Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 43)

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại

cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền.

Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) T. Tuổi Lô TN1 Lô TN2 Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 100 100 100 100 2 99,00 99,00 99,00 99,00 3 98,99 98,00 98.48 97,50 4 98,98 97,00 98,97 96,50 5 99,48 96,50 100 96,50 6 100 96,50 99,48 96,00 7 100 96,50 100 96,00 8 100 96,50 100 96,00 9 100 96,50 99,48 95,50 10 100 96,50 100 95,50

Qua số liệu bảng 2.5 cho ta thấy gà Mía × Lương Phượng ở hai lô thí nghiệm có sức sống tốt, tỷ lệ gà thí nghiệm của 2 lô ở 1 tuần tuổi đều đạt 100%. Do trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới, trong những tuân tiếp theo tỷ lệ nuôi sống có biến động nhỏ, biến động này là do ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới đàn gà nên đã có một số con mắc bệnh và chết.

Qua 10 tuần tuổi theo dõi thấy tỷ lệ nuôi sống của gà ở hai lô thí nghiệm đạt khá cao từ 95,5% - 96,5%. Tỷ lệ này đạt so với tiêu chuẩn liên hiệp gia cầm Việt Nam.

Khi so sánh kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà Mía × Lương Phượng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nuôi sống ở lô thí nghiệm 1 cao hơn lô thí nghiệm 2 là 1%.

Theo Trần Thanh Vân, và cs (2002) [27], tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi của các giống gà: Kabir, Lương Phượng, Sasso, gà lai F1 mái Kabir với trống Sasso và gà lai F1 mái Lương Phượng với trống Sasso nuôi tại Thái Nguyên có tỷ lệ nuôi sống dao động 97-99%. Như vậy tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm dao động từ 95,50 - 96,50%. Qua đây ta có thể khẳng định giống gà lai (Mía x Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam nói chung và xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên nói riêng, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai giống gà vào các nông hộ để nuôi đại trà. Đặc biệt là phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nước ta hiện nay chủ yếu là nuôi bán chăn thả.

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Oxy và Dabaco đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)