Tự do – xuất phát điểm của đạo đức học hiện sinh của J.P Sartre

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 65 - 69)

B. NỘI DUNG

2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của J.P Sartre

2.2.1. Tự do – xuất phát điểm của đạo đức học hiện sinh của J.P Sartre

Tự do tuyệt đối của con người

Đạo đức đó đặt nhân phẩm con ngƣời trên Thƣợng đế, vua chúa, quyền lực. Phải đặt nhân phẩm của con ngƣời lên trên hết. Không thể đặt con ngƣời ngang hàng với khách thể khác. Con ngƣời thực sự là con ngƣời phải có nhân phẩm, phải đem lại hạnh phúc, tự do cho bản thân mình. Tự do đƣợc coi là một khả năng của con ngƣời, không phụ thuộc vào ý chí của tha nhân, thông qua hành động để kiến tạo nhân phẩm của mình. Trong tác phẩm “Ruồi” Orextơ đã dạy cho dân chúng thành Argox biết cách chuộc lại sự ăn năn, hối lỗi của mình không bằng sự đối diện với sự trừng phạt của vƣơng quyền và sự nguyền rủa của dân chúng thành Argox. Ý nghĩa của cuộc đời có ý nghĩa gì nếu không phải là trách nhiệm và bổn phận đƣợc hƣớng dẫn bởi tự do trong hành động ?. Câu trả lời ấy đã là nỗi suy tƣ, lòng trăn trở của hàng bao thế hệ ngƣời.

Giuypite: - Có đấy. Cũng như của ta. Nỗi niềm riêng sâu kín và đau đớn của các thần linh và các vua chúa; đó là, con người là những kẻ tự do. Con người là tự do Egixto. Ngươi biết điều đó, nhưng con người lại không biết.[62, 118]

Không phải quá cầu kỳ để nhác lại những quan niệm khác nhau về tự do trong lịch sử mà hãy đi ngay vào vấn đề tự do của Sartre để hiểu ông có lẽ là một việc làm thiết thực hơn cả. Sartre quan niệm tự do nhƣ là một tự do tuyệt đối mà biểu hiện của nó là sự lựa chọn hành động. Tự do ấy không cần bất kỳ một bản chất nào làm cơ sở mà đơn giản là hoàn cảnh bắt ta phải lựa chọn phù hợp với lƣơng tâm và trách nhiệm của mình. Đó mới là làm ngƣời đích thực hay hiểu đơn thuần là khi tôi hiện sinh là lúc tôi chọn cách thức hành động khi đó tôi hiểu tôi hiện sinh. Công cuộc hiện sinh là công cuộc sau khi sinh ra tồn tại và trƣớc cái chết. Hiện sinh là khoảng giữa của sự sinh thành và cái chết. Cho nên chính vì lý

63

do đạo đức học của ông phải là: Hiện sinh là tự do. Tự do là tuyệt đối nơi con ngƣời.

Guiypitơ: - Một khi tự do đã bùng lên trong tâm hồn con người thì thần linh chảng còn cách nào cảm hóa được nó nữa. Vì chừng đó là việc của con người với nhau, và chỉ những con người khác- và chỉ mình họ thôi – mới có thẩm quyền để cho ý bay nhảy hoặc chặn cổ y...

Vì không nhận thức đƣợc sự tự do của mình mà con ngƣời vô tình đánh mất mình mãi viển vông sống không mục đích. Không hiếm thấy điều này ở một tín đồ tôn giáo bị mất tự do vì lòng tin mù quáng. Hiến dâng cuộc đời cho những điều theo Sartre là nhảm nhí này. Không nhận ra khả năng tự do là nguyên nhân để cho ngƣời khác dẫm đạp lên tinh thần và thể xác. Mọi sự định đoạt số mệnh không phải là tha nhân, thƣợng đế…mà là ta đã nhận thức đƣợc ý nghĩa đích thực của cuộc đời này. Do vậy chính ta tự quyết về số mạng của mình.

