Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 66)

Bảng số 3.10: Tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng năm 2013

(ĐVT: %)

Hoạt động

Tỷ lệ

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

- Đi tập huấn 20 50 30 21.73 47.83 30.43 100 0 0 - Họp phụ huynh 50 30 20 43.48 17.39 39.13 100 0 0 - Đi họp thôn 25 45 30 17.39 43.48 39.13 100 0 0 - Văn nghệ, TDTT 25 15 60 39.13 17.37 43.48 100 0 0 - Lao động công ích 45 15 40 17.39 21.73 60.87 100 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua điều tra cho ta thấy xã Hoàng Đồng là một xã có đời sống văn hóa phát triển người dân đều tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Là một xã có địa hình thuận lợi và phát triển nên tỷ lệ hộ nghèo tương đối ít. Qua bảng trên có thể thấy phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng lên từ hộ khá đến hộ

nghèo. Theo kết quả nghiên cứu thì ở nhóm hộ nghèo, tất cả các các hoạt

động đều là người phụ nữ tham gia do tỷ lệ hộ nghèo ở xã là tương đối ít và chủ yếu hộ nghèo là do hoàn cảnh gia đình không có người trụ cột trong gia

đình làm ăn và tạo thu nhập vì vậy các công việc chủ yếu là do người phụ nữ đảm đương. Tình trạng này có phần giảm khi nghiên cứu hộ có mức sống trung bình, người phụ nữ trong gia đình đã tham gia ít hơn, ta thấy các hoạt

động cộng như đi tập huấn, đi họp thôn, văn nghệ TDTT phụ nữ tham gia rất ít chủ yếu là đàn ông tham gia. Xét ở nhóm hộ trung bình ta thấy có tới 47.53% người đàn ông tham gia hoạt động họp thôn, thì chỉ có 21.73% phụ

nữ tham gia hoạt động này. Tình trạng cũng vẫn duy trì ở cả nhóm hộ khá. Nhưng xét ở cả hộ khá và hộ trung bình ta thấy hầu như mọi hoạt động cộng

đồng đã là công việc của cả hai chứ không còn là công việc của vợ hoặc chồng. Tức là sự sẻ chia trong gia đình đã nhiều hơn. Trong khi hộ nghèo lại chưa có sự chia sẻ công việc trong gia đình. Cũng tương tự như vậy trong sự

đình tham gia nhiều hơn phụ nữ. Ngược lại tỷ lệ nữ tham gia hoạt động họp phụ huynh và tham gia lao động công ích lại cao hơn nam giới. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình. Trong hoạt động tham gia lãnh đạo ở thôn, xóm, cũng có thể thấy nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới. Phải chăng trình độ dân trí đã ảnh hưởng đến các nhóm hộ ?

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra năm 2014)

Hình 3.3: Biểu đồ trình độ văn hóa của phụ nữ dân tộc trong các nhóm hộ

Qua hình 3.3 ta có thể trả lời được câu hỏi trên, ta thấy trình độ văn hóa của người phụ nữ tròn các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. Ở nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ ta thấy 100% phụ nữ học hết THCS chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các nhóm hộ, trong khi tỷ lệ này ở hộ trung bình là 34.78% và hộ khá là 45%. Trình độ cấp 1 ở các nhóm hộ tương đối thấp ở nhóm hộ trung bình có 13.04% phụ nữ học hết tiểu học và ở hộ khá chỉ có 5%. Xét tỷ lệ có trình độ

cấp 2 và cấp 3 thì giữa ba nhóm hộ khoảng cách không xa trình độ cấp 3 chiếm tỷ tương đối lớn ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình, nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ là 50% và nhóm hộ trung bình là 52%.

Vậy trình độ dân trí của người phụ nữ trong các nhóm hộđã ảnh hưởng tới sự tham gia của họ vào các hoạt động cộng đồng. Trình độ dân trí càng

cao thì khả năng tiếp cận và tham gia các hoạt động cộng đồng càng nhiều và việc nhìn nhận những quan điểm về giới sẽ ngày càng được nâng cao.

Do đó việc nâng cao nhận thức và trình độ dân trí cho người dân nói chung và cụ thể là cho người phụ nữ cần phải được quan tâm nhiều hơn. Nhằm tăng tỷ lệ

phụ nữ tham gia vào hoạt động xã hội, từđó rút ngắn khoảng cách giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)