B. NỘI DUNG
2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của J.P Sartre
2.2.2. Tiêu chuẩn về Thiện – Ác
Đạo đức học của Sartre lấy con ngƣời làm trung tâm. Coi con ngƣời là nguồn gốc là thƣớc đo, tiêu chuẩn, mục tiêu của đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức do chính mỗi ngƣời tự đặt ra cho mình. Mọi thứ đều là đạo đức nếu nhƣ nó phù hợp với lƣơng tâm và nguyên tắc của chính mình. Ngƣợc lại vô đạo đức nếu nhƣ những hành vi ấy trái với lƣơng tâm, với lòng mình. Nguyên tắc của ta thay đổi là do ta chứ không do hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Hành động của Orextơ trả
67
hận đã xuất phát từ một sự nhận thức sâu sắc con đƣờng đi và lựa chọn của mình:
Orextơ: - Anh nói với em rằng còn có một con đường khác, con đường của anh…, con đường của anh. Em không thấy con đường đó chăng? Nó xuất phát từ nơi đây và nó đi xuống thành phố. Phải đi xuống, em biết không, đi xuống tận các người, các người đang dưới đáy một hố sâu, tận đáy …” [62, 96].
Chính “Thiện căn ở tại lòng ta” của Nguyễn Du lừng danh đã ngẫu nhiên đƣợc Sartre tiếp thu không một chút nghi ngờ. Tất cả, phải đƣợc bao quát trong một tâm hồn bao dung và trách nhiệm. Điều đau khổ ở loài ngƣời là không phải ai cũng phát hiện ra đƣợc mà trái lại chỉ có ở những cá nhân có tâm hồn rộng mở mới thâm nhậm đƣợc vào cõi lòng mình và lòng ngƣời, mới làm tiêu biến đi những gì là tội lỗi và ăn năn. Điều thiêng liêng nhất phải khởi phát từ chính ta mà nên, do ta chọn, do ta lập ra, do ta đảm nhiệm…
Orextơ: - Anh cần phải buộc vào mình một tội ác thật nặng khiến anh chìm thẳng xuống, xuống tận đáy thành Argox [62, 96].
Chúng ta buộc phải dấn thân vào đời sống tha nhân nhƣng không đƣợc hoà tan mình vào đó lẫn lộn. Tâm thế của ta mãi không thể đổi thay đƣợc cho dù chạm phải cái bất biến. Điều thiện phải đƣợc thiết lập trên những điều ác, hãy hành động nếu nó là cần thiết đối với ta.
Sự khẳng định cái thiện – ác ở trong chính mình điều đó có nghĩa là J. P. Sartre đã khƣớc từ những tác động từ thế giới bên ngoài nhƣ những tiêu chuẩn luân lý bắt tuân theo. Thế giới khách quan chỉ là những trở ngại cho tự do bản thể ngƣời. Song, chính trở ngại này lại là một động lực của ngƣời cao thƣợng nhìn nhận và dấn thân vƣợt qua.
Không có một nền tảng của cái thiện và cái ác cho dù đó là Thƣợng đế. Xây dựng cái thiện, phá bỏ cái ác thông qua chính hành động thiết thực là phá bỏ quyền uy chế định con ngƣời. Công lý là ở ta, do ta quyết định. Cái thiện hay cái
68
ác do ở ta lựa chọn và quyết định, những lời khuyên của tha nhân hay những giáo lý tôn giáo trong trƣờng hợp này là một bù nhìn, giả tạo.
Tôn giáo trong từ trong bản chất của nó cũng mong muốn chính con ngƣời hƣớng tới cái thiện, cái cao thƣợng, cái nhân ái, xua đuổi cái ác, điều tai hoạ…trên bình diện này chủ nghĩa hiện sinh cũng hƣớng con ngƣời tới giá trị hiện thực của đời sống tự do, hạnh phúc, nhƣng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, đạo lý lƣơng tâm con ngƣời, đê cao giá trị nhân văn con ngƣời. Tuy nhiên Tôn giáo lại bắt con ngƣời tha hoá bản thân mình, dự phóng vào thế giới vật chất đánh mất hiện thức sống con ngƣời.
Orexte : Giuypite với ta ăn nhằm gì? Công lý là công việc của con người. Và ta không cần một thần linh dạy dỗ ta chuyện đó. Nghiền nát mi ra là chuyện công minh, hỡi tên vô lại ghê tởm. Và huỷ hoại uy quyền của mi đối với mọi dân Argox, điều công minh là trả lại cho họ nhân phẩm.[62, 123].
Thƣợng đế là phi lý đối với con ngƣời trên mọi bình diện. Một quan niệm về Thƣợng đế đều không có lý chứng. Con ngƣời tự do có thể phá bỏ đi niềm tin đó. Thƣợng đế cao cả nhất là ở trong lƣơng tâm mỗi con ngƣời, là nhân phẩm của mỗi con ngƣời sống trong một hoàn cảnh cụ thể.
Tự do là thƣớc đo, là nền tảng của mọi giá trị đạo đức. Không có đạo đức thì không thể có cái gọi là thiện, ác, lƣơng tâm, trách nhiệm…của đạo đức học đƣợc. Truyền thống đòi hỏi phải có một hệ chuẩn đạo đức, yêu cầu con ngƣời vƣơn tới những giá trị ấy sao cho xã hội ổn định và cố kết với nhau. Nhƣ thế mới là công chính, lẽ phải. Những giá trị của đạo đức học thiện, ác..này đƣợc đề cao, tôn vinh lên trong xã hội bởi vì ngay trong lòng nó phản ánh những lợi ích chính đáng phù hợp với tâm tƣ, nguyện vọng của con ngƣời. Nó là khởi điểm và cũng là động lực tiến tới cái: chân, thiện, mỹ của con ngƣời nhƣ là điểm đồng quy của các quy tắc đạo đức.
Tiêu chuẩn thiện là điều quan trọng nhất khẳng định lợi ích xã hội, bất cứ xã hội nào cũng cần tới điều thiện. thiện là chuẩn mực, là lẽ phải ai cũng phải
69
tuân theo. Ngƣời Việt Nam quan niệm “Phép vua thua lệ làng” cũng đã coi chuẩn tắc theo cái thiện nhƣ vậy, trong một mối quan hệ nhất định giữa cái thiện và pháp luật. Pháp luật tồn tại đƣợc là bởi tính giai cấp của nó áp đặt ý chí của nó còn cái thiện hay đạo đức lại là những thang giá trị tự nguyện của cả cộng đồng.
Con ngƣời trƣớc hết là một dự định sống hoàn toàn theo chủ quan, sống cho mình, thay vì một tồn tại tự nó ù lì hôi thối.Ở cõi trời khả niệm không có gì cả, và con ngƣời trƣớc hết là toàn bộ những ý niệm của mình về chính thế giới và tha nhân. Con ngƣời có quyền dùng tự do của mình mà định nghĩa về mình một cách theo chủ quan tính, con ngƣời không phải là cái muốn là mà là cái con ngƣời sẽ là đƣợc xuất phát từ ý chí chủ quyền tuyệt đối.
Xuất phát từ tự do với thân phận bi đát của con ngƣời. Cái thiện, cái ác, lƣơng tâm…trên lập trƣờng của J. P. Sartre đều đƣợc thiết lập trên một chủ quan tính. Con ngƣời là kẻ lập pháp cho chính mình, phải tự mình quyết định chọn lựa lấy tất cả. Phải luôn luôn siêu việt một mục đích nào đó thì con ngƣời mới thực sự là con ngƣời.