Sự áp bức sinh ra là vì chính con ngƣời tự tạo nên cho nó một cơ hội. Ngay từ đầu con ngƣời vốn bình đẳng với nhau không có sự lệ thuộc vào điều gì đó của xã hội cả. Nhƣng chính quyền lực đã mang tới sự áp bức con ngƣời. Quyền lực là thứ bẩn thỉu của xã hôi có giai cấp khi nó biện minh cho trật tự. Con ngƣời sinh ra trong một xã hội chung và rằng khi đó hàng triệu trái tim không cùng một suy nghĩ khi đó có khẳ năng sẽ tồn tại một sự lộn xộn, không thể tránh khỏi có nguy cơ huỷ diệt nhân loại. Thế là hàng nghìn ngƣời có đầu óc đã tiến hành lên tiếng bảo vệ loài ngƣời bằng nhiều cách tạo ra một hệ thống công cụ phục vụ cho quyền lực ấy làm cho giai cấp bị trị phải đầu hàng và không còn tƣ tƣởng phản kháng. Trong sự lệ thuộc đã có sự tự do tự trị, trong tự do ấy có thể khiến cho những giai cấp thống trị phải lên khiếp sợ.

Orextơ: - Chính ngươi, Nhưng lẽ ra không được tạo ra ta như kẻ tự do.

Giuypitơ: - Ta cho mi tự do để phục vụ ta.

Orextơ: - Có thể là như thế, nhưng tự do đã quay lại chống lại ngươi, và chúng ta, cả ta lẫn ngươi đều bó tay chịu [62, 154].

64

Cả lý luận và thực tiễn không thể biện chính cho mọi sự định đoạt tự do của con ngƣời. Thần linh khi sáng tạo ra con ngƣời thì đã bỏ rơi ngay con ngƣời không một sự ăn năn hối lỗi. Tự do là thân phận của con ngƣời đồng thời tự do cũng có ở nơi thần linh tối cao là Giuypitơ. Ngoài tự do ra con ngƣời không còn có niềm tin nào cố hữu làm nền tảng. Chỉ khi nào ngƣời ta bắt gặp sự ngẫu nhiên, phi lý chế ngự bản chất thì lúc đó nó bắt gặp những lo âu, kinh hãi. Tự do có trong bản chất con ngƣời nó phục vụ cho con ngƣời, cho khát vọng và niềm tin cao quý. Nó quay lại chống những gì là trật tự cố định bên cạnh những tha nhân, vũ trụ. Đây nhƣ là sự nhạo báng tất cả tâm hồn ngƣời nhận ra sự tự do, bất khuất. Ngƣời nào còn lên tiếng bảo vệ trật tự gò bó thân thể con ngƣời thì đã khoác lên trên vai những sự ngụy tín, lừa dối chính bản thân mình.

Tự do không bị chi phối bởi bất kỳ một định luật nhân quả nào cho dù thần quyền hay vƣơng quyền. Con ngƣời trong quá trình bị ném vào đời sống thì đã mang bản chất tự do. Tự do tới cùng với sự tồn tại ngƣời nhƣ lời Orexto đã tuyên bố “Anh tự do, em Elechtr à,; tự do đã giáng xuống anh như sấm sét”.[62, 129]. Giải thoát con ngƣời khỏi mọi quy luật nền tảng là đạo đức đích thực của con ngừơi hiện sinh. Sự vƣớng bận tới những cơ sở chỉ là những lối chạy trốn khỏi tự do đích thực tức đánh mất cái hiện sinh ngƣời và nhƣ vậy thì còn gì là con ngƣời nữa. Theo “ Tôi” đây mới chính là hạt nhân chính của cái gọi là hiện sinh một nhân bản thuyết. Nhƣng tại sao trong xã hội lại có sự tồn tại của những ngƣời đánh mất tự do? chỉ là ở chỗ họ không nhận thức đƣợc họ có tự do hoặc chính tín điều tôn giáo đã làm nên một phong trào tự do hoàn toàn sai lầm. J. Paul. Sartre đã đánh thức tự do của con ngƣời đƣơng đại bằng tự do ấy. Tự do không thể phân biệt với tồn tại, là sự phán quyết cho con ngƣời. Con ngƣời sống đã sau đó mới định nghĩa xem mình là ai, nó không là cái gì khác ngoài cái mà chính tự do sống và lựa chọn kiến thiết nên. Những nhân tố có thể tác động tới con ngƣời nhƣ một tồn tại tự nó không thể tự nó xâm nhập vào ý thức con ngƣời mà trái lại hành vi ý hƣớng nhƣ một tồn tại cho nó thổi hồn vào thì mới làm sống động tính

65

cách con ngƣời. Nhƣng ý hƣớng bao giờ cũng là cụ thể, tồn tại tự nó thì đa dạng chính vì vậy trong thực tế tự do sẽ đƣợc thiết lập trong vô số tƣơng quan với tồn tại cho nó bằng một kinh nghiệm lâu dài. Chính vì lý do đó mà ngay từ đầu con ngƣời không thể xác định mình là gì cả. Chỉ có bản điếu văn đƣợc đọc tại nghĩa địa mới xác định đƣợc bản chất anh hùng hay hèn nhát của một đời ngƣời.

