Thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 44)

- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu được triển khai từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014.

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Hoàng

Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Đồng

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.2.Thực trạng vai trò của người phụ nữ dân tộc trên địa bàn xã Hoàng Đồng.

- Vai trò của phụ nữ dân tộc trong sự phát triển kinh tế xã hội của xã Hoàng

Đồng.

- Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình. trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.3.4. Giải pháp đẩy mạnh vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu phải đại diện về các điều kiện tự nhiên, KTXH, văn hóa, môi trường… để làm rõ được vai trò của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tôi chọn ra 3 xóm đại diện để nghiên cứu:

+ Chọn xóm Hoàng Thanh, là xóm ở phía Bắc của Xã. Đây là xóm có

địa hình nằm gần với trung tâm thành phố Lạng Sơn là một xã phát triển, có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, đa dạng các loại hình dịch vụ, sản xuất nông nghiệp.

+ Chọn xóm Đồi Chè, là xóm trung tâm của xã đây là vùng sinh thái nông nghiệp đầy tiềm năng, chủ yếu là thâm canh lúa nước. Là xóm trung tâm có hệ

thống kênh mương thuận lợi.

+ Chọn xóm Pàn Pè đây là xóm nằm cách xa xã nhất có địa hình chủ

yếu là đồi núi, xóm chủ yếu là trồng rừng, người dân còn nhiều khó khăn,

đường giao thông đi lại còn nhiều chỗ chưa được bê tong hóa, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

- Từ đặc điểm của 3 xóm trên tôi chọn ngẫu nhiên trong xóm 15 hộ để điều tra phỏng vẫn tổng số hộđiều tra là 45 hộđại diện cho xã Hoàng Đồng.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở xã Hoàng Đồng, sau khi điều tra tôi phân nhóm hộ thành 3 loại như sau:

+ Hộ khá là 20 hộ.

+ Hộ trung bình là 23 hộ. + Hộ nghèo là 2 hộ. + Hộ nghèo là 2 hộ.

- Nhóm hộ khá: Là những hộ hộ có mức thu nhập bình quân 600.000đ/người/tháng trở lên.

- Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000đ - 600.000đ/người/tháng.

- Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

400.000/người/tháng trở xuống.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu đại diện để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề tài đề ra.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Số liệu thứ cấp

- Số liệu được thu thập qua các số liệu thống kê, báo cáo của UBND xã Hoàng Đồng dựa vào các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

- Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ, ... của huyện Định Hóa.

- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Phương pháp thu thập: Qua việc ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với một số chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

2.4.2.2. Số liệu sơ cấp

* Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra 45 hộ đã chọn, thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: Thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo các nhóm thông tin sau:

1. Nhóm thông tin chung về hộ gia đình. 2. Nhóm thông tin về điều kiện kinh tế của hộ.

3. Nhóm thông tin về vai trò giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. 4. Nhóm thông tin về vai trò giới trong hoạt động tái sản xuất và hoạt

động cộng đồng.

5. Nhóm thông tin về tiếp cận thông tin của giới.

6. Nhóm thông tin về người ra quyết định chính trong các hoạt động. 7. Nhóm thông tin về một số ý kiến về quan điểm giới

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.4.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, phương pháp so sánh.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán trên chương trình Excel 2007 của Microsoft.

2.4.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Được sử dụng để phân loại theo các mức độ khác nhau, phân loại giới theo tuổi, ngành nghề, văn hoá....

2.4.3.3. Phương pháp thống kê so sánh

Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, chúng tôi so sánh, phân tích bằng các chỉ số khác nhau để thấy được có sự

khác nhau về tài sản sinh hoạt, tư liệu sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, vai trò... giữa giới nam và nữ trong các hộ gia đình.

2.4.3.4. Phương pháp phân tích giới

Cơ sở phân tích giới gồm sự khác biệt giữa nam và nữ về địa vị kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- XH - chính trị; tác động của sự khác biệt này đối với công việc, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nam và nữ.

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoàng Đồng là xã ngoại thành của thành phố Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2501.30 ha, chiếm 32.02% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó

- Đất nông nghiệp là 1879.41 ha chiếm - Đất phi nông nghiệp là 600.37 ha chiếm - Đất chưa sử dụng là 21.52ha chiếm Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Tây Bắc giáp với xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc - Phía Đông Bắc giáp với xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc - Phía Đông giáp với xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc - Phía Tây giáp với xã Song Giáp, huyện Cao Lộc

- Đông Nam giáp với phường Tam Thanh và Hoàng Văn Thụ - Phía Nam giáp với phường Chi Lăng

Xã Hoàng Đồng có 33 làng bản phân bổ tổ chức thành 20 thôn, có chi bộ và trưởng thôn. Xã có 3 dân tộc chủ yếu là dân tộc tày, nùng và một số là dân tộc hoa với 10.852 người. Kinh tế hàng năm chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán. Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều.

