Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Nùng

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200 - 300 năm. Đến năm 2009, người Nùng có khoảng 968.800 người. Người Nùng tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang sống dọc biên giới với Trung Quốc.

Đặc điểm kinh tế

Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có

điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa, họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau xanh…

Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng… Hồi là cây quý nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương… Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhưng vẫn là nghề phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghềđược duy trì và phát triển (rèn).

Chợ ở vùng người Nùng phát triển, người ta đi chợ phiên để trao đổi mua bán các sản phẩm.

Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi, thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Người Nùng thường sống xen kẽ với người Tày, phần lớn là nhà sàn, một số ở nhà đất. Làm nhà mới là một trong nhiều công việc hệ trọng, vì thế họ rất chú ý tới xem hướng, chọn đất, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với ước mong có cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt.

Hôn nhân và gia đình

Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường trao tặng một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng bong và giỏđựng con sợi. Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu.

Tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình môn đăng hộ đối không và lá số đôi trai gái hợp nhau hay không. Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con giá càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới, cô dâu vẫn ở nhà bố mẹđẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.

Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự

cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục Nùng, dù là con anh, con em, con chị... ai nhiều tuổi hơn được gọi là anh, là chị. Người Nùng có thói quen ít khi gọi thẳng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của đứa cháu đầu, con đầu của họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ.

Văn hóa

Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai bè. Người ta thường Sli với nhau trong những ngày hội, lễ, chợ phiên. Người Nùng ăn Tết giống như người Kinh và người Tày.

Ăn uống

nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán, xào, nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó. Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là “Khau nhục”. Tục mới nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.

Trang phục

Nam, nữđến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên và như thế được xem là làm đẹp, là người sang trọng. Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ

Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm miếng nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút. Người Nùng có 13 nhánh và mỗi nhánh lại có ngôn ngữ cũng như trang phục khác nhau.

Thờ cúng

Người Nùng thờ cúng tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng,

được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn)... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh... Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ.

PHẦN 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ dân tộc trong các hộ gia đình trên địa bàn xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ.

- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu được triển khai từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014.

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Hoàng

Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Đồng

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.2.Thực trạng vai trò của người phụ nữ dân tộc trên địa bàn xã Hoàng Đồng.

- Vai trò của phụ nữ dân tộc trong sự phát triển kinh tế xã hội của xã Hoàng

Đồng.

- Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình. trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.3.4. Giải pháp đẩy mạnh vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu phải đại diện về các điều kiện tự nhiên, KTXH, văn hóa, môi trường… để làm rõ được vai trò của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tôi chọn ra 3 xóm đại diện để nghiên cứu:

+ Chọn xóm Hoàng Thanh, là xóm ở phía Bắc của Xã. Đây là xóm có

địa hình nằm gần với trung tâm thành phố Lạng Sơn là một xã phát triển, có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, đa dạng các loại hình dịch vụ, sản xuất nông nghiệp.

+ Chọn xóm Đồi Chè, là xóm trung tâm của xã đây là vùng sinh thái nông nghiệp đầy tiềm năng, chủ yếu là thâm canh lúa nước. Là xóm trung tâm có hệ

thống kênh mương thuận lợi.

+ Chọn xóm Pàn Pè đây là xóm nằm cách xa xã nhất có địa hình chủ

yếu là đồi núi, xóm chủ yếu là trồng rừng, người dân còn nhiều khó khăn,

đường giao thông đi lại còn nhiều chỗ chưa được bê tong hóa, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

- Từ đặc điểm của 3 xóm trên tôi chọn ngẫu nhiên trong xóm 15 hộ để điều tra phỏng vẫn tổng số hộđiều tra là 45 hộđại diện cho xã Hoàng Đồng.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở xã Hoàng Đồng, sau khi điều tra tôi phân nhóm hộ thành 3 loại như sau:

+ Hộ khá là 20 hộ.

+ Hộ trung bình là 23 hộ. + Hộ nghèo là 2 hộ. + Hộ nghèo là 2 hộ.

- Nhóm hộ khá: Là những hộ hộ có mức thu nhập bình quân 600.000đ/người/tháng trở lên.

- Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000đ - 600.000đ/người/tháng.

- Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000/người/tháng trở xuống.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu đại diện để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề tài đề ra.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Số liệu thứ cấp

- Số liệu được thu thập qua các số liệu thống kê, báo cáo của UBND xã Hoàng Đồng dựa vào các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

- Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ, ... của huyện Định Hóa.

- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Phương pháp thu thập: Qua việc ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với một số chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

2.4.2.2. Số liệu sơ cấp

* Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra 45 hộ đã chọn, thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: Thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo các nhóm thông tin sau:

1. Nhóm thông tin chung về hộ gia đình. 2. Nhóm thông tin về điều kiện kinh tế của hộ.

3. Nhóm thông tin về vai trò giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. 4. Nhóm thông tin về vai trò giới trong hoạt động tái sản xuất và hoạt

động cộng đồng.

5. Nhóm thông tin về tiếp cận thông tin của giới.

6. Nhóm thông tin về người ra quyết định chính trong các hoạt động. 7. Nhóm thông tin về một số ý kiến về quan điểm giới

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.4.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, phương pháp so sánh.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán trên chương trình Excel 2007 của Microsoft.

2.4.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Được sử dụng để phân loại theo các mức độ khác nhau, phân loại giới theo tuổi, ngành nghề, văn hoá....

2.4.3.3. Phương pháp thống kê so sánh

Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, chúng tôi so sánh, phân tích bằng các chỉ số khác nhau để thấy được có sự

khác nhau về tài sản sinh hoạt, tư liệu sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, vai trò... giữa giới nam và nữ trong các hộ gia đình.

2.4.3.4. Phương pháp phân tích giới

Cơ sở phân tích giới gồm sự khác biệt giữa nam và nữ về địa vị kinh tế

- XH - chính trị; tác động của sự khác biệt này đối với công việc, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nam và nữ.

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoàng Đồng là xã ngoại thành của thành phố Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2501.30 ha, chiếm 32.02% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó

- Đất nông nghiệp là 1879.41 ha chiếm - Đất phi nông nghiệp là 600.37 ha chiếm - Đất chưa sử dụng là 21.52ha chiếm Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Tây Bắc giáp với xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc - Phía Đông Bắc giáp với xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc - Phía Đông giáp với xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc - Phía Tây giáp với xã Song Giáp, huyện Cao Lộc

- Đông Nam giáp với phường Tam Thanh và Hoàng Văn Thụ - Phía Nam giáp với phường Chi Lăng

Xã Hoàng Đồng có 33 làng bản phân bổ tổ chức thành 20 thôn, có chi bộ và trưởng thôn. Xã có 3 dân tộc chủ yếu là dân tộc tày, nùng và một số là dân tộc hoa với 10.852 người. Kinh tế hàng năm chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán. Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều.

Xã Hoàng Đồng có vị trí địa lý thuận lợi, cùng với hệ thống cơ sở hạ

tầng thương đối phát triển, nhất là có đường quốc lộ 1A mới chạy qua tạo

điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa xã với các xã khác, phường khác trong thành phố và các vùng phụ cận.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoàng Đồng có nhiều đồi núi với độ cao trung bình 200 - 250m, nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng. Hơn ¾ điện tích là đồi núi và với kiểu địa hình tích tụ bởi sông Kỳ Cùng.

Địa thế của xã thấp nhiều về phía nam, các khe suối đều có nước chảy quanh năm nên sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên địa hình của xã không bằng phẳng, nên ảnh hưởng không nhỏđến quá trình khai thác và sử dụng đất đai.

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Hoàng Đồng mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía bắc. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu

ở xã chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 đến tháng 9 và mua đông hanh khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 20.20C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 38.50C và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C.

- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1410mm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 và tháng 9 lượng mưa thường trên 150mm/tháng.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 82%, tháng 7,8,9 có độ ăm tương

đối cao 84,85% và tháng 11,12 và tháng 01 có độẩm tương đối thấp 78%. - Xã chịu ảnh hưởng khí hậu miền Bắc nên mùa đông có nhiều đợt rét

đậm rét hại, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Với nền nhiệt độ không cao lượng mưa thấp, khí hậu Hoàng Đồng không gây những trở ngại nghiêm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp so với nhiều vùng khác trong tỉnh.

3.1.1.4. Thủy văn

- Mạng lưới thủy văn của Hoàng Đồng gồm có sông Kỳ Cùng đây là nguồn nước chính để phục vụ tưới tiêu, sản xuất của xã. Ngoài ra xã có các khe suối và 4 đập thủy lợi: Nà Tâm, Nà Kèo, Lục Khoang, Phai Chia. Nhìn chung, mật độ khe suối và hồ thủy lợi chưa nhiều nên chưa đáp ứng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đặc biệt chưa kích thích được sản xuất xen canh tăng vụ.

3.1.1.5. Tình hình phân bổ và sử dụng đất năm 2013

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)