Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J.P Sartre

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 40)

B. NỘI DUNG

1.3.1.Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J.P Sartre

J. P. Sartre sinh ngày 21-06- 1905 tại Paris. Cha ông từng tốt nghiệp trƣờng Bách khoa, làm sĩ quan hải quân, ông mất năm 1907, khi đó Sartre mới hai tuổi. Mẹ ông vốn thuộc dòng họ Schweitzen sau khi chồng qua đời đã tái giá năm 1916, hai mẹ con lại theo chồng mới tới sống ở La Rochelle.

38

Từ năm 1917 tới năm 1929 là quãng thời gian Sartre học tập. Ông đã đỗ đầu Thạc sĩ ở trƣờng Cao đẳng sau một lần thi trƣợt năm 1929. Cũng trong thời gian này ông đã gặp gỡ với nữ triết gia Simone de Beauvoir.

Từ năm 1929 tới 1930 Sartre tham gia quân đội trong ngành khí tƣợng. Từ 1931 tới 1933 ông đƣợc bổ nhiệm làm giáo sƣ triết học Le Havre. Ông đọc nhiều sách báo về E. Husserl và M. Heidegger.

Từ 1933 tới 1934 Ông sang Đức theo học triết học của E. Husserl ở Berlin. Từ 1934 tới 1939, lần lƣợt dạy triết học ở Le Havre, Lyon, rồi Paris, trƣờng Trung học Louis Pasteur.

Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai diễn ra ông gia nhập quân đội ở trong quân đoàn 70. Năm 1940 ông bị bắt làm tù binh, tháng 5 năm 1941 đƣợc phóng thích. Sau khi đƣợc phóng thích ông tích cực tham gia các tổ chức kháng Đức.

Từ 1941 tới 1944, ông tham gia giảng dạy ở trƣờng Trung học Louis Pasteur, Condorcet của Paris

Năm 1945 ông sáng lập tờ báo Thời mới và từ đấy trở đi Sartre cống hiến tài năng cho sáng tác văn học và triết học. Ông là ngƣời nhiệt tình ủng hộ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Châu Phi...Với những cống hiến của mình cho phong văn chƣơng, triết học và hoạt động thực tiễn đƣơng thời Sartre đƣợc Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel về văn chƣơng năm 1964 nhƣng ông đã từ chối.

Trƣớc tác của ông xoay quanh bốn chủ đề cơ bản sau:

Luận thuyết triết lý

Luận thuyết triết lý này vốn ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng luận của E. Husserl. Với các tác phẩm chính là “Tưởng Tượng” (1936), “ Sơ thảo một nguyên lý về xúc cảm” (1939), “Tưởng tượng” (1940). Những tác phẩm này ông chủ yếu bàn tới vấn đề bản thể luận. Trong đó ông đã xem xét tƣơng quan giữa Vô thể - Hữu thể. Xem nhƣ cơ cấu đích thực của sự hiện sinh của mọi vật thể. Có nghĩa là ông lật ngƣợc lại vai trò khách quan của cặp Hữu thể - Vô thể.

39

Hữu thể - Vô thể đã trở thành cặp phạm trù kinh điển của chủ nghĩa hiện sinh và năm 1943 ông cho xuất bản thành sách. Ông bàn đến cái trống rỗng trong ý thức con ngƣời. Ông đã bàn tới sự tự do trong quan điểm này về vấn đề bản thể luận.

Phê bình lý luận biện chứng (1960) là tác phẩm mà ông đã phê bình về xã hội hiện sinh. Ông phê phán cách tiếp cận lịch sử của những nhà triết học theo lối cổ điển trên cơ sở đó đƣa ra phƣơng pháp tiếp cận lịch sử mới ủng hộ cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác. Ông cũng không quên trả lại cho con ngƣời một chỗ đứng mới trong quan điểm về vũ trụ quan.

Tiểu thuyết sáng tạo hay hồi ký

Cũng là một sở trƣờng của Sartre với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ, “Bức tường”1939, “Những nẻo đường tự do” 1945, “Tuổi trưởng thành” (1945), “Triển hạn” 1945), “Những cái chết trong tâm hồn” (1949). Qua những tác phẩm này có thể thấy đƣợc những quan niệm và triết lý sống của J. P. Sartre. Đó là một cuộc đời vô lý và quá đỗi lố bịch. Rằng trong xã hội này chúng ta đều có thể thấy đƣợc chán chƣờng với thế sự của những con ngƣời nhận thấy đƣợc giá trị đích thực của cuộc đời này. Sự hiện sinh của mỗi con ngƣời tƣởng chừng nhƣ là một sự thừa thãi, chứa chất biết bao nỗi niềm. Tất cả không có một lối thoát cho cuộc đời này, rồi sự cứu rỗi duy nhất là đối diện với sự thật: Giả dối.

Tiểu luận văn nghệ hay chính trị

Có một giai đoạn những tác phẩm thuộc thể loại chính trị đã bị gạt đi vì tính đặc thù của nó nhƣng đó là một điều đáng tiếc. Qua những trƣớc tác này thấy đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự về con ngƣời của J. P. Sartre. Đó là một triết gia với triết lý hành động, một con ngƣời nhiệt thành, bộc trực, thiện chí, trung thực. Với thể loại này chúng ta phải kể tới những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: “Situation I ”(1947), “Situation II” (1948), “Situation III” (1949, “Bàn luận về chính trị” (1949), “Vụ án Henry Mactin”,(1953)...Qua những tác phẩm này J. P. Sartre đã nêu ra những nguyên tắc văn nghệ để chỉ đạo công tác văn nghệ.

40

Những ngƣời làm công tác văn nghệ nói theo cách nói của chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Đó là những con ngƣời dấn thân, dám hy sinh cho lý tƣởng, chống sự ngụy tín, sự đồi bại của xã hội, chống lại cái đói cái nghèo của nhân loại,...nghĩa là những ngƣời làm lịch sử.

Kịch có luận đề

Đây là thể loại mang ông tới với công chúng. Kịch của ông cũng không phải là loại dễ nhận biết mà thuộc vào dạng ẩn dụ và trừu tƣợng. Với thể loại naỳ ông có các tác phẩm sau: “Ruồi” (1943 ), “ Chết không mồ mả” (1946), “ điếm” (1946), “Bàn tay nhơ nhuốc”, (1948), “Quỷ thần và Thượng đế”, (1951), “Những kẻ tù hãm ở Altona” (1960). Những sáng tác này của ông đƣợc nhiều đạo diễn và diễn viên đƣa vào phim ảnh, sân khấu và đạt đƣợc những tiếng vang, đƣợc công chúng mến mộ. Qua những tác phẩm này ông đã tuyên bố những tƣ tƣởng của mình. Tự do luôn phải là sự đấu tranh dám đƣơng đầu với trách nhiệm của chính mình. Kịch của ông không thuộc vào thể loại bi kịch cổ điển, cũng không phải là bi kịch tâm lý, mà là một loại kịch mà con ngƣời đứng trƣớc hoàn cảnh đặc biệt và tự do của con ngƣời trong hoàn cảnh đó. Các nhân vật mà J. P. Sartre bao giờ cũng là nhân vật tự tạo ra, ngay lúc nhân vật đang lựa chọn và trong sự trói buộc cả cuộc đời nhân vật. Qua đây ông muốn nâng triết lý hiện sinh bằng hành động đích thực hay hiện sinh hành động.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches) (Trang 40)