Thiết lập phác đồ tối ưu cho các kháng sinh mới và các kháng sinh đang được sử

Một phần của tài liệu Tổng quan dược động học dược lực học của kháng sinh nhóm beta lactam và tính ứng dụng trong lâm sàng (Trang 27)

được sử dụng

Xác định các thông số PK/PD và độ lớn cần thiết của chúng để đạt hiệu quả điều trị rất hữu dụng cho việc chọn lựa phác đồ liều ở pha 3 thử nghiệm lâm sàng cho các kháng sinh mới, đánh giá lại phác đồ của các kháng sinh đang được sử dụng hiện giờ, do sự giảm tính nhạy cảm của vi khuẩn hay do chưa được nghiên cứu cụ thể từ trước [32].

Với các kháng sinh có hiệu quả phụ thuộc vào %T>MIC như beta-lactam thì để tối ưu hoá điều trị phải tối ưu hoá khoảng thời gian vi khuẩn phơi nhiễm với kháng sinh ở nồng độ trên MIC, bằng cách đưa một liều đủ lớn và thường xuyên, thậm chí là truyền liên tục [34]. Truyền liên tục có thể giữ nồng độ thuốc trong huyết tương luôn cao hơn MIC trong suốt 24 giờ. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng chứng minh truyền liên tục cho phép tổng liều thuốc sử dụng hàng ngày thấp hơn so với việc đưa thuốc gián đoạn và cải thiện tác dụng kháng khuẩn với các tác nhân gây bệnh ít nhạy cảm. Ví dụ với ceftazidime, để đạt được hiệu quả điều trị tương đương, truyền liên tục chỉ cần 3–4 g/ngày, trong khi đưa thuốc gián đoạn cần tới 6g/ngày. Truyền liên tục với liều cao ampicilin đã được chứng minh là thành công khi điều trị những chủng vi khuẩn đã kháng ampicilin (MIC = 32–64 mg/L) của Enterococcus faecium kháng vancomycin [32].

Với các kháng sinh mà hiệu quả điều trị được dự đoán bằng thông số Cpeak/MIC, như các kháng sinh nhóm aminoglycosid, thì để tối ưu hoá điều trị, phải đưa liều sao cho đủ lớn để tạo ra một Cpeak cao, mà không gây độc tính. Có thể đưa liều không thường xuyên hoặc thậm chí là một lần một ngày [34]. Liều dùng một lần/ngày còn giảm được tác dụng phụ trên thận và thính giác của các

kháng sinh aminoglycosid do việc hấp thu thuốc vào các tế bào ống thận và nội dịch tai giữa nhiều hơn khi nồng độ thuốc được duy trì trong một khoảng thời gian dài. Hầu hết các phân tích meta của các thử nghiệm lâm sàng đều chứng minh rằng chế độ dùng thuốc một lần/ngày có hiệu quả lâm sàng cao hơn và giảm độc tính trên thận đáng kể. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh các độc tính trên thận diễn ra chậm vài ngày khi dùng 1lần/ngày so với khi dùng nhiều lần/ngày [32].

Đặc biệt là với các kháng sinh cũ được cấp phép trước khi chưa có các thử nghiệm lâm sàng, không có sẵn các thông tin về mối quan hệ phơi nhiễm – đáp ứng của các thuốc này để tối ưu hoá phác đồ liều và đánh giá xem phác đồ liều hiện tại có tối ưu hay thậm chí là có hiệu quả không. Sự thay đổi phác đồ liều là một vấn đề đáng quan tâm vì những kháng sinh cũ đang bị kháng cao, đặc biệt là trên những vi khuẩn Gram âm. Trong nhiều trường hợp vi khuẩn đã kháng tất cả những kháng sinh đang được sử dụng thì các kháng sinh cũ lại được sử dụng như một biện pháp cuối cùng. Ví dụ như với các chủng sinh beta-lactamase phổ rộng thì các kháng sinh cũ như colistin và fosfomycin được sử dụng mà không có một sự chắc chắn nào về phác đồ đang được sử dụng. Việc đánh giá lại các thuốc này là cấp thiết, bao gồm mối quan hệ PK/PD để tối ưu hoá liều [27].

Một phần của tài liệu Tổng quan dược động học dược lực học của kháng sinh nhóm beta lactam và tính ứng dụng trong lâm sàng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)