Ngay từ đầu con ngƣời vốn chẳng là gì cả, khi ta biết ta là gì điều đó cũng đã đƣợc định nghĩa. Cuộc đời đối với triết gia J. P. Sartre là cả một quá trình luôn mới mẻ và mãi đi tìm kiếm. Dấu chấm hết cho cuộc đời khi ta phát hiện ra sự thực hƣ không đang huyền biến vô cùng. Nỗi đam mê hay sự siêu việt đã dẫn ta lạc đƣờng không hiểu chính bản thân của mình. May thay cho số phận con ngƣời có tự do, tự do là ngọn hải đăng giúp con ngƣời vƣợt đƣợc qua nỗi lênh đênh cô độc giữa biển khơi mênh mông.

Tự do gắn với trách nhiệm

Nhà hiện sinh đích thực không cho phép họ phải đi theo một khuôn phép nhất định nào. Đó cũng là giá trị đích thực tạo nên nhân phẩm của mình. Mỗi một cá nhân đều có quyền lựa chọn cho mình một cách sống, một thái độ sống, một bản chất sống không giống bất kỳ ai. Cho nên tôi tự định đoạt số phận của tôi. Mọi thứ luân lý đối với nhà hiện sinh J. P. Sartre đều là vô nghĩa nếu nhƣ nó bị khƣớc từ tự do. Tự do là động lực của mọi thay đổi khi con ngƣời đã nhận ra tự do của họ. thái độ chính là phải tự ý thức đƣợc tự do của mình đó, ngoài ra không có một tiêu chuẩn nào của truyền thống hay một định hƣớng nào của tƣơng lai ép con ngƣời phải tuân theo cả.

Orexto: Em nghi rằng anh những muốn ngăn chặn điều đó ư?. Anh đã thực hiện quyết định của mình và quyết định đó đúng. Anh sẽ mang nó trên vai như người lái đò mang khách, anh đưa khách sang bờ bên kia và anh thanh toán chuyện đó. Và càng phải mang nặng anh càng thấy vui thú, vì tự do của anh chính là gánh nặng đó. Mới hôm qua thôi, anh còn bước đi bập bỗng trên mặt đất, và hàng ngàn con đường chuội đi dưới chân anh, vì những con đường đó

66

thuộc về kẻ khác. Toàn là những con đường anh đi mượn, con đường của những người kéo thuyền dọc theo các dòng song, con đường mòn của người rắt la và con đường hai bên xây vỉa của những người lái xe; nhưng chẳng con đường nào là cuả riêng anh hết. Hôm nay đây, anh chỉ có một con đường và thần linh biết rõ con đường ấy đi tới đâu; nhưng đó là con đường của anh…[62, 130].

Tự do vốn phi lý nhƣng nó đƣợc tồn tại ngƣời lựa chọn nên buộc phải có trách nhiệm. Tự do là khả năng lựa chọn và tự quyết. Ngoài ra nó còn là một sự sáng tạo, làm những việc trái với truyền thống, những việc không ai nghĩ tới. Tự do đè nặng lên vai con ngƣời Sartre. Mọi hành động phải do cá nhân đảm nhiệm, tránh đi mọi cái hèn hạ và nhu nhƣợc. Thái độ với tự do của Sartre là chân chính vì nó là cơ sở của mọi hành động của riêng ông. Hậu quả của mọi lựa chọn chính ta phải là ngƣời tự gánh vác tránh thái độ đùn đẩy, ỉ lại vào hoàn cảnh. Sự đánh mất mình đã dẫn tới tệ sùng bái tôn giáo, sự lừa dối mình, sống giả tạo, không trung thực với lòng mình.

Con ngƣời phải trút bỏ hết những luật lệ, tiền định có sẵn và giành lấy tự do hoàn toàn, phải dùng tự do ấy mà lựa chọn, đảm đƣơng lấy trách nhiệm về hành động của mình, tìm trong xã hội loài ngƣời để thực thi hành động ấy trọn vẹn. Song, tâm hồn nhiều khi bị dao động, do dự, ngập ngừng, không dám và không tự quyết định thi hành ý chí dự tính. Thành ra, ta đã tự biến mình thành kẻ thấp hèn. Tránh sự thấp hèn này để vƣơn tới tự do lựa chọn và tự quyết là toàn bộ hạt nhân của tƣ tƣởng đạo đức học của J. P. Sartre.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 65 - 69)