Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J.P Sartre trong

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 90 - 96)

B. NỘI DUNG

2.4. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J.P Sartre trong

phẩm “ Ruồi”

Giá trị của tư tưởng triết học J. P. Sartre

Thứ nhất: Quan niệm của J. P. Sartre đề cao tính tích cực của ý thức cá nhân và với tư cách là chủ thể sáng tạo, cam kết tham gia tích cực vào hoạt động xã hội và vào việc kiến tạo, bản chất của mình. Con ngƣời cá nhân không thụ động trƣớc hoàn cảnh, mà luôn tích cực thực hiện dự án cá nhân của mình. Con ngƣời luôn nuôi ý chí để thực hiện mục tiêu hoài bão của mình. Trong xã hội luôn tồn tại nhiều học thuyết, hệ tƣ tƣởng, hoàn cảnh sống… đôi khi trái ngƣợc nhau hoàn toàn nhƣng với tƣ cách là một nhân vị trong thế giới, mỗi cá nhân không ngừng sáng tạo nên những giá trị cho đời ngƣời vƣợt qua những khúc quanh của cuộc đời để hƣớng tới mục tiêu của mình đã lựa chọn. Ý thức là vô hạn, là tự do đồng thời cũng là hƣ vô nên con ngƣời có thể phủ định hay thiết lập nên những phƣơng thức nhận thức độc đáo nhƣ: biểu tƣợng, nhận thức nào đó.... Chỉ cần chọn lựa cho mình một biểu tƣợng tích cực để nuôi ý chí tích cực trong con ngƣời.

Đề cao năng lực sáng tạo ra chính con ngƣời của mình, không phụ thuộc vào bất cứ một định lý nào của thế giới. Đó là thái độ tích cực trƣớc hoàn cảnh. Mỗi cá nhân đều có thể lựa chọn cho mình một con ngƣời mà mình muốn. Không tin tƣởng vào bất kỳ một sự nô dịch nào đối với bản chất con ngƣời. Chúng ta có thể tạo ra mình là một ngƣời anh hùng hay một con ngƣời hèn nhát điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của ta. Khả năng của con ngƣời là mãi vƣơn tới những gì mà mình thiếu hụt, cho nên có thể lấp đầy cái trống rỗng ấy bằng những khát vọng và nghị lực của mình.

Thứ hai: Đạo đức học của J. P. Sartre đề cao ý chí, tự do và nghị lực của con người cá nhân, sự quyết tâm dám vượt qua hoàn cảnh để thực hiện cái tôi

88

của mình, hiện sinh của mình, thực hiện kế hoạch và dự án của mình. Tự do là nguyên nhân, động lực xuất phát toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre. Cả đời ông là hiện thân của sự tự do tuyệt đối. Sống tự do, tƣ duy không theo một ai hết, từ bỏ tất cả những gì mà một con ngƣời bình thƣờng cho là cao quý, ái tình đến rồi đi…tất cả mới nhƣ là một ý nghĩa thiết thực theo phong cách của một tự do. Giả sử, có một ngƣời nào đó cũng làm giống ông nhƣ vậy thì ngay lúc đó Sartre lại có thể tìm cho mình một phong cách tự do khác để ngƣời học ông sẽ chẳng bao giờ học đƣợc. Tự do đã buộc chặt lấy con ngƣời, ở đó không có chỗ cho một trật tự định sẵn. Số phận con ngƣời là tự do. Tự do gắn chặt với thân phận con ngƣời, là sự khác biệt với sự vật, có thể lựa chọn cho mình một phƣơng thức sống độc đáo không bị áp đặt từ bên ngoài. Từ đó mỗi ngƣời đều phải chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình trƣớc thế giới và bản thân.

