Quan niệm hiện sinh về lịch sử của J.P Sartre

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 76)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Quan niệm hiện sinh về lịch sử của J.P Sartre

Sống trong tình huống

Trong vũ trụ tự thân vô nghĩa và phi lý này, con ngƣời vốn hoàn toàn tự do. Song, không phải ai cũng nhận ra đƣợc nó, vì vậy phải có một thái độ thúc đẩy cho con ngƣời nhận ra tự do. Nhƣng cách thể hiện tự do ấy của chúng ta chỉ có thể nảy nở đƣợc trong một bầu không khí, cởi mở, phản kháng, nổi loạn. Làm sao chúng ta có thể làm đƣợc điều ấy khi mà trong xã hội con ngƣời hằng luôn bị đe dọa bởi cả một hệ thống thần tƣợng, huyền thoại, giả định đã có sẵn, đã đƣợc định số từ lâu. Nên, nỗi sợ hãi trƣớc các vong hồn, thần tƣợng nhƣ là một trò ảo thuật của kẻ thống trị lên toàn bộ cộng đồng.

Trong mọi thời điểm con ngƣời phải đối diện với mọi tình huống. Tuy nhiên, theo Sartre thì mỗi cá nhân đều có khả năng làm chủ cuộc chơi bởi tính tự do ở con ngƣời. Mọi nhân vị đều phải có sự tự chủ trong tình thế hiện tại thay vì cứ lúc nào cũng lo lắng về sự phụ thuộc vào những ngƣời khác. Cách giải phóng

74

con ngƣời ra khỏi những mâu thuẫn không phải là những điều doạ nạt đƣợc phù phép bởi những tín điều truyền thống mà bằng chính tự do và trách nhiệm đảm đƣơng lấy hoàn cảnh.

Egixtơ đã đe doạ những con ngƣời yếu đuối bằng niềm tin mù quáng của chính thân phận nhỏ bé và hèn mọn. Con ngƣời sống vốn luôn phải đối mặt với những tín điều truyền thống ôm chặt lấy. Cuộc sống nhƣ thế không thể giúp con ngƣời giải thoát. Tuy nhiên, con ngƣời sống thì phải tiến hành những bản dự án của mình một cách nhanh gọn nhằm phục vụ mục đích của mình. Cho dù những việc làm đó có bị giá trị cổ truyền coi là vô đạo. Những hoạt động kinh tế của ngƣời phƣơng Tây đƣơng thời trong con mắt của triết gia đã trở thành một xã hội có tính dã man hơn lúc nào hết. Tình trạng đó đã trở nên phổ biến bằng những mƣu toan trắng trợn và lố lăng nhƣ: cho vay nặng lãi, vô trách nhiệm với cha, mẹ hay tình trạng ngoại tình rồi giết chết những sinh linh bé nhỏ ngoài ý muốn. Tất cả những tệ nạn của xã hội đang trở nên nhức nhối này làm cho chúng ta bất an hơn lúc nào hết. Đẩy con ngƣời vào vòng xoáy cuộc đời không còn hy vọng tới một xã hội có thể đem lại hạnh phúc.

Với J. P. Sartre điều quan trọng trong học thuyết lịch sử của ông mang tới cho nhân loại chính là sự rộng mở của một lập trƣờng duy vật rõ ràng khi mà ông luôn phủ nhận trật tự, định kiến, ép buộc con ngƣời nhƣ những cơ sở. Xã hội loài ngƣời đối với ông phải là một dòng chảy vô tận, là một chỉnh thể sống động. Cho nên, một xã hội bất động và tín điều quả là một việc không thể chấp nhận đƣợc. Sự bất lực ý chí tinh thần của con ngƣời đã đẩy con ngƣời tới sự đê hèn, thấp kém. Với điều ấy, lịch sử đã tiến dần tới thảm hoạ nô lệ tinh thần và thể xác không một mảy may cứu rỗi. Hành động và hành động mới là động lực của mọi biến đổi lịch sử nhân loại. Lịch sử dƣới nhãn quan của ông phải đƣợc cải biến bàng một hành động đích thực. Nhƣ vậy môt xã hội bất biến là hoàn toàn phi lý. Phê phán mọi định kiến đƣa con ngƣời vào một mục đích luận thần bí. Tất cả những hệ thống thần tƣợng ấy nhƣ, Thƣợng Đế, Thần linh, Vua chúa,...tất cả đều

75

mong muốn nắm giữ quyền lực, định luật lệ, họ coi đó là lẽ phải, bắt ta phải tuân theo không một mảy may nghi ngờ. Qua tác phẩm “Ruồi” ta nhận thấy thần Jupiter, vua Egixte, đại diện cho vua chúa, đồng thanh tán dƣơng cho trật tự đó.

