Vai trò của phụ nữ DTTS trong việc quản lý và điều hành sản xuất

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 68)

Bảng số 3.11: Tỷ lệ nữ dân tộc làm chủ hộ và tham gia điều hành sản xuất Tiêu chí Tỷ lệ (%) Hộ khá (n=20) Hộ trung bình (n=23) Hộ nghèo (n=2) Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 35 34.78 50 Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất 75 39.13 50

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong các công việc gia đình là điều đã

được khẳng định từ rất lâu, còn vai trò của họ trong các hoạt động phát triển kinh tế của gia đình lại chưa được biết đến nhiều. Người phụ nữ vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò này của mình.

Kết quả nghiên cứu trên 45 hộ dân cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ còn chưa cao. Nhóm hộ khá sự tham gia của nữ giới cao hơn, tiếp đến là hộ trung bình và hộ nghèo có tỷ lệ thấp nhất. Nhiều gia đình vẫn cho rằng người đàn ông làm chủ hộ là điều đương nhiên, do đó sự tham gia của người phụ nữ vào quản lý, điều hành sản xuất cũng vì thế mà chưa cao. Ở nhóm hộ trung bình chỉ có 34.78% tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ, có tới 65.22% đàn ông làm chủ hộ. Tương tự hộ khá sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong quản lý hộ và điều hành sản xuất cũng có sự khác biệt đáng kể, tuy tỷ lệ nữ tham gia có tăng lên so với nhóm hộ trung bình nhưng nếu so sánh với sự tham gia của nam giới thì vẫn còn rất khập khiễng.

3.2.2.4. Vai trò của phụ nữ DT trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Việt Nam là một nước nông nghiệp, tính đến cuối năm 2013 lao động nông nghiệp chiếm trên 50% lao động cả nước. [6]

Để tìm hiểu phân công lao động theo giới trên địa bàn xã Hoàng Đồng, trước tiên cần hiểu phân công lao động theo giới là gì? Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa nữ và nam giới.

Ngày nay, tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập kinh tế cho gia đình không còn chỉ riêng trách nhiệm của nam giới, trách nhiệm này đã có thêm vai trò của phụ nữ. Đặc biệt tại các vùng nông thôn, người phụ nữ ngoài công việc nội trợ trong gia đình còn cùng người chồng, nam giới tham gia vào công việc đồng áng, các hoạt động sản xuất nhằm tăng thêm nguồn thu nhập.

Bảng 3.12 cho thấy phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Hoàng Đồng như sau: qua điều tra 3 nhóm hộ thì hộ trung bình là nhóm có sự chia sẻ trong các công việc đồng áng cao nhất. Các công việc trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tỷ lệ người được điều tra trả

lời rằng đó là công việc của cả hai là rất cao, tức là họ đã có sự bàn bạc trong việc quyết định các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của hộ gia đình.

Ở nhóm hộ trung bình nhiều khâu trong hoạt động sản xuất, người phụ

nữ cũng tham gia nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Như khâu chọn giống, 30% do người phụ nữ quyết đinh, 10% do người chồng và 50 % có sự

bàn bạc của cả hai. Tỷ lệ này ở nhóm hộ khá và hộ nghèo có thấp hơn và thấp nhất là ở hộ nghèo họ không có sự bàn bạc trước. Quyết định trồng cây gì, nuôi con gì thì phụ nữ là người quyết định chính như vậy phụ nữ chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Trong một số hoạt động khác như làm đất, làm chuồng, người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính như vậy ta thấy việc không chỉ

người đàn ông là người quản lý tạo thu nhập chính nữa mà đã có sự phân công cho cả phụ nữ. Ở nhóm hộ nghèo, sự tham gia của phụ nữ trong hai hoạt động trên so với người đàn ông trong gia đình tuy có thấp hơn, nhưng vẫn là cao hơn khi so sánh với sự tham gia của phụ nữ ở hai nhóm hộ kia. Hoạt động này ở hộ khá cũng có sự thuê ngoài nhiều hơn. Do đây là nhóm hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn. Các hoạt động mua vật tư, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tìm thị trường, thì lại chủ yếu là công việc của phụ nữ.