Thứ ba: Lương tâm là giá trị tối cao cần phải tự thiết lập ở mỗi con người. Đồng thời phải cảm thông và có trách nhiệm với người xung quanh. Phẩm giá con ngƣời là cái vốn quý nhất. Ngƣời có đạo đức là ngƣời xuất phát từ lƣơng tâm của mình, làm theo lƣơng tâm của mình, khƣớc từ mọi sự ngụy tín trong con ngƣời. Con ngƣời cần xây dựng cho mình một nguyên tắc sống sao cho từ đó là toàn bộ nhân sinh quan của mình đƣợc xây dựng trên đó.

Sống trong xã hội con ngƣời không là một độc hữu mà là giao tiếp với ngƣời khác. Khi lựa chọn chính mình đồng thời cũng lựa chọn luôn cho cộng đồng. Trách nhiệm với tha nhân là điều không thể tránh khỏi. Con ngƣời sống không thể cách ly với đồng loại, bản chất con ngƣời ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Trong xã hội một con ngƣời đích thực sẽ coi tất cả mọi ngƣời là thầy dậy ta cách làm ngƣời đích thực nhất. Ngƣời tốt dậy ta cái hay cái đẹp, ngƣời xấu dậy cho ta tránh đi những cái tai hại uy hiếp tới mạng sống của con ngƣời.

Thứ tư: Không để đánh mất cái tôi cá nhân của mình trong mọi hoàn cảnh dù cho hoàn cảnh có khắc nghiệt nhất. Dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của

89

mình, về tất cả những gì mình đã nói, đã làm. Lịch sử là lịch sử của mỗi con ngƣời tự do. ở đó mỗi ngƣời đều coi xã hội là mục tiêu của mình. Con ngƣời phải cống hiến sức lực và tự do của mình. Những mâu thuẫn giai cấp sẽ không tồn tại nữa bởi sản xuất vật chất đã đƣợc đảm bảo tuyệt đối. Quan hệ xã hội phụ thuộc vào tự do của mỗi ngƣời. Ý niệm về sở hữu, về phân phối hay quản lý đều không tồn tại trong xã hội ấy.

Thứ năm: Mỗi người phải luôn quan tâm chăm lo tới bản thể của mình. Cần chăm lo cho thể xác sao cho tránh đƣợc những tổn thƣơng. Thể xác là cơ quan vật chất thông qua đó cái phần ngƣời mới bộc lộ bản chất thật của mỗi cá nhân. Đời ngƣời sẽ chấm hết khi thể xác không còn thực hiện quá trình sinh học của nó. Cho nên một cơ thể khoẻ mạnh sẽ thực hiện đƣợc những bản dự án của mình nhanh chóng và hiệu quả.

Thực chất thì mỗi một con ngƣời đều phải sống trong những hoàn cảnh khác nhau. Mỗi ngƣời tự nó đã mang trong mình những dự án, kế hoạch riêng, không ai giống với ai cả. Lý tƣởng của con ngƣời là thƣớc đo tính ngƣời ở mỗi con ngƣời.

Thứ sắu: Đóng góp quan trọng trong văn hoc nghệ thuật của nhân loại. Tƣ tƣởng triết học hay các chủ đề triết học vốn rất khô khan và trừu tƣợng. Rất ít ngƣời có sự đam mê về nó. Tuy nhiên thông qua vở kịch “Ruồi”, một loại hình văn học, mà J. P. Sartre đã đƣa triết học xuống đƣờng, thâm nhập vào giới bình dân. Triết học thực sự đã đi vào đời sống con ngƣời.

Hiếm có một tác phẩm triết học nào mà khi đọc nó lại có sức hút kỳ lạ nhƣ, tiểu thuyết, kịch…của J. P. Sartre. Nhà nghiên cứu triết học vốn quen với những trang sách có vô số những cách lập luận theo trật tự của tam đoạn thức đƣợc truyền thừa từ bao thế hệ. Không phủ định những tác phẩm ấy là sai lầm nhƣng đó là một sơ đồ nhàm chán, khô cứng lặp đi lặp lại. Thay vào đó dƣới cái nhìn Hiện tƣợng học thể loại triết lý văn chƣơng đã trả lại cho triết học sự trẻ trung, quyến rũ.

