Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 82)

vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu

3.3.1. Phương hướng

Tiếp tục thực hiện tốt luật bình đẳng giới, phấn đấu đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới đã nêu ra trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Như sau:

a) Mục tiêu chung

Không ngừng nâng cao năng lực cho phụ nữ nhằm bảo đảm sự tham gia ra quyết định của họ trong các hoạt động phát triển kinh tế để góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.

b) Những mục tiêu cụ thể về trao quyền bình đẳng kinh tế cho phụ nữ (đến

năm 2020)

- Phấn đấu giảm dần cường độ lao động, đưa tổng số giờ lao động nữ (gồm các loại công việc) trong ngày, trong tuần, trong năm đến mức hợp lý và ngang với nam giới.

- Phân công và tạo những điều kiện để lao động nữ không phải làm những công việc độc hại có thể để lại di hại cho các thế hệ con cháu mai sau.

- Nâng dần mức sống của lao động nữ (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, và đồng bào dân tộc thiểu số).

- Nâng cao tri thức văn hóa, khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trình độ chính trị để trao quyền cho chị em nữ giữ các chức vụ, nhất là chức vụ lãnh đạo về kinh tế, trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện đồng bộ công tác kế hoạch hóa gia đình, trong đó có kế hoạch sinh đẻ, mỗi gia đình ở nông thôn chỉ nên có 1 đến 2 con.

Để đạt được các mục tiêu bình đẳng giới về kinh tế như đã đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trước mắt cần tập trung giải quyết hai vấn đề cụ thể:

(1) Xác định và hoàn thiện hệ thống luật và cơ chế chính sách để nữ giới được đưa ra các quyết định tạo quyền kinh tế cho phụ nữ.

(2) Tăng cường vai trò, vị trí của phụ nữ trong việc quyết định các vấn đề kinh tế của gia đình và cộng đồng.

Hai vấn đề này được giải quyết sẽ là cơ sở pháp lý và xã hội để tạo quyền bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ trên các mặt sau:

- Quyền bình đẳng sở hữu tài sản và quyền lực chi phối, bao gồm quyền sử dụng đất đai (có ghi tên cả vợ lẫn chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong giấy tạo lập nhà ở), quyền sở hữu các tư liệu sản xuất và những tài sản sinh hoạt có giá trị lớn.

- Quyền quyết định và tham gia quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghề nghiệp (trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ của kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã và trong các doanh nghiệp), tạo việc làm để tăng thu nhập, đồng thời, chống được tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.

- Quyền hoàn thiện các quy định và thực hiện nghiêm minh chế độ tiền lương, tiền công mà lâu nay phụ nữ thường bị trả thấp hơn nam (dù có cùng lượng hao phí lao động như nhau) do xác định lượng hao phí lao động của những công việc nữ làm thường thấp vì tính thiên lệch về giới.

- Quyền quyết định và kiểm soát các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp (nữ công chức được hưởng chế độ lương nghỉ đẻ, lương con ốm mẹ nghỉ...), trợ giúp xã hội cho phụ nữ nghèo, tàn tật cô đơn.

- Quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn vay tín dụng chính thức và không chính thức, các nguồn vốn của Chính phủ và phi Chính phủ đầu tư cho những chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và nông thôn.

- Quyền có tiếng nói trong các tổ chức, đấu tranh chống những tệ nạn xã hội. - Quyền quyết định việc nâng cao trình độ học vấn và sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản mà lâu nay phụ nữ và trẻ em gái thường phải cam chịu sự bất bình đẳng.

- Quyền phân công gánh vác những công việc nội trợ, nuôi dạy con trong gia đình và tham gia quyết định phân công lao động hợp lý những công việc sản xuất, dịch vụ cho các thành viên nam, nữ. Trong đó, không phân công công việc có tính chất độc hại (như phun thuốc sâu) cho phụ nữ, nhất là khi đang mang thai và cho con bú.

