Nhân học hiện sinh của J.P Sartre

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 84)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Nhân học hiện sinh của J.P Sartre

Con ngƣời bao giờ cũng là con ngƣời cụ thể. Có tính khí riêng, có một hoàn cảnh riêng, tâm lý riêng...Cái riêng ấy mới tạo ra chính cái mà ngƣời ta gọi là

82

con ngƣời. Nhƣng điều đặc sắc ở Sartre đó, không nhƣ những tiền bối trƣớc ông là cứ nhập định triền miên trong những suy tƣ về đời và ngƣời, mà trái lại Con ngƣời phải chiến đấu với tha nhân, thực hiện niềm khát khao cháy bỏng của mình bởi một điều tất yếu là: con ngƣời sinh ra đã là một sự tự do tuyệt đối. Con ngƣời đƣợc tự do trong hành động, trong tƣ tƣởng. Một điều không hề đơn giản trong tại thế ngƣời là luôn phải sống trong những hoàn cảnh bất ngờ và tàn khốc do đó ý thức phải lựa chọn cho ta một lối hành động phù hợp với một lƣơng tâm không một ngoại giới nào có thể tác động mới là thái độ sống của một con ngƣời. Con ngƣời nhƣ thế mới là tự do. Orextơ với khao khát tự do cháy bỏng sẵn sàng phụng hiến tuổi trẻ của mình cho những nỗi đau khổ của một xã hội đau khổ. Electre một cô công chúa trở thành một cô hầu gái luôn bị Egixte đe dọa. Cô nung nấu mối căm thù và trả hận...Sartre đã phác họa đƣợc những tính nết, nỗi niềm riêng của từng nhân vật. Thông qua đó xác định rõ ý nghĩa tồn tại ngƣời.

Con ngƣời hiện sinh của J. P. Sartre mang trong mình những tra vấn về nội tâm, con ngƣời phải tự mình đấu tranh trƣớc hoàn cảnh phải chọn cho mình một phƣơng thức sống tiến tới hoàn thành mục đích của mình. Nhƣng thân phận của con ngƣời là đau khổ vì luôn phải chạy theo những đam mê không bao giờ dừng lại. Vì vậy con ngƣời lo âu, sợ hãi trƣớc những cái khốc liệt của cuộc đời. Sự sợ hãi đâu phải là tình cờ ngẫu nhiên, mà trái lại nó xuất hiện nhƣ một tồn tại không thể chối bỏ đƣợc ngay từ khi bị quẳng vào thế giới. Ngay trong bản chất thực của hiện sinh ngƣời đã là sự lãng quyên, sự bị bỏ rơi, ngƣời tự chạy trốn trƣớc con ngƣời. Không có sự thông cảm giữa con ngƣời với con ngƣời, thế giới nhƣ ta hình dung là vô cùng rộng mở nhƣng bản thân chính con ngƣời lại bị giới hạn mình. Số kiếp luôn phải sống trong sự lẻ loi, hiu quạnh. Nỗi kinh hoàng vì những nguy cơ không bao giờ báo trƣớc. Cảm tƣởng nhƣ đó là một kiểu đoạn tuyệt từ trong ý thức đối với những ai đã nhận ra sự thực bản chất của đời con ngƣời nói chung và những trải nghiệm bản thân nói riêng. Những gì là mơ tƣởng về tƣơng

83

lai đều không thể khẳng định đƣợc. Mọi hy vọng đều trở nên vô vọng. Cái có thể gặp đƣợc trong hy vọng cũng có thể sẽ có nhƣng nó sẽ khó có thể trở thành cái

mà ta hy vọng đƣợc, đôi khi còn trái ngƣợc hoàn toàn. Do vậy nỗi thất vọng và sự chán trƣờng sẽ bao vây trong thân phận con ngƣời. Xung quanh con ngƣời chỉ còn là những gì là nhơ nhuốc và “Buồn nôn” hay “Ruồi”.

Ngƣời đàn bà: - Cần phải biết sợ, con thân yêu ạ, sợ ghê gớm. Có thể mới trở thành con người trung thực [62, 58].