Quá trình lịch sử không tránh đƣợc cuộc đấu tranh giai cấp. trong bất cứ cuộc đấu tranh nào thì cũng có kẻ thắng ngƣời bại nhƣng điều quan trọng là ngƣời thắng làm vua ấy phải nêu lên đƣợc tinh thần tự do trong quảng đại quần chúng. Egixtơ đã không thể tạo ra đƣợc sự tự do đó. Y đã dấy lên công cuộc ăn năn hối lỗi trong quảng đại dân chúng thành bang Argox. Lập nên một trật tự thần thánh. Cách làm này của lịch sử đã phản lại chính con ngƣời tự do. Con ngƣời tự thắt cổ mình.

JupiterChúng ta cùng chung một mối si mê với nhau, người vốn ư trật tự đó, Egixte.

Đám dân thành Argox hèn nhát cô đơn, sợ hãi chấp nhận, trật tự định sẵn của vua và thần linh. Bọn họ đứng trơ ra và chịu trận, mặc tình cho Jupiter và Egixte và bọn tay sai giày xéo thân xác, đầy đọa tinh thần. Xét ở phƣơng diện quan hệ xã hội thì quan điểm này của Sartre quả là quyết liệt chống đối. Trong mối quan hệ xã hội thì không cần phải sử dụng tới sự quản lý xã hội của thần thánh và vua chúa. Cần phải có một xã hội với những quan hệ mới đƣa nhân loại qua thời kỳ ốm yếu của nó. Đó là xã hội tự do.

Thế thời là vấn đề đáng nghiền ngẫm của mọi triết gia có lƣơng tri. Hơn nữa phải tồn tại ở những triết gia có tâm hồn tự do bao quát tất cả những vấn đề cốt yếu nhất thời đại và lịch sử loài ngƣời. Sự lừa dối đã chế ngự mọi giai đoạn lịch sử làm cho tan biến đi mọi sự tự do nên có, bắt con ngƣời tự do im miệng trong nỗi khủng khiếp thèm khát.

Quan hệ xã hội

Với cái nhìn cô đơn trong bản chất của mình. Con ngƣời dƣờng nhƣ bị tha nhân soi mói. Trong trƣờng hợp ấy tôi phải tự ý thức đƣợc những tƣơng quan của tôi với cái tôi khác, với tha nhân. Hoàn cảnh đã đẩy tôi vào kinh hoàng ghê

76

gớm, tôi phải lựa chọn cho mình cách thức hành động không ai có thể lựa chọn và sống thay tôi. Cái thúc đẩy mọi biến đổi là thông qua hành động cụ thể của tôi sao cho ảnh hƣởng tới toàn thể nhân loại. Qua đó có thể thay đổi đƣợc hoàn cảnh sống. Mới giải thoát đƣợc những bế tắc của tinh thần. Phản kháng trƣớc hoàn cảnh là một việc của những con ngƣời dám liều mình dấn thân vào những điều khả ố. Phong thái của ngƣời tự do là phải nhƣ một linh hồn trong triết học truyền thống đã quan niệm. Ở đó ta có khát khao đƣợc bay nhảy theo ý thích của mình mà không một áp lực nào xen vào đƣợc.

Và một hành động dù đó là thiện hay ác khi nó đã diễn ra trong xã hội thì nó có sức ảnh hƣởng và lan tới những ngƣời khác. Trong xã hội ấy con ngƣời cũng không ngừng quan tâm tới những lợi ích của riêng mình đặc biệt là những giai cấp thống trị. Quan hệ xã hội xét ở bình diện này thì đã bị thúc đẩy bởi những mƣu toan vị lợi của con ngƣời.

Trong xã hội con ngƣời phải luôn tự khẳng định mình hãy tự lập cho chính mình một khẩu hiệu sống đích thực có ý nghĩa cho dù đó chỉ dành riêng cho mình. Khi tự lập cho mình một cách sống riêng trong xã hội nhƣ vậy thì điều đó có nghĩa là đã đƣa những quan niệm quyen thuộc vào dĩ vãng. Không còn sự kinh khủng, sợ hãi nữa mà ở đó là sự tự diễn của chính mình đối với thế giới và tha nhân. Nêu lên cách sống mà chính mình lựa chọn không có nghĩa là chống lại tất cả mọi giá trị cổ truyền một cách kiêu căng, khinh nhờn mà là sự chứng minh tính sáng tạo của con ngƣời tự do trƣớc ánh sáng của nhật, nguyệt. Sáng tạo là bản chất của con ngƣời tự do. Đây là cách siêu việt của con ngƣời nhƣng đồng thời cũng tạo nên chính con ngƣời của mình một cách độc đáo không theo bất cứ một giai cấp nào. Sinh ra con ngƣời có quyền hƣởng thụ và sáng tạo theo những gì mình thích bởi chỉ có ở thời điểm đang sống này mới có.

