabaco) 1072,00g, lô TN2 (thức ăn Oxy) 1008,00 g. Như vậy tốc độ sinh trưởng của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 64g.

Tại thời điểm 63 ngày tuổi khối lượng của gà thí nghiệm ở lô TN1 là 1502,20, ở lô TN2 1440,78. Khối lượng trung bình của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 61,42g

Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (ở 70 ngày tuổi), khối lượng gà thí nghiệm ở lô TN1 là 1941,00g (107,77%), lô TN2 là 1800,98g (100%). Kết quả trên cho thấy, lô gà TN1 (Dabaco) có xu hướng tăng nhanh hơn lô TN2 (Oxy). Kết quả này chứng tỏ gà ăn thức ăn Dabaco có chiều hướng sinh trưởng tốt hơn thức ăn Oxy.

Hệ số biến dị ở lô TN1 dao động từ 8,75 - 14,01%, lô TN2 dao động 7,99 - 14,65%. Kết quả cho thấy gà thí nghiệm có độ đông đều thấp.Điều này cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt của nhiều yếu tố đến khả năng sinh trưởng của đàn gà.

Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tôi minh họa bằng hình 2.1.

Hình 2.1. Đồ th sinh trưởng tích lũy ca gà thí nghim (g/con)

Qua đồ thị ta thấy giai đoạn sơ sinh đến 5 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm là tương đương nhau. Từ tuần tuổi thứ 6 đến tuần tuổi thứ 10 đường biểu diễn của lô TN1 ở trên đường biểu diễn của lô TN 2 cho thấy khối lượng của gà ở lô TN1 cao hơn lô TN2.

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)