Xã Hoàng Đồng có vị trí địa lý thuận lợi, cùng với hệ thống cơ sở hạ

tầng thương đối phát triển, nhất là có đường quốc lộ 1A mới chạy qua tạo

điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa xã với các xã khác, phường khác trong thành phố và các vùng phụ cận.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoàng Đồng có nhiều đồi núi với độ cao trung bình 200 - 250m, nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng. Hơn ¾ điện tích là đồi núi và với kiểu địa hình tích tụ bởi sông Kỳ Cùng.

Địa thế của xã thấp nhiều về phía nam, các khe suối đều có nước chảy quanh năm nên sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên địa hình của xã không bằng phẳng, nên ảnh hưởng không nhỏđến quá trình khai thác và sử dụng đất đai.

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Hoàng Đồng mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía bắc. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu

ở xã chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 đến tháng 9 và mua đông hanh khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 20.20C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 38.50C và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C.

- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1410mm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 và tháng 9 lượng mưa thường trên 150mm/tháng.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 82%, tháng 7,8,9 có độ ăm tương

đối cao 84,85% và tháng 11,12 và tháng 01 có độẩm tương đối thấp 78%. - Xã chịu ảnh hưởng khí hậu miền Bắc nên mùa đông có nhiều đợt rét

đậm rét hại, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Với nền nhiệt độ không cao lượng mưa thấp, khí hậu Hoàng Đồng không gây những trở ngại nghiêm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp so với nhiều vùng khác trong tỉnh.

3.1.1.4. Thủy văn

- Mạng lưới thủy văn của Hoàng Đồng gồm có sông Kỳ Cùng đây là nguồn nước chính để phục vụ tưới tiêu, sản xuất của xã. Ngoài ra xã có các khe suối và 4 đập thủy lợi: Nà Tâm, Nà Kèo, Lục Khoang, Phai Chia. Nhìn chung, mật độ khe suối và hồ thủy lợi chưa nhiều nên chưa đáp ứng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đặc biệt chưa kích thích được sản xuất xen canh tăng vụ.

3.1.1.5. Tình hình phân bổ và sử dụng đất năm 2013

Xã Hoàng Đồng với ¾ diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp do vậy lâm nghiệp là ngành chiếm phần lớn đất tự nhiên. Qua bảng tình hình sử dụng đất năm 2013 dưới đây ta thấy Hoàng Đồng là một xã có diện tích lớn 2501.30ha diện tích đất tự nhiên. Do Hoàng Đồng đang thực hiện một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số dự án quy hoạch đô thị lớn. Nó làm ảnh hưởng không ít đến quá trình sản xuất của người dân.

Bảng số 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Hoàng Đồng năm 2013

( Đơn vị tính: ha ) Chỉ tiêu Năm 2013 SL CC (%) Tổng diện tích tự nhiên 2501.30 100 I. Đất nông nghiệp 1879.41 75.13 1. Đất sản xuất NN 502.18 26.72 - Đất trồng cây hàng năm 316.21 62.97 - Đất trồng cây lâu năm 185.97 37.03 2. Đất lâm nghiệp 1371.03 72.95

II. Đất phi nông nghiệp 600.37 24.01

III. Đất chưa sử dụng 21.52 0.86

(Nguồn: Ban địa chính xã Hoàng Đồng năm 2014)

(Nguồn: Ban địa chính xã Hoàng Đồng)

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Hoàng Đồng năm 2013

Qua biểu đồ trên cho thấy đất dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất chiếm 75.13% diện tích đất tự nhiên, nhưng dựa vào bảng 3.1 ta

thấy diện tích đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là đất trồng rừng chiếm 72.92% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chi có 26.72% là đất sản xuất nông nghiệp đó chủ yếu là các loại cây lúa, ngô, sắn, rau màu…và một số cây khác như mía…, diện tích đất chưa sử dụng còn rất nhỏ chiếm 0.86%. Diện tích đất phi nông nghiệp còn nhiều trên 24%.