Tuy nhiên ở cả 3 nhóm hộ đều có sự chia sẻ công việc trong các hoạt

động này, sự chia sẻ cao nhất ở nhóm hộ trung bình và thấp nhất ở nhóm hộ

việc của phụ nữ. Ta thấy nhóm hộ trung bình là nhóm hộ có sự chia sẻ trong công việc cao nhất lí do là vì Hoàng Đồng là một xã gần thành phố và khá phát triển vì vậy các nhóm hộ khá có những thành viên trong gia đình làm công chức, có những người lại đi buôn bán còn lại là sẽ thuê nhân công lao

đông nên sự chia sẻ có phần ít hơn so với hộ trung bình.

Qua bảng phân công lao động 3.12 có thể thấy, sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao, họ đã khẳng

định vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. Và sự san sẻ công việc đồng áng được thể hiện rõ ở nhóm hộ khá và trung bình. Nhóm hộ nghèo hầu hết các công việc nặng vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Họ phải đảm đương quá nhiều mà ít có sự chia sẻ từ phía người đàn ông trong gia đình.

Bảng số 3.12: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2014

(ĐVT: %)

Tỷ lệ

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê

1. Trồng trọt - Làm giống (quyết định trồng cây gì…) 65 15 20 0 30.43 13.04 56.52 0 100 0 0 0 - Làm đất ( Cày, bừa…) 0 50 10 40 8.69 39.13 34.78 17.39 0 100 0 0 - Trồng cây 55 0 40 5 39.13 8.69 47.83 4.35 100 0 0 0 - Mua vật tư ( Phân bón…) 40 10 50 0 52.17 13.04 34.78 0 100 0 0 0 - Chăm sóc ( Bón phân, làm cỏ…) 55 0 45 0 34.78 17.39 47.83 0 100 0 0 0 - Thu hoạch 10 5 45 40 8.69 8.69 56.52 26.08 50 50 0 0

- Bảo quản sau thu hoạch ( phơi, sấy…) 60 0 30 10 39.13 13.04 47.83 0 100 0 0 0

- Tìm thị trường tiêu thụ 35 30 35 0 39.13 17.39 43.48 0 50 50 0 0

- bán nông sản ( quyết định thời điểm

bán..)

35 15 50 30.43 17.39 52.17 0 100 0 0 0

2. Chăn nuôi

- Chọn giống ( quyết định nuôi con gì…) 70 0 30 0 43.48 13.04 43.48 100 0 0 0

- Làm chuồng 10 55 25 10 0 56.52 39.13 4.35 0 50 50 0

- Mua vật tư (cám tăng trọng…) 70 15 15 0 52.17 21.73 26.08 0 100 0 0 0

- Chăm sóc 75 0 20 5 39.13 8.69 52.17 0 100 0 0 0

- Đi bán ( (quyết định thời điểm bán…) 25 35 40 30.43 21.73 47.83 100 0 0 0

Bảng số 3.13: Phân công lao động trong các hoạt động khác

(ĐVT: %)

Hoạt động

Tỷ lệ

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

1. Làm công việc nhà, nội trợ - Làm việc nhà 75 0 40 52.17 8.69 39.13 100 0 0 - Chăm sóc con cái 60 0 40 43.48 4.35 52.17 100 0 0 - Xây dựng, sửa chữa 15 65 20 4.53 43.48 52.17 0 100 0 2. Hội họp, sinh hoạt cộng đồng - Đi tập huấn 20 50 30 21.73 47.83 30.43 100 0 0 - Họp phụ huynh 50 30 20 43.48 17.39 39.13 100 0 0 - Đi họp thôn 25 45 30 17.39 43.48 39.13 100 0 0 - Văn nghệ, TDTT 25 15 60 39.13 17.37 43.48 100 0 0 3. Lao động xã hội 45 15 40 17.39 21.73 60.87 100 0 0 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Bảng số 3.14: Phân công lao động trong hoạt động bán hàng

