Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế ở

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 34)

tế ở nước ta hiện nay

Hiện nay trong xu thế hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố

gắng giảm thiểu và dần đi đến xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt là

ở vùng đồng bào DTTS. Bảo đảm quyền bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ là một nội dung cực kỳ quan trọng trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, tạo cơ sở để phụ nữ có các quyền bình đẳng khác nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Vấn đề này căn bản đã được Nhà nước công bố trong Hiến pháp, luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây, cũng như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nó được coi là một nội dung cách mạng thực hiện quyền con người - quyền cơ bản, tối thượng và bất khả xâm phạm của mọi người - mà trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới. Trong quá trình thực hiện quyền bình đẳng giới giữa nữ và nam từ năm 1945 đến nay, nhìn chung, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, giảm bớt sự bất bình đẳng nam nữ do lịch sử trọng nam khinh nữ từ hàng nghìn năm để lại. Tuy nhiên, do bề dày lịch sử của truyền thống, tập tục của các dân tộc, vùng, miền có

những đặc trưng khác nhau, đã từng khắc sâu vào tâm khảm, vào tư duy của từng tộc người, từng giới, đồng thời, do trình độ học vấn, kiến thức, sự hiểu biết về luật, về giới, bình đẳng giới, hòa nhập giới từ cán bộ đến người dân, nhất là trong khoảng 70% dân số gồm các thế hệ nam, nữ nông dân sống khắp các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng núi cao, hải đảo còn hạn chế, nên còn rất nhiều vấn đề bất bình đẳng về giới đang tồn tại. Chẳng hạn, nếu tính tất cả lượng hao phí lao động ra thời gian lao động thì nữ nông dân đã làm nhiều hơn nam nông dân, nhưng tính chi dùng cho ăn uống thì họ chỉ bằng 0,7 lần so với nam nông dân. Như vậy, số lượng hao phí lao động của phụ nữ nông nghiệp là nhiều nhất, với điều kiện lao động khó khăn, nặng nhọc nhất, nhưng hưởng thụ lại ít nhất. [9]

Điều này lại diễn ra như có tính quy luật và chừng nào nền kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng tộc người và từng gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thì người nữ nông dân ở đó còn phải gánh chịu đói nghèo nhiều nhất.

Cùng với sự cố gắng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền ởđịa phương, cùng với sự cố gắng vươn lên của bản thân người phụ nữ. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tiêu biểu là sự vươn lên của phụ nữ các dân tộc thiểu sốở các tỉnh thành trên cả nước. Các phong trào “ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”; “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; “ giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”... đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau giống, vốn, kinh nghiêm, ngày công sản xuất trong phụ nữ các DTTS. Các mô hình lồng ghép dân số, sức khỏe sinh sản với xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xóa mù chữ ...đã thu hút nhiều phụ nữ các DTTS tham gia [8].

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 34)