3.1.2. Tình hình sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội

3.1. 2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Thực hiện quyết đinh số: 3768/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách của nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐNĐ ngày 28 tháng 12 năm 2012 của HĐND xã Hoàng Đồng khóa XIX kỳ họp thứ 5, về

nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2013. UBND xã Hoàng Đồng đã chủ động triển khai kế hoạch công tác quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và chương trình công tác năm 2013. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực trồng trọt

Chỉđạo nhân dân địa phương chăm sóc rau màu các loại đã trồng, tranh thủ thời tiết thuận lợi làm đất trồng ngô xuân và gieo cấy lúa xuân. Qua bảng dưới đây có thể thấy lúa là cây trồng chủ yếu của xã. Xã thâm canh lúa hai vụ

là vụ xuân và vụ mùa đạt năng xuất và sản lượng lớn. Qua bảng ta thấy tổng diện tích gieo trồng lúa hai vụ cấy được 282.5ha lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất. Năng suất đạt 47.9 tạ/ha, do được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo xã đến công tác áp dụng KHKT vào trong sản xuất, chọn giống lúa phù hợp với khí hậu và đạt được năng suất cao. Công tác bảo vệ thực vật và tập huấn cho người dân cũng được chú trọng. Ngoài những cây trồng chính như lúa, ngô, sắn, khoai lang và rau màu thì xã còn mở rộng trồng những loại cây như gừng có tổng diện tích là 7.6ha, mía là 1.16ha, khoai sọ là 1.38ha. Giúp cho người dân tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Bảng số 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Lúa Ngô Rau màu Sắn Khoai lang Diện tích Ha 282.51 92.84 63.98 30.4 19.54 Năng suất Tạ/ha 47.9 47.8 165.8 94.7 45.9 Sản lượng Tấn 1329.7 397.9 1151.4 313.5 96.7 Tổng diên tích gieo trồng Ha 499.41

(Nguồn: ban thống kê xã Hoàng Đồng)

Ngoài việc tìm ra các giống mới tăng năng suất thì xã còn thực hiện don kênh mương thủy lợi để phục vụ tốt nước tưới tiêu cho bà con trong xã. Có 10 thôn ra quân làm thủy lợi đầu xuân với chiều dài mương là 8.600m, khối lượng bùn đất nạo vét 38m3, phát dọn hai bờ mương 4.700m. Xã đã kết hợp với xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi thành phốđể mở nước các hồđập để phục vụ bà con sản xuất nông nghiệp kịp thời vụ. [15]

Lĩnh vực lâm nghiệp

Với diện tích đồi núi lớn xã Hoàng Đồng đã triển khai nhiều chương trình khuyến khích bà con trong rừng phủ xanh đồi trọc và mang lại hiệu quả

kinh tế cao. Xã đã triển khai cho 20 thôn về trồng rừng phân tán năm 2013,

đến nay đã trồng được 35.100 cây gồm bạch đàn, keo, thong với diện tích 18ha, đạt 120% kế hoạch. Do làm tốt công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn xã nên trong năm không để xảy ra vụ cháy nào. [15]

Lĩnh vực chăn nuôi

Xã Hoàng Đồng có ¾ diện tích là đồi núi rất phù hợp để phát triển những đàn gia xúc lớn trên địa bàn. Theo số liệu thống kê năm 2013 của UBND xã thì tổng đàn trâu, bò có 289 con, đạt 72.25%. Số lượng này so với năm 2012 giảm 92 con. Nguyên nhân chính là do diện tích đồng cỏ chăn nuôi bị thu hẹp, thời tiết khắc nghiệt làm cho gia xúc chết nhiều gây thiệt hại lớn cho người dân. Tổng số đàn lợn trên xã có 8.364 con đạt 139.4% kế hoạch. Ngoài ra đàn gia cầm có 35.245 con đạt 107% kế hoạch. Tổng số máy cày tay trên xã là 179 chiếc. [15]

UBND xã thường xuyên phối hợp với trạm thú ý thành phố tiêm phòng dịch bệnh và phun thuốc khử trùng với diện tích là 3.538m2, hướng dẫn nhân dân tổng vệ sinh chuồng trại và chữa trị bệnh cho gia xúc, gia cầm theo hướng dẫn của trạm thú y thành phố. Do thực hiện tốt các biện pháp phòng chống và chữa trị bệnh cho gia xúc, gia cầm nên trong năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Lĩnh vực thương mại dịch vụ

Xã Hoàng Đồng là một xã nằm giáp với thành phố nên việc phát triển dịch vụ rất phát triển và hoạt động thương mại dịch vụ rất được quan tâm chỉ đạo, UBND xã đã phối hợp với các ban ngành của Thành phố, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động quảng bá thương mại dịch vụ khuyến khích các công ty, các

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 44)