90

Hạn chế của tư tưởng triết học J. P. Sartre

Thứ nhất: Chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa Mác về vấn đề cơ bản của triết học. Không tính tới yếu tố khách quan với tƣ cách là nguồn gốc và bản chất của ý thức con ngƣời. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì hệ chuẩn chủ thể - khách thể nằm trong một mối tƣơng giao không thể chia cắt. Trong đó yếu tố khách thể giữ vai trò quyết định trong nhận thức cũng nhƣ trong hành động của chủ thể. Mọi mục đích, dự án đều hƣớng tới thực tiễn quá trình tƣơng giao liên chủ thể ấy. Việc xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm triết học và tác động tai hại tới hoạt động thực tiễn của con ngƣời.

Thứ hai: Chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre đề cao phép biện chứng tiêu cực, chống lại phép biện chứng tự nhiên và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phép biện chứng duy vật phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhƣ cái vốn có của nó. Những quy luật của tự nhiên là không thể phủ nhận, mọi sự nhận thức đều lấy tự nhiên làm cơ sở và mục đích của thực tiễn. Phép biện chứng của J. P. Sartre là phép biện chứng chủ quan, phản ánh những quy luật nội tâm của tồn tại ngƣời trái với phép biện chứng tự nhiên. Quy luật của tồn tại ngƣời là những cảm xúc của con ngƣời phải sống trong thời đại có nguy cơ huỷ hoại chính sự tồn tại ấy. Tâm lý chung của con ngƣời là sự lo âu, sợ hãi…những cái không thể tách đƣợc ra khỏi tồn tại ngƣời. Do đó theo Sartre thì những thay đổi của tự nhiên và xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động đã đƣợc thử thách qua những xao xuyến của tâm tƣ.

Thú ba: Duy tâm về lịch sử, xã hội. Coi cá nhân quyết định xã hội. Đề cáo quá mức cá nhân sẽ đi tới chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động. Chƣa thấy đƣợc động lực phát triển của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển là quần chúng nhân dân, ngƣời làm nên lịch sử. Cá nhân kiệt xuất có thể lãnh đạo nhân dân qua các thời kỳ lịch sử nhƣng ngƣời trực tiếp thực thi những chiến lƣợc,

91

chính sách, đƣờng lối lại chính là nhân dân. Mọi mục đích đều lấy lợi ích nhân dân làm chính. Nhƣng nếu chỉ quan tâm tới cá nhân thì chủ nghĩa vị lợi sẽ thay thế chủ nghĩa công lợi. Đề cao chủ nghĩa cá nhân, xu hƣớng khuyến khích chủ nghĩa cá nhân cực đoan, thiếu sự khoan dung hòa đồng nhƣ: tách biệt tình làng nghĩa xóm, không nêu cao đƣợc tính thần đại đoàn kết dân tộc…

Thứ tư: Đạo đức của Sartre không theo chuẩn mực của xã hội, xóa nhòa ranh giới giữa thiện và ác. Xã hội tồn tại đƣợc là nhân danh cái thiện và hƣớng tới cái thiện, lấy thiện là mục đích tối thƣợng của con ngƣời. Kẻ tàn ác vô đạo sẽ dẫn nhân loại tới con đƣờng diệt vong. Nhƣ vậy, thách thức sự tồn tại của con ngƣời. Mọi hành vi suy đồi trong xã hội phải đƣợc nghiêm túc điểu chỉnh thì mới mong có đƣợc một trật tự ổn định, bình an. Vấn đề lƣơng tâm đạo đức của mỗi ngƣời sẽ không phù hợp với chuẩn mực, lợi ích chung của cộng đồng.