- Quyền quyết định việc bán sản phẩm, mua vật tư thông thường và tham gia quyết định các khoản tiền giá trị lớn, cũng như trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình (tiền học, chữa bệnh, hiếu, hỷ...)

3.3.2. Giải pháp

- Tích cực tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về giới cho người dân qua các lớp học, đồng thời triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này.

+ Tổ chức những lớp học cho hệ thống cán bộ chuyên và bán chuyên, cán bộ hoạch định chính sách có liên quan đến công tác giới từ trung ương đến cơ sở.

+Tổ chức các lớp học cho nam, nữ thanh niên người DTTS trên địa bàn xã, huyện, tỉnh. Đặc biệt là những người đã lập gia đình.

+ Tổ chức dạy cho học sinh phổ thông từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông và cho các trường dân tộc nội trú, cho sinh viên các trường chuyên nghiệp.

+ Mở ra nhiều chuyên mục trên các báo, truyền hình, truyền thanh của địa phương và lồng ghép trong các cuộc hội nghị, hội thảo lớn.

+ Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, đoàn thể, chính quyền để

nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo đoàn thể về vai trò và năng lực của phụ nữ từ đó tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cương vị lãnh đạo các khối đoàn thể, chính quyền.

- Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ DTTS.

Cần có các chính sách cho chị em phụ nữ DTTS có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức về kỹ thuật sản xuất, quản lý hộ giúp phụ nữ nâng cao sự hiểu biết và năng lực quản lý hộ nhằm tăng sự đóng góp của họ trong gia đình và ngoài xã hội, giúp họ tự khẳng định vai trò và vị thế của mình ở

mọi mặt.

Đối với cán bộ nữ cần đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn, kỹ

năng quản lý ...để họ có đủ trình độ và năng lực tham gia vào các vị trí lãnh

đạo ở các cấp, đoàn thể.

- Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ DTTS. Trong vấn đề kiểm soát nguồn lực đất đai cần sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng. Nhằm tăng khả năng tiếp cận của phụ nữđối với đất đai.

Trong vấn đề tín dụng, ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn, sao cho các chương trình vay đến được với phụ nữ và nam giới bình đẳng như

nhau. Ngân hàng cần thông tin một cách đầy đủ đến các hộ gia đình một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể tham gia.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện bình đẳng giới. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cần nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Từ đó có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp lãnh đạo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Hoàng Đồng, có thể kết luận đôi nét như sau:

+ Kinh tế - xã hội của xã tương đối phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng

đã đầy đủ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

+ Cơ cấu dân số tương đối cân bằng, lao động nữ chiếm 49.86% tổng số lao động. Lao động nữ người DTTS chiếm 98.30% lao động nữ toàn xã.

Đây là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

+ Trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ DTTS còn thấp. cán bộ hội đoàn thể chỉ có trình độ cấp 2, cấp 3 và trung cấp, trình

độ chuyên môn tương đối thấp. Có tới 71,44% cán bộ hội đoàn thể không có trình độ lý luận chính trị.

+ Tỷ lệ nữ DTTS tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền còn thấp. Lãnh đạo nữ chiếm 15% trên tổng số lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

+ Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều gánh nặng trong gia đình. Trong hoạt

động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ và nam giới cùng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, trong hoạt động tái sản xuất thì phụ nữ đảm nhiệm công việc nội trợ và chăm sóc con cái, người đàn ông ít tham gia.

+ Quyền quyết định cuối cùng những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ ít có quyền quyết định những vấn đề này.

+ Nhận thức về vai trò của phụ nữ chưa đúng và phân công lao động trong gia đình còn bất bình đẳng.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước

Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nghị quyết về

bình đẳng giới. Đặc biệt là triển khai đến các địa phương “chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020” theo Quyết định số 2351/QĐ- TTgcủa Thủ Tướng Chính Phủ. Chỉ đạo các ban ngành có liên quan tích cực

tuyên tuyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Đôn đốc công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTgcủa Thủ Tướng Chính Phủ, luật bình đẳng giới và các chếđộ chính sách đối với phụ nữ.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)