Cái đích hƣớng tới của tồn tại ngƣời là một sự trung thực. Sự trung thực này đƣợc xây dựng trên nền tảng nỗi sợ hãi ghê gớm, miền u uất nhất ở con ngƣời hiện sinh. Mọi cố gắng đi ra khỏi nỗi niềm này của mình đã phá huỷ đi những giá trị của truyền thống từng gây nên bao nhiêu sự hiểu lầm ở những con ngƣời sống theo thói lễ, nghĩa ngột ngạt. Sự sợ hãi là bản chất của con ngƣời nên chính vì thế mà con ngƣời sẽ mãi là biểu tƣợng của sự trung thực nhất. Theo một bình diện nào đó thì chính sự sợ hãi và đích trung thực nhƣ là bản chất sinh đôi trong một sự phân li nơi chủ thể. Sự phổ biến của chúng có thể tìm thấy ở bất cứ một ngữ cảnh nào nơi tồn tại ngƣời. Ngƣời hiện sinh trung thực đã nêu lên điều mà mình muốn bằng những thái độ yếu ớt và hèn hạ, cần phải có một sự phản tỉnh nếu không muốn trở thành những sự thừa ra theo một khả năng chán nản này. Sự tự nhận ra chính mình đang sống mà nhƣ đã chết, chỉ sống khi chính ta đã nhận ra nỗi thê lƣơng của chính mình không cần một lời chỉ dẫn nào thật sự thê lƣơng. Vai trò của những thói quen, lúc này chỉ đóng vai trò làm nền cho ta nhận ra những sự thừa ra của ta qua bao ngày siêu việt ở trần gian kín mít này. Chúng ta đã lê thê trong trần gian nhƣ là tìm cho mình một thiên đàng nào đó nhƣng kỳ cùng đó chỉ là một ảo tƣởng quá lang thang không thể nào có đƣợc. Nỗi lo sợ này chỉ chứng mình thêm tính đạo đức đã đƣợc nhận thức nhƣng vẫn không thể nào có lối thoát cho sự áp chế cổ truyền.

Mọi hành động diễn ra đều không đƣợc định sẵn, mà chỉ là sự ngẫu nhiên, tức thì nhƣng thân phận làm ngƣời thì không thể thay đổi. Hiện sinh là phải cảm

84

nhận đƣợc cái thê thảm của cuộc đời đồng thời đối diện với tử thần. Nỗi chán chƣờng đã ập tới vồ lấy thân phận con ngƣời để mãi chìm nghỉm trong miền hƣ vô tuyệt đối. Không có cơ sở nào hiện hữu cho con ngƣời bảo đảm cho cuộc sống là vĩnh viễn. Triết học của Sartre hoàn toàn không có cái gọi là sự ngẫu hứng, nỗi đam mê nông nổi nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã gán cho triết học hiện sinh mà chính Sartre là con chim đầu đàn. Sự lựa chọn của Sartre luôn có một cội nguồn cơ sở bảo lãnh. Con ngƣời đối với J. P. Sartre phải đứng trên các bậc thần linh, thần linh chỉ là một sự phù chú của con ngƣời hèn nhát, con ngƣời tự do thì không có thần linh. Tự do của con ngƣời là giới hạn của thần linh. Tƣ tƣởng của Sartre về khoa nhân học phải là lập trƣờng phá bỏ mọi trật tự, nề nếp cũ vốn trói buộc con ngƣời vì “Phần con ngƣời ta, mỗi ngƣời sinh ra không lý do, kéo lê cuộc đời vì nhu nhƣợc rồi chết vì ngẫu nhiên.”[11, 300]. Ở điểm này ông có tƣ tƣởng gần gũi với Albert Camus “ Rằng cuộc đời còn tàn ác hơn chúng ta nhiều”[3, 16]. Nhƣ vậy xem chừng một câu hỏi đƣợc đặt ra là đời có đáng sống nữa hay không ?. Trách nhiệm và bổn phận là hai khái niệm đƣợc quan niệm nhƣ là một bản chất của lƣơng tâm nơi hiện sinh làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

Thể xác con ngƣời cũng là vấn đề trọng tâm của nhà hiện sinh J. P. Sartre. Theo đó thì thể xác con ngƣời cũng chỉ là một dạng tự ngã ngang hàng sự vật. Cái xác là phần có tính thú vật trong con ngƣời, phần gây nên tội lỗi bắt con ngƣời phải mang trong mình lòng ăn năn hối lỗi, kéo đi thê lƣơng cùng dòng đời. Con ngƣời đang khô héo vì những đam mê vô ích. Biến dạng và trở nên xấu xí:

Này ông lão, dưới mắt thần Giuypiter, có vài bông mào gà trên má đâu có nghĩa rằng lão không thuộc loài phân mục, cũng như tất cả lũ này. Thôi đi người lão thối hoắc mà lão đâu có hay. Còn lũ kia, dẫu sao lỗ mũi chúng cũng chứa đầy mùi vị của chính chúng. Chúng tự biết mình rõ hơn lão rất nhiều.[62, 61]

Dƣới con mắt của tha nhân thân xác chẳng có ý nghĩa gì trong cuộc đời nó chỉ là một cái vỏ bề ngoài hoen ố, bẩn thỉu. Con ngƣời phải tự nhận thức đƣợc

85

bản thể tự ngã này nhƣ là một thời điểm xác định trong thế giới. Điểm tận cùng của con ngƣời hiện sinh là cái chết, nhƣ vị quan toà, tuyên bản án định mệnh lên con ngƣời: Tội ác đầu tiên chính ta là người phạm khi ta tạo ra những con người mang cái chết trong bản chất..[62, 115].