ĐVT: %

Hoạt động

Tỷ lệ

Hộ khá (n=11) Hộ trung bình (n=3) Hộ nghèo (n=2)

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

- Chọn hàng để bán 63.64 27.27 9.09 100 0 0 0 0 0 - Đi lấy hàng 27.27 54.56 18.18 100 0 0 0 0 0 - Bán hàng 90.90 9.09 0 100 0 0 0 0 0 - Quản lý sổ sách 90.90 0 9.09 66.67 33.34 0 0 0 0 - Trả nợ, đòi nợ 9.09 54.56 36.36 100 0 0 0 0 0 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Sự phân công trong các hoạt động khác ngoài sản xuất nông nghiệp

được thể hiện qua bảng 3.13, 3.14. Qua điều tra thì số hộ hoạt động bán hàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, ở nhóm hộ khá là 55%, trung bình 13.04%, hộ nghèo không có hộ nào tham gia vào hoạt động bán hàng. Sự tham gia của người phụ nữ trong các khâu của hoạt động dịch vụ ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau. Nhìn chung sự tham gia của người phụ nữ vào hoạt động này rất lớn. Phụ nữ hay đảm nhiệm các công việc đi lấy hàng, chọn mặt hàng và bán hàng và quản lý sổ sách. Còn công việc trả nợ và đòi nợ lại phần lớn là công việc của đàn ông.

Sự phân công trong các công việc nhà, nội trợ hay hội họp sinh hoạt cộng đồng được thể hiện rất rõ rệt qua bảng trên. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà, chăm sóc con cái là rất cao. Rõ nét nhất là ở nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các công việc trên là rất cao và ít có sự chia sẻ của người chồng. Tuy nhiên, ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Còn trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự

phân công này vẫn còn rất rõ rệt.

Trong hoạt động cộng đồng, thôn xóm sự phân công công việc trong gia đình thể hiện rõ. Đi tập huấn, họp thôn vẫn là công việc của đàn ông, đi họp phụ huynh, lao động công ích thì tỷ lệ nữ tham gia lại rất cao. Thể hiện sự

bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng. Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt

động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.

3.2.2.5. Khả năng tiếp cận nguồn thông tin của phụ nữ DT ở các hộ nghiên cứu.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện khả năng tiếp cận nguồn thông tin của phụ

nữ DTTS. Qua biểu đồ ta có thể thấy nguồn thông tin của người phụ nữ

DTTS rất đa dạng. Từ chồng, từ hộ nông dân, hội phụ nữ là những phương tiện truyền tải thông tin chủ yếu đến phụ nữ DTTS.

Hình 3.4: Biểu đồ nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ DT

Ở cả 3 nhóm hộ tỷ lệ này đều gần 100%. Tỷ lệ phụ nữ tiếp cận thông tin từ chồng khá cao và hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất 100%, ở hộ trung bình và hộ nghèo lần lượt là 86.79% và 0%. Qua đây có thể thấy, sự trao đổi thông tin giữa người chồng và người vợ trong gia đình là rất lớn, nhóm hộ nghèo vẫn là nhóm hộ có sự trao đổi thông tin trong gia đình ít nhất. Ngoài ra phụ nữ

DTTS còn tiếp cận thông tin thông qua các kênh thông tin khác như sách báo

đài, loa phóng thanh, cán bộ khuyến nông. Và tỷ lệ phụ nữ tiếp cân thông tin qua những kênh này cũng rất cao. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận phụ nữ chưa tiếp cận được thông tin từ một số kênh thông tin như tivi sách báo đài, hay từ

cán bộ khuyến nông. Đây là những kênh thông tin quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của các nông hộ, truyền tải thông tin về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý nông hộ...vì vậy cần làm cho người phụ nữ đến với kênh thông tin này nhiều hơn, và nâng cao chất lượng thông tin cũng như phương pháp đưa thông tin đến với các đối tượng này. Để các thông tin họ nhận được có thể được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