Hoạt động của con ngƣời có ảnh hƣởng tới những ngƣời khác rất sâu đậm. Nhƣng những hoạt động ấy dƣờng nhƣ phần tiêu cực có ảnh hƣởng lớn hơn là tích cực. Khi ta tiến hành công việc của ta có nghĩa là loại bỏ dự án, lựa chọn của

77

ngƣời khác. Điều may, rủi ập xuống những ngƣời khác và chính mình. Động lực của sự phát triển là ở những con ngƣời điên dai và sợ hãi. Chính nó làm cho ta cảm thấy nỗi âu sầu không thể nào tránh đƣợc mà dùng một nỗi yếu hèn phản kháng một cách mạnh mẽ vào hiện thực. Hiện thực của lịch sử là những trò ảo thuật của cái nỗi lo sợ của bản thân mình trƣớc hoàn cảnh sống. Sự kinh hoàng đang chế ngự con ngƣời làm cho mình nhận thức đƣợc chính mình. Các công trình kỳ vĩ của con ngƣời không phải là do một động lực nơi thần thánh mà ở nơi con ngƣời lo sợ. Con ngƣời cần có sự sợ hãi nhƣng không phải là sự sợ hãi theo kiểu sợ một bóng ma, một dã quỷ… mà là nỗi sợ hãi không theo kịp sự tiến triển của dòng lịch sử đang từng ngày biến dịch. Cái lợi mà lịch sử có đƣợc là thông qua những con ngƣời với nỗi lo bản chất sẽ thức tỉnh ở những ngƣời khác nhận thức lại chính mình, giúp họ thoát ra khỏi hiện sinh không thực.

Theo J. P. Sartre thì trong xã hội cũng tồn tại nhiều thái độ khác nhau. Không thiếu những kẻ mê tín, sợ hãi trƣớc sự thần bí của cái chết, thần linh, vua chúa. Cũng có những ngƣời nhƣ nàng Elechtr lung lay dao động trƣớc những thế lực quân quyền ấy. Dân chúng thành bang Argox thì hèn nhát chấp nhận những trật tự định sẵn để đè đầu, cƣỡi cổ họ và chỉ còn biết than thân trách phận. Đó là tất cả cội nguồn của sự kìm hãm tiến trình phát triển của lịch sử.

Thương chúng tôi với! là khẩu hiệu của con ngƣời hèn nhát. Hèn nhát với chính bản thân mình, là cách trốn tránh trách nhiệm tuyệt đối mà ta bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu trong xã hội. Lịch sử là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức và đây là cách sống tầm thƣờng nhất ở những kẻ lúc nào cũng kêu la, cầu xin sự ban ơn của ngƣời khác. Chúng ta cần phải xoá đi hình ảnh của cái gì đó quá mơ hồ và không còn tồn tại nữa. Việc làm của con ngƣời cần phải bám vào cuộc sống của chính chúng ta đang sống. Chỉ trong thực tại mới là cái đang là thu hút và cải biến đƣợc chính con ngƣời. Với thái độ sống nhƣ vậy thì vĩnh viễn con ngƣời không còn đeo khăn tang vì những sự chết cho nỗi đau thể xác và tinh thần.

78

Sự sở hữu trong mỗi một con ngƣời là tinh thần dấn thân, sáng tạo. Với tinh thần này con ngƣời trở thành kẻ bất khả chiến bại trong mọi sự trinh phục. Cuộc chiến đấu với bản thân mình là cuộc chiến vinh quang và gian nan nhất. Khi vƣợt qua đƣợc chính mình lúc đó tất cả những trở ngại khác đến từ thế giới đều trở nên nhẹ nhàng. Nhƣng để làm đƣợc điều đó thì cần phải có những con ngƣời can đảm nhƣ Orextơ. Ngƣời có tinh thần ấy mới dám đảm nhận hành động đích thực. Hãy tin vào chính mình:

Orextơ: - Xa lạ với chính bản thân ta: ta biết chứ. Phi tự nhiên, phản tự nhiên, không gì biện bạch nổi, không một nơi bấu víu nào ngoài bản thân. Nhưng ta vẫn không trở về sống theo luật lệ của ngươi: số phận đã định rằng ta không có luật lệ nào khác ngoài luật lệ của riêng ta. Ta sẽ không khi nào trở lại với cái thiên nhiên của ngươi: có hàng ngàn con đường vạch sẵn dẫn tới ngươi, nhưng ta chỉ có thể theo nổi con đường của ta. Vì, hỡi Giuypitơ, ta là một con người, và mỗi con người phải tìm ra con đường của riêng mình. Thiên nhiên ghê tởm của ngươi. Và ngươi, chính ngươi, kẻ cai trị các thần linh, cả ngươi cũng ghê tởm con người [62, 157]