Cái chết là nỗi đau khổ tận cùng của con ngƣời, là sự kiện không thể tránh khỏi, nó kết thúc một quá trình hiện sinh một kiếp ngƣời. Vì vậy điều quan trọng của con ngƣời không phải là sau cái chết ấy là gì mà là trƣớc khi chết con ngƣời phải sống nhƣ thế nào ?. Có phải vì một thái độ nhƣ vậy đối với cái chết mà đã gây ra một làn sóng vô cùng mạnh mẽ phản đối thuyết hiện sinh nhƣ là một cái gì đó, phi lý, buồn nôn, đam mê, thác loạn...cũng là dễ hiểu bởi vì chẳng ai có thể chứng minh đƣợc bên cạnh cuộc sống trần gian này còn có một thiên đàng, niết bàn và một địa ngục dành cho con ngƣời. Cho nên con ngƣời chỉ còn cặm cụi mình ở thời điểm sống này mà thôi.

Con ngƣời không thể mãi nhìn về quá khứ của mình và ăn năn với những lỗi lầm đã phạm phải. Trong quá trình đi tìm chính mình, phải khƣớc từ dĩ vãng dù cho đó là thời kỳ đƣợc cho là viên mãn nhất. Xã hội vận động qua từng phút giây để rồi luôn là một sự sáng tạo vô tận. Vậy mà lại đi tìm một chân lý vĩnh cửu ở hiện sinh thì đó là một cách quan niệm tự thống trị chính bản thân con ngƣời. Quá trình xung đột ở tƣ tƣởng dƣờng nhƣ là quy luật bất biến ở những khủng hoảng trong chính bản chất của nó.

Trong nhân học của Sartre thì phần linh hồn con ngƣời nhƣ là một điều nhảm nhí nhất. bởi nếu thừa nhận linh hồn thì đã biến linh hồn thành một thực thể, điều đó thật là phi lý. Không, làm gì có chuyện sau cái chết sẽ tồn tại một linh hồn với khả năng nhận thức sau đó tiến tới một hành vi cụ thể nhƣ: trả thù, ăn, uống…nhƣ một con ngƣời đƣợc. Nếu có linh hồn thì nó cũng có khối lƣợng điều này thật là phi lý. Con ngƣời cần phải chống lại những luận điệu hƣ ảo ấy của một thế giới quan tôn giáo.

86

Quan niệm nhƣ vậy về linh hồn, rõ ràng đã mất đi tính thiêng liêng và sức mạnh của linh hồn. Một sự bất kính thực sự nếu xem xét ở nhân học truyền thống. Theo đó, con ngƣời đƣợc chia thành hai thực thể: linh hồn và thể xác. Phần linh hồn kia có khả năng điều khiển thể xác, linh hồn có lý trí siêu phàm có khả năng giao tiếp với Thƣợng đế, biết đƣợc cái lý toàn năng đang hàng ngày, hàng giờ thực thi công lý. Mỗi một ngƣời đều có mang trong mình một linh hồn và linh hồn này là một vị thiên thần bị đày ải vào trong thân xác. Thế là bao nhiêu nhà thần học dị đoan đã tiên quyết linh hồn đó phạm tội nơi thƣợng giới nay phải lƣu đày xuống trần gian chịu tội. Nhà tù của linh hồn chính là cái xác vật chất chứa chấp sự bẩn thỉu, thối tha. Thể xác trong quan niệm đó hoàn toàn vô nghĩa. Cho nên linh hồn phải thực thi điều thiện ở nhân gian mới cầu mong quay về chốn bồng lai, tiên cảnh. Còn nếu gây nên các tội ác thì vĩnh viễn bị đày xuống nơi âm tào, địa phủ chịu đủ mọi hình phạt đau khổ. Với một nhận định nhƣ vậy thì vấn đề đi tìm cho mình một ý nghĩa sống trở nên quan trọng và mới mẻ biết nhƣờng nào.

Thể xác cũng chẳng đáng trọng, linh hồn càng đáng khinh hơn, linh hồn có thể tan biến đi và lƣu lại khi đã huỷ hoại, vì vậy bỏ đi những gì là thói quen giả tạo về tồn tại ngƣời mới là xây dựng nên một con ngƣời theo đúng với những gì mà thế giới đã ban ơn. Nỗi lo âu không tồn tại nơi bản vị con ngƣời tự do theo kiểu của Sartre.

Bản thể luận văn hoá đã đặt ra vấn đề về tồn tại con ngƣời với tƣ cách là một thực thể văn hoá. Phải thật sự dấn thân vào con đƣờng ngƣời tự tạo ra cho mình một bản chất, không giống bất cứ ai mới là cái đích của nhân học hiện sinh. Con ngƣời có thể thế này thế kia, là một khả năng sống động, chƣa thực hiện hết thực chất của mình. Phần lý trí vạn năng mới chỉ hiểu đƣợc một phần rất nhỏ trong một thế giới mênh mông, vừa xa lạ nhƣng cũng rất gần gũi này. J. P. Sartre đã thấy nơi con ngƣời sự hài hoà, thống nhất giữa linh hồn và thể xác của một con ngƣời cụ thể, không thể có con ngƣời nhƣ triết học cổ truyền quan niệm

87

đƣợc. Hiện tƣợng “Ruồi” đã mang tới những nỗi thống khổ của con ngƣời vì thông qua đó thể hiện cái mà bất cứ ai cũng không thể thoát là cái chết.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)