3.2.2.6. Vai trò của phụ nữ DT trong kiểm soát nguồn lực của hộ

Qua bảng phân công lao động ở trên giúp ta thấy được người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Còn về vai trò của họ trong việc kiểm soát một số nguồn lực của hộ như thế nào thì ta sẽ cùng xem xét qua biểu đồ 3.5 và bảng 3.10 dưới đây.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả điều tra năm 2014)

Hình 3.5: Biểu đồ việc phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hình 3.5 cho thấy trong các hộ nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không cao. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ sự khác biệt giữa người chồng và người vợ trong vai trò kiểm soát nguồn lực đất đai của hộ. Ở hộ nghèo người vợđứng tên trong sổđỏ là không có hộ nào trong khi nam giới là 100%, một sự chênh lệch quá lớn. Tương tự

như vậy, ở hộ khá và hộ trung bình nguồn lực quan trọng này cũng do đàn ông trong gia đình kiểm soát. Đây là một thực tế trong các hộ nghiên cứu và

điều này dẫn đến sự bất công bằng trong việc sở hữu và kiểm soát nguồn lực

Bảng số 3.15: Tình hình quản lý vốn vay của hộ. Các vai trò Tỷ lệ (%) Hộ khá (n=20) Hộ trung bình (n=23) Hộ nghèo (n=2) Tỷ lệ vay vốn 10 52.17 0 1.Quản lý Chồng 0 16.66 0 Vợ 100 33.34 0 Cả hai 0 50 0 2.Quyết định sử dụng Chồng 50 0 0 Vợ 50 8.34 0 Cả hai 0 91.66 0 3.Đứng tên vay vốn Chồng 100 8.34 0 Vợ 0 91.66 0 Người khác 0 0 0

4.Trả lãi tiền vay

Chồng 50 16.67 0

Vợ 50 83.33 0

Người khác 0 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính được thể hiển ở bảng trên cho thấy vai trò khác nhau của người phụ nữ trong các nhóm hộ khác nhau. Tỷ lệ vay vốn ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau, tỷ lệ vay vốn ở nhóm hộ

khá là 10%, ở nhóm hộ khá tỷ lệ vay vốn tương đối ít họ chủ yếu là có vốn sẵn rất ít hộ phải vay vốn, nhóm hộ trung bình là 52.17% và nhóm hộ nghèo là 0%. Có thể thấy sự dè dặt trong việc vay vốn của nhóm hộ nghèo khi so sánh với tỷ lệ vay vốn của nhóm hộ khá và hộ trung bình. Người nghèo thường không dám nghĩ xa và không dám làm ăn lớn. Đối với họ nguy cơ rủi ro là rất cao, do đó đồng vốn của họ cũng không lớn. Còn hộ khá và hộ trung bình họ lại muốn làm ăn lớn và họ dám làm, do đó tỷ lệ vay vốn của họ cao

hơn. Vậy trong vai trò quản lý, sử dụng vốn vay giữa các nhóm hộ khác nhau như thế nào?

Qua bảng 3.15 ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì tỷ lệ vay vốn tương đối ít chủ yếu là có vốn tự

có nhưng nhìn chung việc quản lý nguồn vốn là do phụ nữ quản lý chiếm 100% còn ở hộ trung bình thì tỷ lệ vay vốn cao hơn trên 50%, ta thấy thì cả

hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn lớn. Nhưng nhìn chung các nhóm hộđã biết chia sẻ công việc cho nhau. Không chỉđàn ông là người quản lý mà người phụ nữ trong gia đình cũng đã có quyền quản lý, nhưng một hiện thực mà ta thấy trong chi tiêu hàng ngày thì người vợ là người quản lý chi tiêu, nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết

định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)