Thứ năm: Quan điểm chủ quan và cực đoan của Sartre về tự do mở đường cho việc nhân nhượng, chống lại mọi hiện thực xã hội. Khƣớc từ mọi quy tắc cộng đồng mà thay vào đó là quyền tự quyết theo ý muốn chủ quan. Không kế thừa những giá trị truyền thống dẫn tới những nguy cơ nổi loạn, xung đột lợi ích…tạo nên một xã hội vô chính phủ, mất kỷ cƣơng phép nƣớc. Thiết lập một lối sống buông thả vƣợt qua những quy tắc đạo đức đời thƣờng dẫn tới những tai biến, bệnh hoạn.

Kết luận chương 2

“Ruồi” là một vở kịch tiêu biểu của J. P. Sartre mô tả đƣợc bản chất của tồn tại ngƣời dƣới cái nhìn hiện tƣợng học. Bản chất ấy xa lạ với quan điểm triết học truyền thống. Cái mà cả đám dân thành bang Argox muốn dìn giữ là sự cổ hủ. Những giá trị đã đeo đẳng họ qua bao thế hệ cứ lầm tƣởng là chân lý lại là một sai lầm, trở thành nỗi kinh hoàng đắng cay ở những con ngƣời nhu nhƣợc. Dụng ý của tác giả về vở kịch là rõ ràng. Tính cần thiết phê phán về một xã hội đang chìm đắm trong cơn mộng mị giáo điều ngàn năm đã liệt Sartre vào danh sách triết gia kiệt suất của thời đại. Ở “Ruồi” đã thể hiện nổi bật tinh thần triết

92

học nhân văn, cao thƣợng của một đại gia triết học, dành tình yêu thƣơng cho con ngƣời với những phƣơng diện sau:

Thứ nhất: Tƣ tƣởng bản thể luận, đạo đức học, nhân học, triết học lịch sử là những tƣ tƣởng căn bản trong tác phẩm “Ruồi”. Bản thể luận của ông là bản thê luận về ý thức lấy cơ sở từ Husserl. Hai khái niệm quan trọng nhất của ông là: tồn tại cho nó và tồn tại tự nó. Với ý định xây dựng một bản thể luận khác biệt ông đã thổi một nguồn sinh khí mới tồn tại. Cái sinh khí đó đã thúc đầy con ngƣời phải tự kiến tạo nên bản thân mình sao cho mình không giống với cái cây ngọn cỏ… Nhân vật chính của vở kịch “Ruồi” đã vùng lên trong khí thế tự do giáng xuống đầu nhƣ sấm sét. Ý thức – tự do – hƣ vô là những khái niệm đồng nhất đối với Sartre. Con ngƣời chỉ nhận ra tính hiện sinh đích thực của mình khi phát hiện ra cái hƣ vô của mọi cái hiện hữu.

Trong hoạt động thực tiễn lịch sử, J. P. Sartre đã coi trọng hoạt động đích thực có mục đích làm cơ sở cho mọi hoạt động tinh thần. Thông qua nhân vật Orextơ đã khắc hoạ đƣợc bản chất lịch sử là một quá trình hoạt động có mục đích và sáng tạo liên tục. Mỗi một cá nhân đều mang trong nó những sứ mệnh lịch sử để thay đổi cuộc sống hiện thực đang từng ngày yêu cầu và đòi hỏi cao. Xã hội hƣớng tới của nhân loại là một xã hội tự do, con ngƣời đƣợc nâng cao về mặt tinh thần dƣới sự bảo trợ cơ bản là tự do. Con ngƣời cần có một thể xác và tâm hồn hài hoà để xây dựng bản vị của mình.

Thứ hai: “Ruồi” là một vở kịch đặc sắc của J. P. Sartre đã mô tả chi tiết về tâm hồn con ngƣời sống trong hoàn cảnh cụ thể của mình. Mỗi một cá nhân cụ thể dù đang ở đâu thời điểm nào cũng đều đang sống trong một tình huống rõ ràng, tuy nhiên sống trong tình huống đó phải lựa chọn cách sống nhƣ thế nào cho phù hợp với lƣơng tâm của mình mới là điều đƣợc Sartre đề cao.

93

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 90 - 96)