Một số phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)

nông sản trên địa bàn huyện Bảo Lạc

4.5.2.1. Giải pháp phát triển tập trung và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Bảo Lạc là huyện có lợi thế để sản xuất nhiều loại mặt hàng nông sản như lúa, đậu tương, ngô, lạc…nhưng hiện nay việc sản xuất của nhân dân còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún chưa được tập trung phát triển thành các vùng chuyên canh. Hiện tại trên địa bàn huyện mới có các cơ sở chế biến nguyên liệu sắn nhưng với quy mô nhỏ, các sản phẩm nông sản khác như lúa, ngô, đậu tương, lạc chưa có cơ sở chế biến, sản phẩm chỉ được sơ chế qua rồi tiêu thụ trên thị trường.

- Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa nông sản của vùng thông qua việc đầu tư vào các ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống, ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch nhằm chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

- Một trong những giải pháp cơ bản nhằm tập trung và liên kết sản xuất, tiêu thụ cho nông sản là xây dựng mối liên kết giữa Nhà khoa học, nhà Nông, nhà Doanh nghiệp và Nhà nước trong sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản.

Thực hiện tốt các mối liên kết trên sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân, đảm bảo nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Để khắc phục những bất cập trong việc tự ý phá vỡ hợp đồng, không thực hiện các cam kết đã ký từ phía người dân và các cơ sở chế biến cần phải

đề cao tính pháp lý ràng buộc các bên thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, cần phải tính đến sự liên kết phải xuất phát từ tính tự nguyện của các bên, đôi bên cùng có lợi. Sự đảm bảo cam kết trong các hợp đồng nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông sản.

4.5.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh

Các sản phẩm nông sản của huyện Bảo Lạc được sản xuất với số lượng nhiều nhưng sản phẩm chưa có thương hiệu do khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại so với các địa phương khác còn thấp, sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường. Do vậy cần có các giải pháp cụ thể gắn với hoạt

động sản xuất:

- Cải tiến giống cây trồng: Phải đảm bảo có đủ giống và giống có chất lượng tốt cung cấp cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm nông sản.

- Hiện đại hóa phương thức canh tác, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của huyện Bảo Lạc, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng các sản phẩm nông sản và phát triển mặt hàng nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Hiện đại hóa các phương thức canh tác gắn liền với việc quy hoạch tập trung vào các vùng chủ lực của huyện Bảo Lạc để biến các lợi thế vềđất đai, thổ nhưỡng của vùng thành lợi thế kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, thâm canh hóa.

- Do tính chất đa dạng của các sản phẩm nông sản và tình trạng sản xuất phân tán, khâu chế biến nông sản rất khó thực hiện. Do đó, cần phải đầu tư một cách tập

trung và thích ứng với từng loại sản phẩm như đậu tương, lạc để sản phẩm mang lại hiệu quả cao.

- Tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn cho từng mặt hàng nông sản và nhanh chóng đưa vào áp dụng các chuẩn để cho ra các sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao. Các tiêu chí để xây dựng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng nông sản là: có

độđồng đều, đẹp, an toàn (dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón…), độổn định của chất lượng, giá cả.

- Đảm bảo về giống, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật thu hái, công nghệ sau thu hoạch, tiêu chuẩn phân loại, chế biến đểđảm bảo tuân thủđúng các tiêu chuẩn đã đề

ra hoặc đã ký kết trong hợp đồng, hoặc các yêu cầu của thị trường đối với các mặt khác nhau trong thị trường nội địa và trong xuất khẩu. Có như vậy mới đảm bảo khả

năng cạnh tranh và tiêu thụ nông sản ở mức độ hàng hóa.

- Nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các loại hàng hóa nông sản trên địa bàn huyện. Một mặt hàng có thương hiệu sẽ có tính cạnh tranh cao trên thương trường, tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản của vùng, nơi sản xuất. Uy tín cao của thương hiệu sẽ tạo sự trung thành của khách hàng với hàng hóa của người sản xuất và là điều kiện rất quan trọng để thâm nhập vào các thị trường mới.

4.5.2.3. Giải pháp phát triển các phương thức tiêu thụ nông sản

Cần có các giải pháp triển các phương thức tiêu thụ nông sản nhằm gia tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa cho các nông hộ trên địa bàn huyện.

- Giảm thiểu việc tiêu thụ nông sản qua phương thức trao đổi phân tán (tiêu thụ

sản phẩm thông qua việc thu gom hàng hóa của các thương lái) vì phương thức này hạn chế sự phát triển sản xuất ở mức độ hàng hóa, khó cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển mạnh phương thức bán hàng trực tiếp cho các cơ sở chế biến nông sản. Đây sẽ là nơi kết thúc việc tiêu thu gom, quy tụ hàng nông sản, nơi khởi

lẻ tại các địa phương hoặc các tỉnh thành khác trong cả nước, hóp phần phát triển sản xuất và lưu thông các mặt hàng nông sản.

- Phương thức liên kết tiêu thụ: Liên kết trong tiêu thụ nông sản thông qua việc ký kết hợp đồng. Phát triển phương thức đại lý mua bán, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa đại lý và doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản. Tổ chức mạng lưới của doanh nghiệp trong đó thành phần chủ yếu là các hợp tác xã, các cá nhân và hộ kinh doanh.

4.5.2.4. Giải pháp về chính sách a/ Chính sách đất đai

Khai thác hợp lý quỹđất và các nguồn lực, cần tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung phụ thuộc vào sự thích hợp của loại nông sản với điều kiện tự nhiên của các xã khác nhau. Từ đó phát huy nội lực của nhân dân bỏ vốn thâm canh trồng, chăm sóc chế biến sản phẩm nông sản đạt chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, tạo nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Chính sách đầu tư

Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng hơn tới phát triển các công trình thủy lợi, tưới tiêu cho cây công nghiệp (lạc, đậu tương). Xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ thương mại, gồm đường xá, hệ thống thông tin liên lạc, các chợ, trung tâm buôn bán hàng nông sản, kho chứa và bảo quản chế biến nông sản, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng hàng nông sản. Đào tạo nguồn nhân lực bằng cách tăng cường đào tạo lực lượng nông học cho từng chủng loại nông sản để đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

c/ Chính sách tín dụng, thuế

Làm rõ cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nhằm thiết thực hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dãn cụ thể nông dân, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tiếp cận các nguồn tín dụng thương mại, ưu tiên cho vay vốn để kinh doanh nông sản và vật tư

nông nghiệp.

d/ Chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản

Sản xuất các sản phẩm nông sản như chè, đậu tương, thảo quả là một trong những thế mạnh của nông dân trong huyện. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chính quyề địa phương cần chủ động tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở chế biến để từđó định hướng, quy hoạch vùng sản xuất phù hợp. Hỗ trợ nông dân các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, vật tư nông nghiệp, tìm hiểu và tiếp cận thông tin thị trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp phá vỡ hợp đồng.

Để tạo mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa sản xuất với tiêu thụ, chế biến nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia có vai trò rất quan trọng để cơ sở chế biến có đủ nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến, đồng thời người nông dân sẽ có thị trường tiêu thụ, yên tâm đầu tư sản xuất sản phẩm nông sản.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)