Với thái độ nhƣ vậy Sartre đã lên tiếng bảo vệ cho chủ nghĩa cá nhân, dìm vai trò quyết định của quần chúng nhân dân vào cỗ máy trơ chọi, vô ngã. Quần chúng chỉ có một hiện thực duy nhất là sự xin ân huệ của những cá nhân lãnh đạo, là một khối ù lì bất động khó lòng cứu rỗi. Chỉ có những con ngƣời tự do mới có bản lĩnh và thay đổi đƣợc. Tính có thể thay đổi của con ngƣời thông qua những hành vi đƣợc chọn lựa cụ thể. Thông qua hành vi đó con ngƣời làm cách mạng vƣợt lên trên mọi thứ. Xã hội là một tập hợp những cá nhân tự do nhƣ thế mới tạo ra một cái gì đó thật sự có nghĩa.

Xã hội tồn tại những mâu thuẫn nhƣng chủ yếu là mâu thuẫn về tƣ tƣởng. Tất cả mọi sự ngự trị trong xã hội là những quy luật mang tính quyết định không thể cƣỡng từ. Dòng tƣ tƣởng chủ yếu nhất vẫn đƣợc lợi dụng ƣu việt hơn cả là sự phối hợp giữa tôn giáo và nhà nƣớc. Sự nặng nề của kiếp ngƣời là hậu quả sự

79

thừa nhận thất bại của con ngƣời trƣớc tự nhiên và xã hội. Bảng phong thần dài đằng đẵng có mặt ở mọi sự vật và hiện tƣợng. Con ngƣời nhìn vào đó là có một niềm tin cho dù đó là sự mù quáng.

Cần phải biết vứt bỏ những cái gì nhƣ là cái đinh chốt vít buộc con ngƣời. Cần phải có khát vọng tự do trong một thế giới không tự do, cần phải can đảm gánh vác lấy cái tự do này, có nhƣ thế thì xã hội mới thiết lập đƣợc một nên đạo đức hiện sinh đích thực trong những biến động của lịch sử. Cái Sử hữu ở con ngƣời không phải là sự giàng buộc, phụ thuộc mà là tự do.

Xã hội tự do

Xã hội không còn tồn tại những lễ nghi, nỗi hận thù, không một chút ƣu tƣ nào. Một xã hội hữu ích phải đƣợc thiết lập bởi tự do và sự ngự trị của tình yêu. Đó hoàn toàn không phải là một ảo tƣởng của con ngƣời mà là một xã hội hiện thực, xác định.

Một xã hội chan hoà tình cảm yêu thƣơng, trẻ trung, ấm áp. Một xã hội tự do không có một nguy cơ đàn áp nào. Vật chất khi đó không còn là mối bận tâm thƣờng nhật nữa. Con ngƣời đƣợc hƣởng thụ những thú vui thanh tao, nhàn nhã. Nếu có những ƣu tƣ, phiền muộn thì đó cũng là những ƣu tƣ về tìm cách giải trí cho thoả ƣớc nguyện của mình. Và hơn hết, trong xã hội không còn tồn tại những mâu thuẫn giai cấp, kẻ nghèo, ngƣời giầu nữa. Một xã hội hoàn hảo.

Ngƣời lãnh đạo trong xã hội không cần tới một sự am hiểu nào với nhân nhân, nếu có thì đó là một cách đánh mất quần chúng. Sự hình thành xã hội là khả năng đi theo sự mách bảo của lƣơng tâm từng ngƣời một. Chủ quan tính tồn tại trong xã hội làm điểm tựa căn bản. Mỗi một con ngƣời xuất đời đấu tranh cho cá nhân vì những mục đích cá nhân của mình thì mới là một xã hội mới so với những hình thái xã hội đã tồn tại trong lịch sử. Đấu tranh cho cá nhân là cách tạo dựng sự bình đẳng đứng đắn và chân thực nhất ở những con ngƣời trong xã hội. Một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc chỉ đƣợc xây dựng khi con ngƣời trong xã hội tin tƣởng và dùng năng lực của mình và những tha nhân cùng chí hƣớng mƣu cầu.

80

Sự tồn tại của một xã hội không phải là sự an bài của kẻ thống trị lên ngƣời khác bằng quyền năng mộ đạo của những giai cấp yếu thế. Khi đã xây dựng đƣợc thì ta có quyền tự hào về thành quả ấy.

Hạnh phúc và lòng tự hào cần có ở mỗi con ngƣời nhƣng là một sự vô danh. Cái đích của lịch sử là những con ngƣời có tự do và trách nhiệm. Điều này chỉ có

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 76)